Phi (hậu cung)

Phi
Nga Hoàng và Nữ Anh - hai vị chính phi huyền thoại của Đế Thuấn
Tên tiếng Trung
Phồn thể
Tên tiếng Nhật
Kanji
Kana
Kyūjitai
Shinjitai
Tên tiếng Triều Tiên
Hangul
Hanja

Phi (chữ Hán: 妃; Kana: ひ; Hangul: 비) là một xưng hiệu thuộc Hoàng thất và Vương thất của khối quốc gia thuộc vùng văn hóa chữ Hán như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn QuốcNhật Bản. Điểm đặc biệt nhất của danh xưng này là có thể dùng như một danh từ lẫn tước vị cho cả chính thấtthiếp của các vị vua.

Từ thời Thượng Cổ tại Trung Quốc, "Phi" đã có nghĩa là chính thất của các vị vua chúa thời cổ hoặc Thiên tử thời nhà Chu. Kể từ sau chế độ hậu cung nhà Đường, danh xưng Phi lại dần trở thành tước hiệu chỉ đến các phi tần có địa vị cao của Hoàng đế, thường chỉ dưới bậc Hoàng hậu. Ngoài ra, "Phi" còn chỉ đến chính thất của các tước Vương, bao gồm Quốc vương hay các hoàng tử được thụ tước Thân vương, như các vị chính thất của quốc vương nhà Triều Tiên đương thời đều là "Phi", sau khi qua đời mới truy phong làm Vương hậu.

Theo dòng lịch sử phát triển, danh vị "Phi" có các biến thể như Trắc phi, Thái tử phi, Vương phi, Hoàng quý phi, Quý phi hay Thái phi. Thường gia đình các Phi tần gọi là Quốc thích.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Về mặt chữ Hán, từ "Phi" nghĩa là phối ngẫu, ý chỉ đến chính thê hay vợ cả. Sách Nghi lễ, phần Thiếu lao lễ (少牢礼) có viết:"Mỗ phi, Mỗ thê dã"[a], còn sách Thái bình ngự lãm đời Tống trích từ "Bạch hổ thông" (白虎通) định nghĩa: "Phi, ý là phối ngẫu"[1]. Những điều này đã khẳng định danh xưng "Phi" thời xưa cũng dùng để gọi người chính thê.

Từ thời Thượng Cổ, sang thời nhà Hạnhà Thương, đã xuất hiện danh xưng "Phi" dùng để gọi nguyên phối của các vị quân chủ, như Luy Tổ là vợ cả của Hoàng Đế, hay như hai chị em ruột Nga Hoàng cùng Nữ Anh của Đế Thuấn, Thái Tự vợ cả của Chu Văn vương Cơ Xương, cũng đều được gọi là "Phi"[2][3][4]. Tuy về sau định nghĩa về "Phi" trở thành một tước vị dành cho các phi tần, nhưng nguyên bản ý nghĩa của từ này lại rất cao, sách Xuân Thu Tả Truyện chính nghĩa có diễn giải rằng:"Phi tường là bậc quý; còn Tần ngự là bậc tiện"[5].

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ thời nhà Chu, chính phi của các vị Thiên tử được dùng tôn xưng mới là Vương hậu, từ "Phi" như một danh từ tương tự như Thê (妻) hoặc Phụ (婦) để nói về địa vị người vợ chính của Thiên tử hoặc chư hầu, còn "Vương hậu" là tước vị chính thức của "Thiên tử phi", sách Lễ ký phần "Điển lễ" có ghi rõ là "Thiên tử chi Phi gọi là Hậu"[6]. Bước sang thời nhà Tầnnhà Hán, Tần Thủy Hoàng khai sinh ra một thời kì Đế quốc với Hoàng đếHoàng hậu trở thành chí tôn, các vị thiếp được gọi là "Phi" mà theo các cấp bậc như Phu nhân, Tiệp dư, Chiêu nghi hoặc đơn giản là họ thật kèm danh xưng (姬). Trong thời gian này, danh xưng "Phi" liền trở thành danh xưng nói về các chính thê của các hoàng đế, tức là hai cách gọi Đế phi (帝妃)[7][8][9]Thiên tử phi (天子妃)[10]; các chính thê của hoàng tử chư hầu ngẫu nhiên cũng được gọi là Chư hầu phi (諸侯妃)[10][11]. Về phương diện tước hiệu, "Phi" trở thành tước vị chính thức dành cho chính thê của Thái tử, tức Thái tử phi (太子妃)[12][13].

Thời Tào Ngụynhà Tấn, Tào Ngụy Minh Đế Tào Duệ thiết lập danh vị Thục phi. Lúc này hậu cung Tào Ngụy giống triều Hán, chia thứ bậc hậu phi theo "Đẳng giai" (等階), thiết kế Thục phi vị ngang Tướng quốc, tước so với chư hầu vương[14][15]. Sự xuất hiện của "Thục phi" đánh dấu việc lần đầu tiên tước Phi xuất hiện như một tước hiệu của phi tần, và cũng từ đây thì danh xưng này không còn là danh từ đặc thù chỉ riêng chính thê của hoàng đế nữa mà trở thành vị hiệu cho các phi tần có địa vị cao trong hoàng thất, sách Nam Tề thư còn đặc biệt định nghĩa rằng: "Phi, là danh xưng của bậc Á hậu vậy thay"[16].

Thời Lưu Tống, lần đầu tiên xuất hiện danh vị Quý phi, vị ngang Tướng quốc; cùng Quý tần, vị ngang Thừa tướng và Quý nhân vị ngang Tam tư, hợp xưng Tam phu nhân[17], các triều Nam Lương, Nam Trần, Bắc Tề hay Bắc Chu về sau đều thiết mô hình có từ Chu lễ là: "Tam phu nhân, Cửu tần, Nhị thập thất Thế phụ và Bát thập nhất Ngự nữ"[18]. Và sau trong các thiết đặt này thì các tước Quý phi cùng Thục phi thường đều là hàng Tam phu nhân. Sang nhà Tùynhà Đường, chế độ phi tần tiếp tục mô phỏng theo Chu lễ, hàng vị Tam phu nhân lúc này bao gồm hai tước Quý phi và Thục phi, cùng Đức phiHiền phi tạo thành Tứ phi (四妃), cũng chính thức đem tước vị hậu cung án theo "Phẩm trật" (品秩) như quan viên, Tứ phi thuộc Chính nhất phẩm[19]. Thời kỳ Đường Cao Tông Lý Trị muốn nâng Võ Chiêu nghi làm Thần phi (宸妃) nhưng không thành[20]. Sang đời Đường Huyền Tông Lý Long Cơ, vì cảm thấy "Hậu phi là ứng Tứ tinh không thể có Tứ phi" nên cho sửa thành Tam phi, phân biệt có Huệ phi (惠妃), Lệ phi (麗妃) và Hoa phi (華妃), còn đặt vai trò Tam phi án theo Chu lễ[21]. Thế nhưng khi quyết định phong vị hiệu cung phi cho Dương Thái Chân, Huyền Tông lại đưa hệ thống về như cũ và phong Dương thị làm Quý phi. Các thời sau là nhà Tống, nhà Kimnhà Liêu tiếp tục duy trì chế độ nhà Đường, lại thêm một số danh hiệu như "Xu phi" (姝妃), "Nhu phi" (柔妃), "Ôn phi" (溫妃), "Văn phi" (文妃), "Sùng phi" (崇妃) cùng "Chiêu phi" (昭妃), vẫn thường duy trì chế độ phẩm trật của triều Đường[22]. Triều đại nhà Nguyên thiết trí hậu cung rất đơn giản, dưới "Hoàng hậu" là hàng "Phi tử", hơn nữa người Mông Cổ không kỵ việc gọi tên nên cả hoàng hậu lẫn phi tử cũng được ghi lại với phiên âm chữ Hán từ tên gốc Mông Cổ, không dùng phong hiệu như các triều đại Hán hóa, ví dụ có "Hốt Thắng Hải phi tử" (忽勝海妃子) của Thành Cát Tư Hãn.

