Huỳnh Thiện Lộc

Huỳnh Thiện Lộc (1910 - 1953) là một kỹ sư nông nghiệp, nhà tư bản dân tộc và chính trị gia Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Huỳnh Thiện Lộc sinh năm 1910 tại tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang) trong một gia đình đại điền chủ.

Sau khi học xong chương trình phổ thông tại trường Lasan Taberd, ông sang Pháp du học và lấy bằng kỹ sư canh nông.

Sau khi tốt nghiệp đại học ở Pháp, Huỳnh Thiện Lộc về Sài Gòn làm việc. Với cơ bản của gia đình, Huỳnh Thiện Lộc trở thành một nhà tài phiệt nông nghiệp lớn với tài sản 20 nghìn hec-ta ruộng đất, nhiều cơ sở xay xát lúa tại Sài Gòn - Chợ Lớn. Trở thành một nhà tư bản lớn nhiều ảnh hưởng, Huỳnh Thiện Lộc được chính quyền thực dân chọn làm ủy viên Hội đồng kinh tế lý tài Đông Dương.

Là một trí thức trẻ yêu nước và nhà tư bản dân tộc, năm 1944, ông liên lạc với nhiều thành viên Đảng Dân chủ Việt Nam và đến năm 1945, trở thành đảng viên đảng này. Tháng 5 năm 1945, Huỳnh Thiện Lộc tham gia vận động thành lập lực lượng thanh niên Tiền Phong tại Giồng Riềng, Rạch Giá.

Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra tại Sài Gòn và Nam bộ, Huỳnh Thiện Lộc tham gia lãnh đạo lực lượng thanh niên Tiền Phong và khi kháng chiến ở Nam bộ bùng nổ, ông vào chiến khu tham gia lực lượng kháng chiến.

Tháng 1 năm 1946, Huỳnh Thiện Lộc được chính phủ kháng chiến chọn vào đoàn đại biểu quốc hội do Tôn Đức Thắng dẫn đầu áp tải số vàng nhận được trong Tuần lễ vàng 1946 ở Nam bộ đưa ra Hà Nội.

Tháng 4 năm 1946, ông được Chính phủ Liên hiệp kháng chiến bổ nhiệm chức Bộ trưởng canh nông và được chọn vào phái đoàn đi dự Hội nghị Fontainebleau ở Pháp.

Năm 1947, ông được chính phủ kháng chiến cử về Nam bộ công tác. Ở chiến trường miền Tây Nam bộ, Huỳnh Thiện Lộc được chính quyền kháng chiến bổ nhiệm chức vụ ủy viên ủy ban kháng chiến hành chính Nam bộ, kiêm phó chủ tịch Hội Liên Việt Nam Bộ.

Năm 1950, Huỳnh Thiện Lộc đi khắp các tỉnh Nam bộ vận động các điền chủ hưởng ứng phong trào hiến điền của chính phủ kháng chiến.

Năm 1952, Huỳnh Thiện Lộc ngã bệnh và qua đời năm 1953.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sự kiện
Sự kiện "Di Lặc giáng thế" - ánh sáng giữa Tam Giới suy đồi
Trong Black Myth: Wukong, phân đoạn Thiên Mệnh Hầu cùng Trư Bát Giới yết kiến Di Lặc ở chân núi Cực Lạc là một tình tiết rất thú vị và ẩn chứa nhiều tầng nghĩa.
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Trái ngược với những tác phẩm vẽ hoa rực rỡ, đầy sức sống đồng nội, Séraphine Louis hay Séraphine de Senlis (1864-1942) có một cuộc đời buồn bã
Nhân vật Chitanda Eru trong Hyouka
Nhân vật Chitanda Eru trong Hyouka
Chitanda Eru (千反田 える, Chitanda Eru) là nhân vật nữ chính của Hyouka. Cô là học sinh lớp 1 - A của trường cao trung Kamiyama.
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Suy Tưởng có lẽ là cuốn sách “độc nhất vô nhị” từng được thực hiện: nó bản chất là cuốn nhật ký viết về những suy nghĩ riêng tư của Marcus Aurelius