Sang hai đời nhà Minhnhà Thanh, hậu cung không thiết trí "Phẩm trật" như Đường-Tống mà chỉ phân cấp bậc trên dưới theo "Đẳng giai" như của thời Hán-Ngụy, bậc "Phi" thuộc hàng cao nhất sau Hoàng hậu, ở trên bậc Tần, theo thời gian phát sinh còn có thêm hai bậc "Phi" khác là Quý phiHoàng quý phi. Nhân số hậu phi có được tước "Phi" vào thời Minh không quy định cụ thể như Đường-Tống, số lượng người thụ tước "Phi" thường rất đông đảo, thứ tự của họ đều lấy chữ trong phong hiệu để luận trước sau[23]. Ngoài ra, triều Minh bắt đầu gọi các phi tần của hoàng đế là Hoàng phi (皇妃)[24][25]. Hậu cung thời Thanh có quy định cụ thể hơn, từ tước Tần trở lên thì các bậc đều quy định nhân số, như Tần là 6 người; Phi là 4 người; Quý phi là 2 người và Hoàng quý phi chỉ có 1 người[26]. Tuy nhiên, bởi vì chuyện sách phong ra sao, số lượng bao nhiêu thông thường cũng đều tùy ý hoàng đế, hai đời Khang HiCàn Long nhà Thanh từng phong vượt quá số quy định tước Phi, như một lúc có 5 vị Phi hoặc 6 vị Phi, hoàn toàn không theo quy tắc đã định sẵn. Ngoài cuối cùng thụ phong "Phi" trong lịch sử Trung Quốc là Văn Tú, được Tốn Hoàng đế Phổ Nghi ban hiệu Thục phi.

Ngoài chính thê của Thái tử, "Phi" cũng dùng để gọi Thê thiếp của các hoàng tử vương. Suốt thời kỳ Tây Hán, các hoàng tử đều là chư hầu vương thế tập tại đất phong nên chính thê của họ đều là vương hậu, "Phi" là đặc xưng của Thái tử phi tại kinh sư. Tuy nhiên từ cuối đời Đông Hán, các vị chính thê của các chư hầu vương đã bắt đầu giáng xuống làm vương phi, như sinh mẫu của Hán Chất Đế Lưu Toản là Trần phu nhân thụ phong tước Bột Hải Hiếu vương phi (渤海孝王妃)[27] và chính thê của Hán Thiếu Đế Lưu Biện là Đường Cơ được phong Hoằng Nông vương phi (弘農王妃)[28]. Tuy vậy, hai tước vị này của Trần thị và Đường thị lại chỉ mang ý nghĩa tấn tặng, vì thời điểm hai người thụ tước thì chồng đều đã qua đời. Sau thời Hán mà bước sang Ngụy-Tấn, có chính thê của Ngụy Minh Đế Tào Duệ khi còn là Bình Nguyên vương là Ngu phi, hay như Trương phi - chính thê của Nam Dương vương Tôn Hòa. Từ đó, các chính thất của hoàng tử tước vương cũng được phong tước phi như chính thất của thái tử. Và để biểu thị vị trí vợ cả, chính thê của hoàng tử vương được nhấn mạnh là Chính phi (正妃), các thiếp có địa vị cao được gọi là Trắc phi (側妃) hoặc Thứ phi (次妃), phận dưới nữa là Thứ phi (庶妃)[b]. Bởi vì giữa các chính thất cũng phân biệt "Nguyên phối" cùng "Kế phối" (xem kĩ bài Vợ), nên các chính phi cũng phân biệt nguyên phối là Nguyên phi (元妃) cùng kế phối là Kế phi (繼妃)[29][30][31]. Ngoài ra còn có cách gọi chính phi là Đích phi (嫡妃), thời kỳ nhà Thanh đặc biệt dùng cho các Đích Phúc tấn vì để biệt lập với các vị thiếp có địa vị cao là các Trắc Phúc tấn - văn bản chữ Hán gọi "Trắc phi"[32]. Tuy nhiên danh xưng này thường chỉ dùng cho chính phi là nguyên phối[33], những kế thất chỉ được dùng "Kế phi" để phân biệt[34].

Các nước đồng văn

[sửa | sửa mã nguồn]

Các quốc gia Nhật Bản, Hàn QuốcViệt Nam đều dùng chữ Hán và chế độ Trung Hoa để thiết đặt nền quân chủ, tước "Phi" do đó cũng xuất hiện trong hệ thống tước hiệu. Tại Nhật Bản, danh vị "Phi" đã xuất hiện từ thời Heian, chỉ dùng cho Phi tần vốn là con cháu hoàng thất, có 2 người tại vị và dưới bậc Hoàng hậu. Sau thời Heian, hoàng thất Nhật Bản bỏ đi danh vị "Phi" trong hệ thống hậu cung của Thiên hoàng, thay vào đó là danh xưng Nữ ngự (女御). Tuy vậy, hoàng gia Nhật Bản tiếp tục giữ "Phi" để gọi các chính thất của các hoàng tử tước thân vương cùng hoàng thân tước vương, bởi vì hoàng thất Nhật Bản chia địa vị "Thân vương""Vương" rất chặt chẽ, cho nên chính thất của hai tước vị này có phân biệt là Thân vương phi (親王妃; しんのうひShinnō hi) và Vương phi (王妃; おうひOu hi), cả hai đều dùng kính xưng Điện hạ.

Ở Hàn Quốc, các vị Vua của nhà Triều Tiên xưng làm Vương và chịu làm chư hầu cho nhà Minh và nhà Thanh, vì vậy họ theo lễ nghi gọi chính thê của quốc vương là vương phi, qua một đời Quân chủ thì trở thành vương đại phi, chỉ sau khi vị vương phi ấy qua đời thì mới được truy phong tước hiệu vương hậu. Khi Triều Tiên Cao Tông xưng Hoàng đế, lập nên Đế quốc Đại Hàn, lần đầu tiên Nội mệnh phụ của Triều Tiên mới có danh vị là "Phi" dành cho Hậu cung mà không phải chính thê, ví dụ như Thuần Hiến Hoàng quý phi Nghiêm thị của Cao Tông. Các triều đình trong lịch sử Việt Nam luôn mô phỏng chế độ Hán-Đường, ngoài hậu cung tần phi thì các thê thiếp của vương hầu đều gọi là vương phi, chính phi và thứ phi. Thời kỳ Lê Sơ, đặt định hậu cung dựa vào Chu lễ, dưới Hoàng hậu quy định Tam phi gồm "Nguyên phi", "Thần phi""Huệ phi"[35], từ thời kỳ Lê Thánh Tông lại đổi Tam phi thành Quý phi (貴妃), Minh phi (明妃) và Kính phi (敬妃), lấy đó làm phép truyền về sau. Sang thời kì Lê trung hưng, các chúa Trịnh tuy phụng thờ vua Lê, các vua Lê cũng trở thành hoàng đế trên danh nghĩa, nhưng chúa Trịnh vẫn có ý chuyên quyền khi đặt định chế độ thị thiếp Cung tần trong phủ chúa không kém nhà Lê, thậm chí còn có các danh xưng tương tự trong cung. Các bà vợ của chúa Trịnh được gọi là "Chính phi" hoặc "Thứ phi", sau khi qua đời thì họ được ban chữ thụy hiệu mang nghĩa diễn tả như "Hiền phi" hoặc "Thục phi"[36], thậm chí có trường hợp mẹ của chúa Trịnh được ban hiệu riêng, như Đặng Thị Huệ được tôn Tuyên phi (宣妃) dưới thời con trai Điện Đô vương Trịnh Cán[37]. Các chúa Nguyễn cát cứ ở phía Nam, trước khi Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát xưng Vương thì cũng có tình trạng sử dụng luôn huy hiệu của hoàng gia nhà Lê như một dạng vinh hiệu dùng để truy phong cho các chính thất hoặc sinh mẫu các Chúa, ví dụ như bà Tống Thị Được được truy tặng Từ Huệ Minh phi Liệt phu nhân (慈慧明妃列夫人), sau dưới thời Vũ vương thì bà mới được sửa thành Từ Huệ Cung Thục Ý Đức Kính phi (慈惠恭淑懿德敬妃).

Thời kỳ nhà Nguyễn, Vua Gia Long vẫn tạm dùng hệ thống từ thời chúa Nguyễn, nhưng việc gia phong tương đối hỗn loạn. Sau thời kỳ Minh Mạng, triều Nguyễn đặt 9 bậc cung giai, trong đó hai bậc "Phi" trong nội cung, gọi là Nhất giai Phi (一階妃) và Nhị giai Phi (二階妃), trên tất thảy có Hoàng quý phi với địa vị tương tự Hoàng hậu. Mỗi hàng "Phi" thời Nguyễn có 3 hoặc 4 người, được phân cao thấp ngay trong cùng 1 giai bởi phong hiệu, mà phong hiệu thay đổi tùy vào thời kỳ mà không cố định. Ví dụ quy định vào năm Minh Mạng thứ 17 (1836), hàng Nhất giai Phi có: Quý phi (貴妃), Hiền phi (賢妃), Thần phi (宸妃). Cả ba tước này tuy cùng 1 giai nhưng "Quý phi" là đứng đầu, sau đó tới Hiền phi rồi Thần phi. Sang năm Tự Đức lại thay đổi, hàng Nhất giai Phi gồm: Thuận phi (順妃), Thiện phi (善妃), Nhã phi (雅妃); lúc này "Thuận phi" đứng đầu, tới "Thiện phi" rồi "Nhã phi", sau nữa đến hàng Nhị giai Phi là gồm các vị hiệu khác nhau. Rất nhiều vị được xem là chính thất của hoàng đế nhà Nguyễn chỉ được thụ phong làm "Phi", như bà Từ Dụ Hoàng thái hậu được Vua Thiệu Trị nói rõ trong di chiếu "Là nguyên phối của Trẫm", nhưng khi nhà vua lên ngôi thì bà Từ Dụ vẫn chỉ được phong làm "Thành phi", dần thành "Quý phi", và chỉ được truy tôn Hoàng hậu sau khi qua đời.

Danh vị Thái phi

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh vị Thái phi (太妃) sớm nhất là vào thời Đông Hán[38]. Khi ấy, triều đình Tào Ngụy muốn định lại danh hiệu cho mẹ các hoàng tử, vốn là Vương quốc Thái hậu (王國太后), để tránh đụng chạm đến tước vị Hoàng thái hậu - danh vị thường dành mẹ của hoàng đế. Cuối cùng xuất hiện danh vị Vương quốc Thái phi (王國太妃)[39][40][41]. Sang thời Đông Tấn, danh vị "Thái phi" có chuyển biến mới trong trường hợp tôn phong của Chu Quý nhân, phi tần của Tấn Thành Đế Tư Mã Diễn và là sinh mẫu của Tấn Ai Đế Tư Mã Phi. Khi ấy, Hoàng hậu của Tấn Khang Đế Tư Mã Nhạc là Chử Toán Tử đã được dâng tôn làm Hoàng thái hậu, còn Chu Quý nhân không phải Hoàng hậu triều trước nên không thể được tôn Thái hậu, thế là triều đình nhà Tấn đi vào tranh luận vị hiệu dành cho bà. Ban đầu, Thái úy Hoàn Ôn đề nghị tôn là làm "Phu nhân", còn Thượng thư bộc xạ Giang Bân xin lập bà làm "Thái phu nhân", cuối cùng Ai Đế chọn "Hoàng thái phi", nghi phục đều như Thái hậu[42]. Kể từ lúc này, triều đình Trung Quốc có danh hiệu Hoàng thái phi (皇太妃), danh hiệu này dùng để tấn tôn cho sinh mẫu của các hoàng đế trong trường hợp trong cung đã có Hoàng thái hậu và triều đình không chấp nhận có hai bà thái hậu.

Sang thời nhà Đường, không có trường hợp nào sinh mẫu của hoàng đế là "Thái phi", mà chỉ có sinh mẫu của các hoàng tử vương, như Dương Quý phi của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sinh mẫu của Triệu vương Lý Phúc, nên tôn gọi là Triệu Quốc Thái phi (趙國太妃). Thời kỳ nhà Tống không lạm tước hiệu như các triều trước, các phi tần góa phụ của tiên đế cho dù có sinh được hoàng tử hay không thì họ vẫn được gọi theo tước vị vốn có, không còn trường hợp tôn phong thái phi. Cũng do triều Tống khởi đầu, các đời hoàng đế đôi khi vì biểu thị ân đức mà ban thêm tước vị cao hơn trong hệ thống cho các phi tần của tiên đế, ví dụ như: Lý Thần phi vốn chỉ là "Tài nhân" dưới thời Tống Chân Tông Triệu Hằng, sau khi Chân Tông qua đời thì được tiến phong "Thuận dung"; lại có Chiêu Tĩnh Quý phi Thẩm thị vốn chỉ là "Tiệp dư", sau được tiến phong "Sung viên", sau nhiều lần gia phong bởi Tống Nhân Tông Triệu Trinh thì bà dần đến Quý phi. Danh hiệu "Thái phi" dưới thời Tống là ám chỉ "Hoàng thái phi", dùng để tôn phong cho sinh mẫu là phi tần của hoàng đế trong trường hợp hoàng đế đã tôn đích mẫu làm Hoàng thái hậu[c]. Triều Tống có ba trường hợp tấn tôn Hoàng thái phi, một là Dương Thục phi vì có di chiếu của Chân Tông; thứ hai là sinh mẫu của Tống Triết Tông Triệu Hú là Chu Đức phi, khi ấy Hướng Hoàng hậu đã được tôn Hoàng thái hậu nên Chu thị được tôn là Hoàng thái phi; cuối cùng là trường hợp sinh mẫu của Tống Huy Tông Triệu Cát là Trần Quý nghi, khi Huy Tông lên ngôi thì bà được truy tôn làm Hoàng thái phi, sau khi Hướng Thái hậu qua đời thì Huy Tông truy tôn Trần thị làm Hoàng thái hậu. Ngoài ra, có một ngoại lệ dành cho sinh mẫu của Tống Cao Tông Triệu Cấu là Vi Hiền phi, do khi ấy không có đích mẫu là Hoàng thái hậu, nên Vi thị có thể được tấn tôn làm Hoàng thái hậu.

Từ thời nhà Minh đến thời nhà Thanh, sinh mẫu của hoàng đế vốn là phi tần của tiên đế đã có thể đồng tôn cùng làm "Hoàng thái hậu" với các đích mẫu hoàng hậu, không còn phải phân biệt khắt khe như lệ triều Tống. Bên cạnh đó, triều Minh và triều Thanh có thể sẽ tôn các phi tần có tước vị cao làm thái phi nếu trường hợp không có thái hậu, hoặc chỉ đơn giản là bày tỏ ân điển. Trường hợp này có Lưu Chiêu phi của Minh Thần Tông Chu Dực Quân, qua hai triều Thiên Khải cùng Sùng Trinh, Lưu phi đều được tôn gọi làm "Hoàng thái phi" và giữ ấn tỉ của thái hậu[43]. Bước sang triều đại nhà Thanh, có trường hợp đầu tiên là Thọ Khang Thái phi Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị, dưới thời Khang Hi được tôn làm thái phi và trở thành góa phụ phi tần đầu tiên được tôn xưng "Thái phi" bởi các hoàng đế triều Thanh[44]. Cũng là vì thông lệ này của triều Thanh, danh xưng "Thái phi" thường bị người đời hiểu chung là "Nhóm phi tần góa phụ của tiên đế", trong khi thực tế thì danh xưng này có lịch sử khá phức tạp.

Quốc gia đồng văn

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam, tuy không có ghi chép nhiều về danh vị "Thái phi" trong lịch sử, nhưng cho thấy rõ quy tắc ở triều đình Việt Nam đều phỏng theo nhà Tống. Sự xuất hiện của danh xưng "Thái phi" sớm nhất là ở thời kỳ nhà Lý, Ỷ Lan được tôn là Hoàng thái phi, trong khi Hoàng hậu Dương thị được tôn làm Hoàng thái hậu, sau khi Dương Thái hậu mất thì Ỷ Lan mới được tôn làm Hoàng thái hậu, đây là dựa theo quy tắc không đồng tấn tôn có phần giống với nhà Tống. Sang thời nhà Trần, có Chiêu Từ Hoàng hậu Trần thị, sinh mẫu của Trần Minh Tông, khi sinh thời là Hoàng thái phi, sau khi qua đời mới truy tôn làm Hoàng thái hậu. Khi chúa Trịnh có quyền thế và tự xưng tước Vương, mẹ của các chúa Trịnh đều được tôn danh vị Thái phi, trong khi các bà nội chúa Trịnh thì được dâng tôn tước vị rất mới là Thái tôn thái phi (太尊太妃)[45]. Thời nhà Nguyễn, sinh mẫu của Vua Hiệp Hòa là Thụy tần Trương Thị Thận được kiến nghị tôn phong Hoàng thái phi, bởi vì Vua Hiệp Hòa là con út của Vua Thiệu Trị, mà chính thất của ông là bà Từ Dụ vẫn còn sống và đang ở địa vị Hoàng thái hậu[d]. Hay như Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu, sinh mẫu của Vua Khải Định, ban đầu cũng được tôn làm Hoàng thái phi, về sau mới tôn làm Hoàng thái hậu.

Các quốc gia Triều Tiên, Nhật Bản đều ghi chép rất mơ hồ cách dùng tước vị này. Trong khi Triều Tiên dùng tước hiệu Vương đại phi cho Vương phi tiền nhiệm, thì Nhật Bản trước thời Thiên hoàng Daigo đều rất hiếm khi có chuyện Thiên hoàng tôn sinh mẫu khi vị sinh mấu ấy chưa từng là Hoàng hậu. Từ khi chính Thiên hoàng Daigo tôn dưỡng mẫu Fujiwara no Onshi làm "Trung Cung chức", đãi ngộ như Hoàng hậu, các đời Thiên hoàng về sau đã có thể thoải mái tôn sinh mẫu làm Hoàng thái hậu.

Quy chế gia phong

[sửa | sửa mã nguồn]

Các triều đại khi phong tước vị hay chức vụ đều phải tiến hành lễ phong tước, qua đó mới chứng nhận được thân phận của người có được tước vị hoặc chức vụ ấy. Phong tước cho Hoàng hậu cùng phi tần từ thời Hán đã dùng Sách (冊), trong đó ghi lời lẽ bằng chữ Hán do quan viên soạn sẵn, chủ yếu là kí thác trọng trách từ nhà vua dành cho hậu phi ấy và lý do gia phong, đây là "chứng nhận" căn bản nhất trong việc phong tước của các triều đình Nho Khổng. Chất liệu thường thấy nhất của loại sách phong tước này là vàng, nên còn gọi Kim sách (金冊), quý hơn nữa là ngọc, tức Ngọc sách (玉冊), lễ nhận sách phong được gọi là Thụ sách (受冊). Còn một hình thức ngoài ban sách chính là ban con dấu được khắc tên tước vị, trong Hán ngữ gọi là Ấn chương (印章) hoặc Bảo (寶), tuy nhiên so với sách thì các con ấn này không được ban thường xuyên, rất nhiều triều đại quy định phong tước chỉ có nhận sách mà không có nhận ấn.

Khác với Hoàng hậu được dùng "Sách lập", các phi tần khác đều chỉ là Sách phong (冊封)[46], do đó còn có cách nói "lập Hậu phong Phi". Ngoài ra, văn thư cổ có cách dùng trung lập, không ghi rõ "Lập" hay "Phong" mà chỉ dùng động từ "Sách", nên có cách gọi Sách phi (冊妃)[47], khi từ "Phi" lên "Hậu" cũng có thể gọi là Sách Phi vi Hậu (冊妃為后)[48], điều này không ngoại lệ đối với các Vương phi của Triều Tiên[49][50]. Từ thời Nam Tề, "Thục phi" được nhìn nhận rất cao nên sẽ được nhận Kim chương Tử thụ (金章紫綬), là ấn chương bằng vàng, dây thao trên ấn màu tím, trên dây thao thắt ngọc bội[51]. Thời kỳ nhà Tùynhà Đường, Tam phi khi làm lễ sẽ mặc loại Địch y gọi là Du địch (揄翟), ấn chương của họ được gọi là Kim chương Quy nữu (金章龜鈕), tức ấn chương bằng vàng có hình nút là con rùa, dưới đáy của ấn khắc tên tước vị theo lối chữ triện, ngoài ra ấn còn được buộc bởi dây thao màu tím, thắt ngọc bội[52][53]. Hàng "Phi" lúc này chỉ có Thái tử phi là giống Hoàng hậu, mặc Địch y (翟衣), khi làm lễ nhận Kim tỷ Quy nữu (金璽龜鈕), tức ấn Tỷ có đầu nút hình rùa[54]. Các loại ấn chương gọi là "Tỷ" thuộc hàng cao nhất, như Ngọc tỷ truyền quốc. Từ đời Đường, "Tỷ" thay bằng "Bảo"[55], sang triều Tống vì Hoàng thái phi là tôn tước cho Hoàng mẫu nên cũng có tư cách tiếp nhận[56]. Sang triều Minh, các "Phi" bao gồm Thái tử phi, Hoàng phi hay Vương phi, ban đầu chỉ nhận sách mà không có ấn bảo, từ triều Vĩnh Lạc thì Thái tử phi cùng Vương phi nhận ấn bảo, từ triều Tuyên Đức sách phong Tôn Quý phi thì các phi tần đã bắt đầu cho nhận ấn bảo[57]. Triều đại nhà Thanh có quy định kỹ càng về thân phận được ban sách và ấn bảo, bậc Phi nhận sách vàng nhưng lại dùng ấn chương bình thường, đến hai bậc Quý phi cùng Hoàng quý phi mới dùng sách vàng cùng án bảo giống với Hoàng hậu. Ngoài chi tiết về sách và ấn, quy trình làm lễ của các vị Phi đều giống nhau, từ đời Minh đã biểu hiện việc này, sang đời Thanh còn ghi nhận rõ trong các điển chế[58]. Vì để phân biệt với việc lập Hậu, triều Minh cùng triều Thanh cũng ghi lại rõ, khi tiến hành lễ sách phong cho phi tần thì các hoàng đế sẽ không lên điện (Hán ngữ gọi việc này là "Ngự điện" 御殿), họ thường chỉ chờ ở Tẩm điện nhận quỳ bái của phi tần sau khi buổi lễ đã kết thúc. Sau thời Vĩnh Lạc, hoàng đế nhà Minh sẽ mặc áo Bì Biền và ngự Hoa Cái điện (華蓋殿) để truyền chế lệnh phong Phi, trong khi triều Thanh tiếp tục quy định hoàng đế không lên điện. Dẫu vậy triều Thanh từng có hai lần ngoại lệ, khi tiến hành lễ sách phong "Hoàng quý phi" và "Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự" cho Đoan Kính Hoàng hậu Đổng Ngạc thị và Kế Hoàng hậu Na Lạp thị, Thuận Trị Đế cùng Càn Long Đế từng trực tiếp đến Thái Hòa điện dự giống lễ lập Hậu.

Tại Nhật Bản, chế độ phong tước vị rất đặc thù không giống nhiều quốc gia Nho Khổng khác, hơn nữa Thân vương phi và Vương phi thông thường đều là Hoàng nữ Nội Thân vương hay Tông thất nữ Nữ vương, lễ phong tước của họ đều chỉ tính ở lần "Tuyên hạ" mà thôi. Chế độ phong tước cho "Phi" của Việt Nam chỉ có triều Nguyễn là rõ ràng, triều Nguyễn chế định chế độ phong tước gắt gao, ngoại trừ bậc Thái hậu cùng Hoàng hậu, thì các cung giai phi tần đều chỉ nhận "Sách", ấn chương đều không được nhận, bất kể là Hoàng quý phi hay là hai bậc Phi cao nhất.

Một số nhân vật nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Nga HoàngNữ Anh - hai vị Chính phi của Thuấn.
  2. Mai phi Giang Thải Bình- sủng phi của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ, nổi tiếng vẻ đẹp và tài ca vũ.
  3. Hi phi Nữu Hỗ Lộc thị- phi tần của Thanh Thế Tông Ung Chính Đế, sinh mẫu của Thanh Cao Tông Càn Long Đế.
  4. Hương phi - sủng phi của Thanh Cao Tông Càn Long Đế, có nghi vấn chính là Dung phi.
  5. Trân phi Tha Tha Lạp thị- sủng phi của Thanh Đức Tông Quang Tự Đế, bị Từ Hi Thái hậu bức tử.

Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Linh Nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan- phi tần của Lý Thánh Tông, từng được phong Nguyên phi, sinh mẫu của Lý Nhân Tông.
  2. Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung- chính phi của Lý Huệ Tông, ban đầu phong Nguyên phi, sau lập làm Thuận Trinh Hoàng hậu. Sinh mẫu của Lý Chiêu HoàngThuận Thiên hoàng hậu.
  3. Dương Thị Bí - một sủng phi của Lê Thái Tông, sinh mẫu của Lê Nghi Dân. Ban đầu phong Phi nhưng kiêu ngạo nên giáng làm Chiêu nghi,cuối cùng bị phế làm thứ nhân.
  4. Tuyên Từ Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh- một sủng phi của Lê Thái Tông, hiệu Thần phi, sinh mẫu của Lê Nhân Tông.
  5. Hồ Thị Chỉ - một phi tần của Vua Khải Định, hiệu Ân phi.

Nhật Bản

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Ahiratsuhime [あひらつひめ] - Chính phi của Thiên hoàng Thần Vũ trước khi Đông chinh.
  2. Tửu Nhân Nội thân vương [酒人内親王] - Phi của Thiên hoàng Kanmu. Nổi tiếng xinh đẹp sắc sảo, mẹ của Triều Nguyên Nội thân vương.
  3. Triều Nguyên Nội thân vương [朝原内親王] - Phi của Thiên hoàng Heizei, con gái của Thiên hoàng Kanmu và Tửu Nhân Nội thân vương. Vì sự kiện Biến cố Kusuko mà bị tước bỏ Phi vị.
  4. Cao Chí Nội thân vương [高志内親王] - Chính phi của Thiên hoàng Junna khi còn là Thân vương.
  5. Thiên hoàng Gemmei - Chính phi của Hoàng tử Kusakabe trước khi trở thành Nữ hoàng.

Triều Tiên

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Thành phi họ Nguyên - Kế phi của Triều Tiên Thái Tông.
  2. Phế phi Doãn thị - Kế phi của Triều Tiên Thành Tông, sinh mẫu của Yên Sơn Quân. Là vị Phi bị phế đầu tiên trong lịch sử.
  3. Nhân Hiển Vương hậu - Kế phi của Triều Tiên Túc Tông. Nổi tiếng vì bị phế rồi lại phục vị.
  4. Trương Ngọc Trinh - Kế phi của Triều Tiên Túc Tông, sinh mẫu của Triều Tiên Cảnh Tông.
  5. Hoàng hậu Minh Thành - Nguyên phi của Triều Tiên Cao Tông.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nguyên văn: 某妃,某妻也。
  2. ^ Chữ 『次; âm đọc là "cì"』 và 『庶; âm đọc là "shù"』 khác biệt rất lớn, tuy nhiên Hán Việt phiên âm lại dùng một chữ.
  3. ^ Danh xưng Đích mẫu (嫡母) tức là "chính thê của cha", trường hợp này nếu Hoàng đế là do phi tần sinh ra, thì "Đích mẫu" nói đến Hoàng hậu của Tiên đế.
  4. ^ Thực tế di chiếu của Vua Tự Đức đã ấn định bà Từ Dụ làm Thái hoàng thái hậu, nhà Nguyễn tôn trọng lớn nhỏ, bao gồm cả di chiếu của tiên đế nên vẫn làm lễ tôn bà Từ Dụ. Tuy vậy, bà Thụy tần vẫn chỉ được đề nghị tôn làm Hoàng thái phi, vẫn không được đề cập tôn làm Hoàng thái hậu.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lý Phưởng (984), Hoàng thân bộ thập ngũ: 《白虎通》云:妃者,匹也。妃匹者何謂也?
  2. ^ Tư Mã Thiên, "Ngũ Đế bản kỷ":黄帝居轩辕之丘,娶西陵氏之女,是为嫘祖。嫘祖为黄帝正妃,生二子,其后皆有天下。
  3. ^ Lưu Hướng & Liệt nữ truyện, "Mẫu nghi":有虞二妃者,帝堯之二女也。
  4. ^ Lưu Hướng, "Thuyết uyển・Quân đạo": 孔子曰:「文王似元年,武王似春王,周公似正月,文王以王季為友,以太任為母,以太姒為妃,以武王周公為子,以泰顛閎夭為臣,其本美矣。武王正其身以正其國,正其國以正天下,伐無道,刑有罪,一動天下正,其事正矣。春致其時,萬物皆及生,君致其道,萬人皆及治,周公戴己而天下順之,其誠至矣。」
  5. ^ Đỗ Dự & Khổng Dĩnh Đạt, quyển 517: 宿有妃嬙嬪御焉。妃嬙,貴者。嬪御,賤者。皆內官。
  6. ^ Hậu sinh Khổng Tử, "Khúc lễ hạ": 天子之妃曰后,諸侯曰夫人,大夫曰孺人,士曰婦人,庶人曰妻。
  7. ^ Trần Thọ, "Ngụy thư・Hậu phi truyện": 漢制,帝祖母曰太皇太后,帝母曰皇太后,帝妃曰皇后,其餘內官十有四等。
  8. ^ Thẩm Ước (487), quyển 41: 帝祖母號太皇太后,母號皇太后,妃號皇后,漢舊制也。
  9. ^ Ban Cố, "Cao hậu kỷ": 夏五月辛未,詔曰:「昭靈夫人,太上皇妃也;武哀侯、宣夫人,高皇帝兄姊也。號諡不稱,其議尊 號。」丞相臣平等請尊昭靈夫人曰昭靈后,武哀侯曰武哀王,宣夫人曰昭哀后。六月,趙王恢自殺。秋九月,燕王建薨。南越侵盜長沙,遣隆慮侯灶將兵擊之。
  10. ^ a b Giả Nghị, "Đẳng tề": 天子親號云太后,諸侯親號云太后;天子妃號曰后,諸侯妃號曰后。
  11. ^ Lý Phưởng (984), "Hoàng thân bộ thập thất": 《史記》曰:趙王友以諸呂女為后,弗愛,愛他姬。諸呂女妒怒,讒之太后,誣以罪。太后怒,以故召趙王。趙王至,置邸,不見,命衛士圍收之,弗與食。趙王餓,乃歌曰:「諸呂用事兮劉氏危,迫脅王侯兮強授我妃。我妃既妒兮誣我以惡,讒女亂國兮上曾不寤。」
  12. ^ Ban Cố, quyển 97, "Ngoại thích truyện thượng": 太子有妃,有良娣,有孺子,妻妾凡三等,子皆稱皇孫。
  13. ^ Lý Phưởng (984), Hoàng thân bộ thập ngũ: 周以天子之正嫡為皇后。秦稱皇帝,因稱皇后,以太子之正嫡稱妃。漢因之。
  14. ^ Trần Thọ, "Ngụy thư・Hậu phi truyện": 自夫人以下爵凡十二等:貴嬪、夫人,位次皇后,爵無所視;淑妃位視相國,爵比諸侯王;淑媛位視御史大夫,爵比縣公;昭儀比縣侯;昭華比鄉侯;脩容比亭侯;脩儀比關內侯;倢伃視中二千石;容華視真二千石;美人視比二千石;良人視千石。
  15. ^ Lý Diên Thọ (420), quyển 11, "Hậu phi thượng": 淑妃,魏明帝所制。
  16. ^ Tiêu Tử Hiển, quyển 20, "Hoàng hậu": 淑妃舊擬九棘,以淑為溫恭之稱,妃為亞后之名。
  17. ^ Lý Diên Thọ (420), quyển 11, "Hậu phi thượng": 及孝武孝建三年,省夫人;置貴妃,位比相國,進貴嬪比丞相,貴人比三司,以為三夫人。
  18. ^ Lý Diên Thọ (386), quyển 13, "Hậu phi thượng": 河清新令:內命婦依古制有三夫人、九嬪、二十七世婦、八十一御女。
  19. ^ Lưu Hu, quyển 51, "Hậu phi thượng": 唐因隋制,皇后之下,有貴妃、淑妃、德妃、賢妃各一人,為夫人,正一品;昭儀、昭容、昭媛、修儀、修容、修媛、充儀、充容、充媛各一人,為九嬪,正二品;婕妤九人,正三品;美人九人,正四品;才人九人,正五品;寶林二十七人,正六品;御女二十七人,正七品;采女二十七人,正八品;其餘六尚諸司,分典乘輿服御。
  20. ^ Lưu Hu, quyển 80: 時高宗欲立昭儀武氏為宸妃,濟密表諫曰:「宸妃古無此號,事將不可。」武皇后既立,濟等懼不自安;後乃抗表稱濟忠公,請加賞慰,而心實惡之。
  21. ^ Lưu Hu, quyển 44, "Chức quan 3": 玄宗以為后妃四星,其一正后,不宜更有四妃,乃改定三妃之位:惠妃一,麗妃二,華妃三,下有六儀、美人、才人四等,共二十人以備內官之位也。三妃佐后,坐而論婦禮者也。
  22. ^ Thoát Thoát 1345b, quyển 63, "Hậu phi thượng": 金代,后不娶庶族,甥舅之家有周姬、齊薑之義。國初諸妃皆無位號,熙宗始有貴妃、賢妃、德妃之號。海陵淫嬖,后宮浸多,元妃、姝妃、惠妃、貴妃、賢妃、宸妃、麗妃、淑妃、德妃、昭妃、溫妃、柔妃凡十二位。大定后宮簡少,明昌以后大備。內官制度:諸妃視正一品,比三夫人。昭儀、昭容、昭媛、修儀、修容、修媛、充儀、充容充媛視正二品,比九嬪。婕妤九人視正三品。美人九人視正四品,才人九人視正五品,比二十七世婦。寶林二十七人視正六品,御女二十七人視正七品,采女二十七人視正八品,比八十一御妻。又有尚宮、尚儀、尚服、尚食、尚寢、尚功,皆內官也。
  23. ^ Trương Đình Ngọc (1739), quyển 113, "Hậu phi nhất": 諸妃位號亦惟取賢、淑、莊、敬、惠、順、康、寧為稱,閨房雍肅,旨寓深遠。
  24. ^ Trương Đình Ngọc (1739), quyển 66, "Dư phục nhị": 皇妃、皇嬪及內命婦冠服:洪武三年定,皇妃受冊、助祭、朝會禮服。
  25. ^ Trương Đình Ngọc (1739), quyển 191: 會給事中邢寰請議憲廟皇妃邵氏徽號,澄上言:「王妃誕生獻王,實陛下所自出。但既承大統,則宜考孝宗,而母慈壽太后矣。孝宗於憲廟皇妃宜稱皇太妃,則在陛下宜稱太皇太妃。如此,則彞倫既正,恩義亦篤。」疏入,報聞。
  26. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1927), quyển 214, "Hậu phi": 康熙以後,典制大備。皇后居中宮;皇貴妃一,貴妃二,妃四,嬪六,貴人、常在、答應無定數,分居東、西十二宮。
  27. ^ Phạm Diệp, quyển 10, "Hoàng hậu hạ": 熹平四年,小黃門趙祐、議郎卑整上言:『《春秋》之義,母以子貴。隆漢盛典,尊崇母氏,凡在外戚,莫不加寵。今沖帝母虞大家,質帝母陳夫人,皆誕生聖皇,而未有稱號。夫臣子雖賤,尚有追贈之典,況二母見在,不蒙崇顯之次,無以述遵先世,垂示後世也。』帝感其言,乃拜虞大家為憲陵貴人,陳夫人為渤海孝王妃,使中常侍持節授印綬,遣太常以三牲告憲陵、懷陵、靜陵焉。
  28. ^ Phạm Diệp, quyển 10, "Hoàng hậu hạ": 唐姬,潁川人也。王薨,歸鄉里。父會稽太守瑁欲嫁之,姬誓不許。及李傕破長安,遣兵鈔關東,略得姬。傕因欲妻之,固不聽,而終不自名。尚書賈詡知之,以狀白獻帝。帝聞感愴,乃下詔迎姬,置園中,使侍中持節拜為弘農王妃。
  29. ^ Trương Đình Ngọc (1739), quyển 115, "Liệt truyện đệ tam": 太子元妃常氏,繼妃呂氏。
  30. ^ Trương Đình Ngọc (1739), quyển 114, "Hậu phi nhị": 孝安皇后陳氏,通州人。嘉靖三十七年九月選為裕王繼妃。
  31. ^ Trương Đình Ngọc (1739), quyển 59, "Lễ thập tam": 穆宗皇后李氏,裕邸元妃也,先薨,葬西山。
  32. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1927), quyển 103, "Dư phục nhị": 親王福晉吉服褂,繡五爪金龍四團,前後正龍,兩肩行龍。餘皆與皇子福晉同。側福晉冠頂等各飾東珠九。服與嫡福晉同。並按崇德元年,定親王嫡妃冠頂嵌東珠八,側妃嵌東珠七。順治九年,定嫡妃冠頂增嵌東珠二。服用翟鳥四團龍補、五爪龍緞、妝緞、滿翠四補等緞。側妃冠頂增嵌東珠二。服與嫡妃同。
  33. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1927), quyển 10, "Cao Tông bản kỷ nhất": 丁亥,上御太和殿,冊立嫡妃富察氏為皇后。
  34. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1927), quyển 17, "Tuyên Tông bản kỷ nhất": 諭奉皇太后懿旨,立皇帝繼妃佟佳氏為皇后。
  35. ^ Ngô Sĩ Liên (1697), Kỷ thực lục, Quyển XI - "Lê Thái Tông Văn Hoàng đế": Giáp Dần, (Thiệu Bình) năm thứ 1 [1434], (Minh Tuyên Đức năm thứ 9)... Tháng 6,... ngày 24, truy tôn mẹ đẻ là Cung Từ Quốc thái mẫu. Trước kia, Thái Tổ không lập chính thất, chỉ có vài người như Trịnh Thần phi là mẹ Quận vương và Phạm Huệ phi thôi. Quốc mẫu cũng là vợ lẽ của Tiên đế, đã mất ngay từ buổi đầu gian lao dựng nước. Đến đây, Vua tưởng nhớ, truy tôn là Quốc thái mẫu... Đinh Tỵ, (Thiệu Bình) năm thứ 4 [1437], (Minh Chính Thống năm thứ 2). Mùa thu, tháng 7, lấy Chiêu nghi Lê Nhật Lệ, con gái Đại đô đốc Lê Ngân, làm Huệ phi, phế Nguyên phi Ngọc Dao, con gái Lê Sát, làm Thứ nhân.
  36. ^ Phạm Quỳnh, "Trịnh thị thế gia・Đệ ngũ thé・Tiên Thánh Chiêu Tổ Khang vương", bản chữ Hán: 王諱根,陽王第四子,太妃武氏所生。。。賢妃阮貴氏,諡慈慎,尊諱玉鳳,青威縣勝覽社仁宅村人,保養晉光王。三月十三日卒,寧陵本貫。淑妃贈昭儀加贈淑訓范貴氏,諡妙美,尊諱玉𭦣,雷陽縣美葛社人,瓊郡公范士球之女,農貢縣蒲江社延郡公之外孫。四月十三日卒,寧陵瑞原縣福和社,後移寧海窟社。順妃尊封保母吳貴氏,諡妙靜,尊諱玉淵,天本縣同隊社人,屋居保伍社,少保兼郡公之女,親勳太保和郡公之孫,保養僖祖仁王。十一月初二日卒,寧陵保伍社。
  37. ^ Nguyễn Hoàn, Lê Quý Đôn & Vũ Miên (1775), "Tục biên" quyển 5, bản chữ Hán: 秋,九月,十三日,靖王薨,世子檊襲位,勒封爲元帥總國政奠都王。先是,靖王得疾,大臣惟暉郡公黃素履,珠郡公阮廷珠,內臣棪郡公阮棪,垂忠侯謝名垂得出入。素履請及今以世子襲位,册正宮爲妃,同聽政,王許之。命潘仲藩奉顧命書,汝公瑱草宣妃鄧氏制册,旣成,素履袖入請僉字。時,王疾已彌留,乃召卿郡公鄭橋、院郡公阮俒、珠郡公阮廷珠、暉郡公黃素履、泗川侯潘仲藩、棪郡公阮棪、垂忠侯謝名垂等七人,入受顧命。履請王親鄭橋代筆,書姓名於顧命書,王頷之而薨。時年四十一。履令將顧命書及宣妃册交政府奏知皇上,立檊爲奠都王,鄧氏爲宣妃,同聽政。追尊靖王爲盛王,廟號聖祖。
  38. ^ Phạm Diệp, quyển 116, "Bách quan tam": 諸公主及王太妃等有疾苦,則使問之。
  39. ^ Phạm Diệp, "Ngụy thư", quyển 9: 公主賢,謂其母沛王太妃曰:「晏為惡日甚,將何保身?」
  40. ^ Phạm Diệp, "Ngụy thư", quyển 20: 彭城王據,建安十六年封范陽侯。二十二年,徙封宛侯。黃初二年,進爵為公。三年,為章陵王,其年徙封義陽。文帝以南方下溼,又以環太妃彭城人,徙封彭城。
  41. ^ Đổng Cáo (1819), quyển 527, "Thỉnh định Công chúa mẫu xưng hiệu trạng": 伏尋漢制,諸王母稱王國太后;晉宋以降,則曰王國太妃。國朝酌前代典故,從晉宋之儀,王母命為太妃。
  42. ^ Phòng Huyền Linh, quyển 32, "Hậu phi nhị": 章太妃周氏以選入成帝宮,有寵,生哀帝及海西公。始拜為貴人。哀帝即位,詔有司議貴人位號,太尉桓溫議宜稱夫人,尚書僕射江虨議應曰太夫人。詔崇為皇太妃,儀服與太后同。
  43. ^ Trương Đình Ngọc (1739), quyển 114, "Hậu phi nhị": 與后同日冊封者有昭妃劉氏。天啟、崇禎時,嘗居慈寧宮,掌太后璽。性謹厚,撫愛諸王。莊烈帝禮事之如大母。嘗以歲朝朝見,帝就便坐,俄假寐。太后戒勿驚,命尚衣謹護之。頃之,帝覺,攝衣冠起謝曰:「神祖時海內少事;今苦多難,兩夜省文書,未嘗交睫,在太妃前,困不自持如此。」太妃為之泣下。崇禎十五年薨,年八十有六。
  44. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1927), quyển 214, "Hậu phi": 壽康太妃,博爾濟吉特氏,科爾沁郡王孔果爾女。太祖諸妃中最老壽。順治十八年,聖祖即位,尊為皇曾祖壽康太妃。康熙四年,薨。
  45. ^ Nguyễn Hoàn, Lê Quý Đôn & Vũ Miên (1775), "Tục biên" quyển 2, bản chữ Hán: 夏,四月,勅諭大臣百官,議進尊節制府王爵,以正名位。文武禀請,欽遵成旨,許之。進封太尉盛國公鄭杠爲元帥總國政威南王。加尊王祖母太妃爲太尊太妃,王親生母昭緩武氏爲太妃。太尊稱徽旨,太妃稱懿旨。
  46. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1927), quyển 214, "Hậu phi": 宣統皇后,郭博勒氏,總管內務府大臣榮源女。遜位後,歲壬戌,冊立為皇后。淑妃,額爾德特氏。同日冊封。
  47. ^ Trương Đình Ngọc (1739), quyển 54, "Lễ bát" (Gia lễ nhị): 永樂七年,定冊妃禮。皇帝皮弁服御華蓋殿,傳制。
  48. ^ Trương Đình Ngọc (1739), quyển 4, "Cung Mẫn Đế": 尊母妃呂氏曰皇太后,冊妃馬氏為皇后。
  49. ^ Xuân thu quán, "Gia lễ nghi thức・Sách phi nghi": ◎ 冊妃儀。。。傳敎官稱有敎, 通贊唱跪, 使者以下跪, 傳敎官宣敎曰: "冊某氏爲王妃, 命卿等展禮。"
  50. ^ Xuân thu quán, "Thái Tông thực lục quyển 11・Thái Tông năm thứ 6": 封太上王宮嬪元氏爲誠妃, 柳氏爲貞慶宮主。 元氏, 庠之女; 柳氏, 濬之女。 神德王后之薨, 皆以選入宮, 至是封之。 拜庠工曹參議。 太上聞元氏封妃, 喜形於色。
  51. ^ Tiêu Tử Hiển, quyển 20, "Hoàng hậu": 永明元年,有司奏貴妃、淑妃竝加金章紫綬,佩于窴玉。
  52. ^ Đỗ Hựu (801), "Lễ nhị thập nhị": 三妃,服揄翟,金章龜鈕,文從其職。紫綬,金縷織成獸頭鞶囊,佩于闐玉。
  53. ^ Đỗ Hựu (801), "Lễ bát thập ngũ": 《冊內命婦二品以上》: 前一日,守宮設使者及冊案便次於肅章門外及永安門外,皆道右東向。司設設受冊者位於其寢庭近南,當階閒,北向。其日,典儀設冊使位於肅章門外之西,東向北上,舉冊案者位在南,差退,俱東向。內謁者監先置案於肅章門外,近限。使者公服發朝堂,乘輅,備鹵簿、鼓吹、持節如式,其冊以油絡網犢車載而行。至永安門,降輅,謁者引入,其冊不置於冊案,則隨使而入。掌次者俱引入次。受冊者花釵翟衣,司言引就受冊位,侍從如常。謁者引冊使出就位,持節者立於使者之北,少退,持冊案者立於使副西南,俱東面。持節者脫節衣,持冊案者以案進使副前,使副取冊於案,持案者退復位。使副以冊進授使者,退復位。內給事進使者前,西面受冊,進立於肅章門外,跪置冊於案,俛伏,興,退。司言詣閤,跪取冊,興,進立於受冊者之北,南面,稱:「有制。」受冊者再拜。宣冊訖,又再拜。受冊者進受冊以退。初冊入閤,少頃,謁者引使者出就永安門外次,更衣,乘馬各還其第。鹵簿幡節俱還本司。
  54. ^ Đỗ Hựu (801), "Lễ nhị thập nhị": 皇太子妃,服揄翟衣,九章。金璽龜鈕。
  55. ^ Thoát Thoát (1345a), "Dư phục lục": 寶。秦制,天子有六璽,又有傳國璽,歷代因之。唐改為寶,其制有八。五代亂離,或多亡失。周廣順中,始造二寶:其一曰「皇帝承天受命之寶」,一曰「皇帝神寶」。太祖受禪,傳此二寶,又制「大宋受命之寶」。至太宗,又別制「承天受命之寶」。是後,諸帝嗣服,皆自為一寶,以「皇帝恭膺天命之寶」為文。凡上尊號,有司制玉寶,則以所上尊號為文。
  56. ^ Thoát Thoát (1345a), quyển 154, "Dư phục lục": 後妃之寶。哲宗元祐元年,詔:天聖中,章獻明肅皇后用玉寶,方四寸九分,厚一寸二分,龍鈕。今太皇太后權同處分軍國事,宜依章獻明肅皇后故事。二年,又詔:太皇太后玉寶,以「太皇太后之寶」為文;皇太后金寶,以「皇太后寶」為文;皇太妃金寶,以「皇太妃寶」為文。中興之後,後寶用金,方二寸四分,高下隨宜,鼻紐以龜。斗、檢以銀,塗以金。寶盝三重,鈒百花,塗金盤鳳。輿案、行馬、帕褥亦如之。
  57. ^ Trương Đình Ngọc (1739), quyển 54, "Lễ bát" (Gia lễ nhị): 冊妃之儀。自洪武三年冊孫氏為貴妃,定皇帝不御殿,承制官宣制曰:「妃某氏,特封某妃,命卿等持節行禮。」但授冊,無寶,餘並如中宮儀。永樂七年,定冊妃禮。皇帝皮弁服御華蓋殿,傳制。至宣宗立孫貴妃,始授寶,憲宗封萬貴妃,始稱皇,非洪武之舊矣。
  58. ^ Ngạc Nhĩ Thái & Trương Đình Ngọc (1742), quyển 5, "Điển lễ nhất": 冊封貴妃之禮:命下,所司供備製冊、寶。冊妃之禮命下,備冊、印並諏日奏請命使,祗告太廟後殿、奉先殿。至日,遣使發封。宣讀受冊及朝見儀均與皇貴妃禮同。(皇子、皇孫於貴妃宮行禮及宮殿監率領本宮首領太監隨從行禮,俱由宮殿監先期具奏請旨。)
Nguồn tham khảo
  • Lý Phưởng (984). Thái bình ngự lãm.
  • Tư Mã Thiên. Sử ký.
  • Lưu Hướng. Thuyết uyển.
  • Lưu Hướng. Liệt nữ truyện.
  • Ban Cố. Hán thư.
  • Phạm Diệp. Hậu Hán thư.
  • Trần Thọ. Tam quốc chí.
  • Thẩm Ước (487). Tống thư.
  • Tiêu Tử Hiển. Nam Tề thư.
  • Lý Diên Thọ (420). Nam sử.
  • Lý Diên Thọ (386). Bắc sử.
  • Phòng Huyền Linh. Tấn thư.
  • Lưu Hu. Cựu Đường thư.
  • Trương Đình Ngọc (1739). Minh sử.
  • Thoát Thoát (Tháng 10 năm 1345a). Tống sử.
  • Thoát Thoát (Tháng 10 năm 1345b). Kim sử.
  • Triệu Nhĩ Tốn (1927). Thanh sử cảo - Liệt truyện Hậu phi.
  • Hậu sinh Khổng Tử. Lễ ký.
  • Ngạc Nhĩ Thái; Trương Đình Ngọc (1742). Quốc triều cung sử.
  • Giả Nghị. Tân thư.
  • Đỗ Hựu (801). Thông điển.
  • Đỗ Dự; Khổng Dĩnh Đạt. Xuân Thu Tả truyện chính nghĩa.
  • Đổng Cáo (1819). Toàn Đường văn.
  • Ngô Sĩ Liên (1697). Đại Việt sử ký toàn thư.
  • Nguyễn Hoàn; Lê Quý Đôn; Vũ Miên (1775). Đại Việt sử ký tục biên.
  • Quốc sử quán triều Nguyễn (1909). Đại Nam thực lục.
  • Quốc sử quán triều Nguyễn (1889). Đại Nam liệt truyện.
  • Phạm Quỳnh. Nam Phong tạp chí.
  • Xuân thu quán 春秋馆. Triều Tiên vương triều thực lục.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan