Tôn Đức Thắng

Tôn Đức Thắng
Tôn Đức Thắng năm 1960
Chức vụ
Nhiệm kỳ2 tháng 7 năm 1976 – 30 tháng 3 năm 1980
(3 năm, 272 ngày)
Phó Chủ tịch nước
Tiền nhiệmbản thân (với tư cách Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)
Kế nhiệmTrường Chinh
Nhiệm kỳ23 tháng 9 năm 1969 – 30 tháng 3 năm 1980
(10 năm, 189 ngày)
Tiền nhiệmHồ Chí Minh
Kế nhiệmTrường Chinh
Nhiệm kỳ23 tháng 9 năm 1969 – 2 tháng 7 năm 1976
(6 năm, 283 ngày)
Phó Chủ tịchNguyễn Lương Bằng
Tiền nhiệmHồ Chí Minh
Kế nhiệmbản thân (với tư cách Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam)
Nhiệm kỳ2 tháng 9 năm 1969 – 22 tháng 9 năm 1969
(20 ngày)
Tiền nhiệmHồ Chí Minh
Kế nhiệmbản thân (với tư cách Chủ tịch nước)
Nhiệm kỳ15 tháng 7 năm 1960 – 23 tháng 9 năm 1969
(9 năm, 70 ngày)
Tiền nhiệmNguyễn Hải Thần
Kế nhiệmNguyễn Lương Bằng
Nhiệm kỳ20 tháng 9 năm 1955 – 6 tháng 7 năm 1960
(4 năm, 290 ngày)
Phó Trưởng banTôn Quang Phiệt
Tiền nhiệmBùi Bằng Đoàn
Kế nhiệmTrường Chinh
Nhiệm kỳ10 tháng 9 năm 1955 – 31 tháng 1 năm 1977
(21 năm, 143 ngày)
Tiền nhiệmbản thân (với tư cách Chủ tịch Mặt trận Liên Việt)
Kế nhiệmHoàng Quốc Việt
Nhiệm kỳ3 tháng 3 năm 1951 – 10 tháng 9 năm 1955
(4 năm, 191 ngày)
Tiền nhiệmđầu tiên
Kế nhiệmbản thân (với tư cách Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc)
Nhiệm kỳ1 tháng 8 năm 1948 – 20 tháng 9 năm 1955
(7 năm, 50 ngày)
Trưởng banBùi Bằng Đoàn
Nhiệm kỳ4 tháng 8 năm 1947 – 18 tháng 12 năm 1949
(2 năm, 136 ngày)
Tiền nhiệmBùi Bằng Đoàn
Kế nhiệmHồ Tùng Mậu
Nhiệm kỳ8 tháng 11 năm 1946 – 20 tháng 9 năm 1955
(8 năm, 316 ngày)
Trưởng banBùi Bằng Đoàn
Nhiệm kỳ1 tháng 5 năm 1947 – 1 tháng 8 năm 1947
(92 ngày)
Tiền nhiệmHuỳnh Thúc Kháng
Phan Kế Toại (quyền)
Kế nhiệmPhan Kế Toại
Nhiệm kỳ1 tháng 5 năm 1947 – 30 tháng 3 năm 1980
(32 năm, 334 ngày)
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II, III, IV, V, VI
Nhiệm kỳ6 tháng 1 năm 1946 – 30 tháng 3 năm 1980
(34 năm, 84 ngày)
Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Văn Tố
Bùi Bằng Đoàn
Tôn Đức Thắng
Trường Chinh
Vị tríSài Gòn – Chợ Lớn (1946–1971)
Hà Nội (1971–1980)
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh20 tháng 8, 1888
Long Xuyên, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất30 tháng 3, 1980(1980-03-30) (91 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Nơi an nghỉNghĩa trang Mai Dịch
Đảng chính trị
VợĐoàn Thị Giàu
ChaTôn Văn Đề
MẹNguyễn Thị Dị
Con cáiTôn Thị Hạnh
Tôn Thị Nghiêm
Tôn Đức Liêm
Tôn Thị Ngọc Quang[a]
Tôn Thị Tuyết Dung[b]
Tặng thưởngHuân chương Sao Vàng Huân chương Sao Vàng (1958)
Huân chương Lenin Huân chương Lenin (1967)
Huân chương Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Lenin (1978)
Huân chương Sukhbaatar (1978)
Huân chương Đại đoàn kết dân tộc Huân chương Đại đoàn kết dân tộc (2005)

Tôn Đức Thắng (20 tháng 8 năm 1888 – 30 tháng 3 năm 1980) là một nhà cách mạng, chính trị gia người Việt Nam. Ông là Chủ tịch nước cuối cùng của chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1969 đến năm 1976. Từ năm 1976 đến năm 1980, ông là Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi qua đời. Trước đó, ông là Phó Chủ tịch nước (1960–1969), Quyền Chủ tịch nước (2 tháng 9 – 22 tháng 9 năm 1969) và Trưởng ban Thường trực Quốc hội (1955–1960).

Sau khi kế nhiệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông trở thành Chủ tịch nước thứ 2 và cũng là Chủ tịch nước cuối cùng của chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời là Chủ tịch nước đầu tiên của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ông cũng là người đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng – huân chương cao quý nhất Việt Nam.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]
Tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại trung tâm thành phố Long Xuyên

Tôn Đức Thắng, bí danh Thoại Sơn, sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888 tại Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hoà Hưng, tổng Định Thành, hạt Long Xuyên (nay thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Là con đầu của ông Tôn Văn Đề (1864–1938), và bà Nguyễn Thị Dị (1867–1947). Gia đình đông con, theo thông lệ miền Nam, ông còn được gọi là Hai Thắng.

Gia đình ông thuộc hạng nông dân khá giả nên từ nhỏ ông đã được học hành đàng hoàng. Năm 1906, sau khi tốt nghiệp Sơ cấp tiểu học Đông Dương (Certificat d'Etudes Primaires Complémentaires Indochinoises - CEPCI) tại Long Xuyên, ông rời quê lên Sài Gòn học nghề thợ máy tại Trường Cơ khí Á Châu (L'école des Mécaniciens Asiatiques), dân gian thường gọi là Trường Bá Nghệ. Tốt nghiệp hạng ưu, ông được nhận vào làm công nhân ở Nhà máy Ba Son của Hải quân Pháp tại Sài Gòn.

Hoạt động chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời trẻ

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1912, Tôn Đức Thắng tham gia tổ chức công nhân bãi công đòi quyền lợi, vì vậy bị sa thải. Năm 1913, ông sang Pháp làm công nhân ở Toulon (Pháp). Năm 1914, ông được tuyển mộ làm lính thợ cho một đơn vị Hải quân Pháp, tham gia phản chiến chống lại cuộc can thiệp của Đế quốc Pháp vào nước Nga Xô Viết tại Hắc Hải (ngày 20 tháng 4 năm 1919), treo cờ đỏ trên một thiết giáp hạm của Pháp tại đây để ủng hộ Cách mạng Nga.[1]

Con tàu Jules Michelet trên sông Sài Gòn vào khoảng năm 1930

Năm 1920, ông về nước, xây dựng cơ sở công hội (tiền thân của Công đoàn Việt Nam), vận động công nhân đấu tranh, tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân Ba Son từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1925, quyết tâm trì hoãn việc sửa chữa chiếc Đô đốc hạm Jules Michelet trong đoàn tàu chiến Pháp đang trên đường sang Trung Quốc.[2]

Năm 1927, ông tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, là Ủy viên Ban Chấp hành Thành bộ Sài Gòn và Kỳ bộ Nam Kỳ, và được phân công trực tiếp phụ trách phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn. Ông bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn (1928), cảnh sát thực dân Pháp gán cho ông vào tội chủ mưu giết người trong vụ ám sát một người hợp tác với chính quyền thuộc địa Nam Kỳ tên là Phát do các đồng chí của ông thực hiện, đường Barbier (nay là đường Thạch Thị Thanh). Nhờ có một đồng chí trẻ tự nhận là chủ mưu, cùng với sự vận động của một số nhân sĩ trí thức người Việt như bà Trần Thị Cừu, Đốc học Nguyễn Văn Bá, luật sư Trịnh Đình Thảo, nên ông chỉ bị chính quyền thuộc địa tuyên án chung thân khổ sai, đày ra Côn Đảo.[3] Có tổng cộng hơn 60 người bị bắt trong vụ án này, theo hồi ký Passion, Betrayal, and Revolution in Colonial Saigon: The Memoirs of Bao Luong, của bà Nguyễn Trung Nguyệt (Bảo Lương).

Năm 1930, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương tại Côn Đảo.

Theo ông Christoph Giebel,[4] giáo sư khoa Sử tại Đại học Washington, Hoa Kỳ và là tác giả cuốn sách nghiên cứu về ông Tôn Đức Thắng ("Tiền bối tưởng tượng của những nhà Cộng sản Việt Nam: Tôn Đức Thắng và chính trị của lịch sử và ký ức" - Imagined Ancestries of Vietnamese Communism: Ton Duc Thang and the Politics of History and Memory[5]) cho rằng "không có bằng chứng cho thấy ngay từ thời rất trẻ, thậm chí trước cả thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông Tôn đã hoạt động rất tích cực trong các hoạt động cách mạng tại Sài Gòn", ông Tôn không bị bắt lính sang Pháp năm 1914 mà được tuyển mộ. Trong sự kiện ở Hắc Hải năm 1919, Giebel "tin rằng ông Tôn Đức Thắng không có mặt trên bất kì con tàu nào của Pháp liên quan vụ binh biến ở Hắc Hải", bộ máy tuyên truyền đã dùng hình ảnh ông Tôn cắm cờ trên một trong những con tàu ở Hắc Hải để kết nối cách mạng Việt Nam với Cách mạng tháng Mười Nga. Trong cuộc đình công ở Ba Son năm 1925, theo Giebel không phải là một cuộc đình công chính trị với mục đích chống đế quốc, và cũng không "giam chân" được chiến hạm Pháp trên đường đến Trung Quốc.[6]

Sau Cách mạng tháng Tám

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tôn Đức Thắng trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến, giữ chức Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (1945). Ông là Đại biểu Quốc hội liên tục các khóa I đến khóa VI.

Năm 1946, ông trở thành Phó ban Thường trực Quốc hội (1946-1955). Đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Phó Hội trưởng Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (1946-1951).

Năm 1947, trở thành Thanh tra đặc biệt toàn quốc (tháng 8 năm 1947), quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ (tháng 5 năm 1947-tháng 11 năm 1947).

Năm 1948, sau khi Bùi Bằng Đoàn bị bệnh nặng, Tôn Đức Thắng, giữ quyền Trưởng Ban Thường trực Quốc hội (1948–1955), Trưởng Ban Vận động thi đua ái quốc Trung ương. Năm 1950, ông trở thành Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Xô.

Năm 1951, Tôn Đức Thắng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và trở thành Chủ tịch Mặt trận Liên Việt (1951\–1955) trong cuộc nổi dậy chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1954. Tuy nhiên, tổ chức này đã bị giải thể sau Hiệp định Genève năm 1954 trao cho Việt Minh duy nhất kiểm soát Bắc Việt Nam. Sau đó ông tiếp quản một tổ chức khác, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một nhóm dân tộc chủ nghĩa thân Cộng sản. Tôn Đức Thắng đã lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc trong cuộc chinh phục để thu hút những người ủng hộ từ miền Nam Việt Nam. Kết quả là ông đã nhận được Giải thưởng Hòa bình của Stalin vào năm 1955.

Năm 1955, sau khi người tiền nhiệm là Bùi Bằng Đoàn qua đời, ông trở thành Trưởng Ban Thường trực Quốc hội (1955\–1960), Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955-1977), Ủy viên Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới, Chủ tịch danh dự Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam.

Tôn Đức Thắng thăm nước Cộng hòa Dân chủ Đức năm 1956

Từ năm 1960–1969, Tôn Đức Thắng giữ chức Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong giai đoạn này, công việc chính của ông là cố gắng giành lại miền Nam Việt Nam cũng giúp đưa ông trở thành Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới thời chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1960.

Năm 1967, khi ông vẫn còn là phó chủ tịch, ông đã giành được Giải Hòa bình Lênin, một giải thưởng hàng năm tương tự như Giải Nobel Hòa bình, nhưng được trao bởi Liên Xô.

Chủ tịch nước (1969–1980)

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời năm 1969, Tôn Đức Thắng kế nhiệm Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước. Tuy nhiên, hầu hết quyền lực thực sự được trao cho lãnh đạo Đảng Cộng sản Lê Duẩn.

Sau khi Việt Nam tái thống nhất, Tôn Đức Thắng trở thành Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch danh dự Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1977-1980).

Về mặt Đảng, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1947, và khóa II đến khóa IV. Tôn Đức Thắng cũng là một trường hợp đặc biệt khi nắm giữ chức vụ đứng đầu Nhà nước nhưng không tham gia Bộ Chính trị.

Trong các văn kiện của nhà nước Việt Nam, báo chí của Nhà nước, giai đoạn ông làm Chủ tịch nước, tên của ông bao giờ cũng được đặt lên đầu, trên cả Tổng bí thư Lê Duẩn và các lãnh đạo khác.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Tôn Đức Thắng kết hôn với bà Đoàn Thị Giàu (1898 – 25 tháng 5 năm 1974) vào năm 1921 ở nhà ông bà ngoại của bà Giàu ở xã Vĩnh Kim, Tiền Giang. Đây là cuộc hôn nhân có ý nghĩa đền ơn trả nghĩa vì ông đã giúp an táng ông Ba Sứ, anh trai bà Giàu, một người bạn của ông ở Pháp.[7] Bà Đoàn Thị Giàu là cô giáo trường làng.[8]

Hai người sinh được 2 người con gái, con gái đầu là Tôn Thị Hạnh, sinh năm 1924[9] và con gái thứ hai là Tôn Thị Nghiêm, sinh năm 1928. Đầu năm 1929, hai ông bà sinh con trai thứ ba tên là Tôn Đức Liêm, nhưng Liêm đã qua đời lúc 3 tuổi vì bị bệnh nặng.[7][8][10]

Bà Tôn Thị Hạnh kết hôn với ông Dương Văn Phúc, nguyên là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, vào năm 1950.[7][9] Sau ngày toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 năm 1946, Tôn Thị Hạnh và Tôn Thị Nghiêm theo cha lên chiến khu Việt Bắc. Tôn Thị Hạnh làm văn thư lưu trữ còn Tôn Thị Nghiêm làm điện báo viên ở Văn phòng Trung ương.[7]

Bà Tôn Thị Nghiêm kết hôn với ông Tưởng Bích Trúc, Phó Tiến sĩ, Chủ nhiệm khoa Đại học Y Hà Nội. Vợ chồng bà Tôn Thị Nghiêm đã mất vào thập niên 1980, ít năm sau khi Tôn Đức Thắng qua đời.[7] Hai người có ba con gái (Tưởng Bích Vân, Tưởng Bích Hà và Tưởng Hoài Nam).[11]

Năm 1946, Tôn Đức Thắng nhận nuôi hai người con gái nuôi là Tôn Thị Ngọc Quang, sinh năm 1927 (không phải họ Tôn, sau 1954 đổi sang họ Tôn) và Tôn Thị Tuyết Dung, sinh năm 1933.[12][13] Bà Tôn Thị Ngọc Quang làm y tá ở một Viện quân y ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, và kết hôn với Nguyễn Thanh Phúc, quê Quảng Trị, chiến sĩ tình nguyện Việt Nam tại Lào. Hai người có một con gái (Nguyễn Thanh Thanh) và hai con trai (Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Thanh Phong).[10]

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch Tôn Đức Thắng qua đời vào lúc 6 giờ 35 phút ngày 30 tháng 3 năm 1980, hưởng thọ 91 tuổi. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Việt NamĐoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức lễ quốc tang ông với nghi thức trọng thể nhất trong 5 ngày từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 4 cùng năm. Ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.[14]

Tưởng niệm, giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông được Hồ Chí Minh ca ngợi là "gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân". Nhân dịp tròn 70 tuổi, ông được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng và là người đầu tiên được tặng Huân chương này (1958).

Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên nhận được giải thưởng Hòa bình Quốc tế Lenin do Chính phủ Liên bang Xô viết trao tặng (1955).[17][18]

Trong dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của ông, đoàn Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ đã trao tặng Chủ tịch Tôn Đức Thắng Huân chương Sukhbaatar – huân chương cao quý nhất của Mông Cổ.[19]

Tưởng niệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tôn Đức Thắng được đặt cho một con đường tại thành phố Odessa, Ukraina vì liên quan đến sự kiện phản chiến ở Hắc Hải,[20] và cũng là tên của một trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều con đường ở Việt Nam cũng được đặt tên theo tên ông.

Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên

Tên gọi Tôn Đức Thắng cũng được đặt cho một giải thưởng cấp thành phố của Thành phố Hồ Chí Minh để tôn vinh những công nhân, kỹ sư có thành tích đặc biệt trong lao động và sản xuất.

Phim Tổ quốc tiếng gà trưa – biên kịch Nguyễn Quang Sáng, đạo diễn Nguyễn Huy Thành.

Hiện nay, Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức ThắngAn Giang cũng đã được Thủ tướng chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Tên đường

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên ông đặt cho đường phố ở Hà Nội (nối Chu Văn An với Nguyễn Lương Bằng), Thành phố Hồ Chí Minh (nối Đinh Tiên Hoàng đến đoạn cắt Võ Văn Kiệt - Hàm Nghi), Hải Phòng (từ ngã tư Tô Hiệu và Trần Nguyên Hãn đến đường Hùng Vương), Đà Nẵng (nối Nguyễn Lương Bằng với Điện Biên Phủ), Đồng Hới (từ ngã tư Trần Hưng Đạo, Xuân Diệu và Hoàng Diệu đến đường Hà Huy Tập), Thành Phố Pleiku (Nối Ngô Quyền Và Phạm Hùng Với Lê Đại Hành Và QL14).

Tại thành phố Long Xuyên, tên ông được đặt cho con đường nối từ Tượng đài Bông lúa đến Trần Hưng Đạo.

Bảo tàng

[sửa | sửa mã nguồn]
Bảo tàng Tôn Đức Thắng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/1988), Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định thành lập "Nhà trưng bày cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng" (tại số 5 đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), đến năm 1990, được đổi tên thành Bảo tàng Tôn Đức Thắng.

Bảo tàng Tôn Đức Thắng là nơi lưu giữ nhiều hình ảnh, tư liệu về Chủ tịch Tôn Đức Thắng, phục vụ nhu cầu thăm viếng và tưởng nhớ của người dân các tỉnh, thành phía Nam[21]. Một số tỉnh, thành gần đây cũng có xây dựng các phòng trưng bày về Tôn Đức Thắng, nhưng ở quy mô nhỏ hơn.

Hoạt động Đại biểu Quốc hội

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại biểu Quốc hội Tôn Đức Thắng
Ngày đắc cử Quốc hội khóa Nơi ứng cử/Đoàn Đại biểu Đảng phái Tỉ lệ Nghề nghiệp, chức vụ Tuổi thắng cử Ghi chú
6 tháng 1 năm 1946 Khóa I Sài Gòn - Chợ Lớn Đảng Cộng sản Việt Nam Không có dữ liệu 58 tuổi [22]
8 tháng 5 năm 1960 Khóa II Sài Gòn - Chợ Lớn Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chủ tịch danh dự Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam 72 tuổi [23]
26 tháng 4 năm 1964 Khóa III Sài Gòn - Chợ Lớn Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 76 tuổi [24]
11 tháng 4 năm 1971 Khóa IV Thành phố Hà Nội Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 83 tuổi [25]
6 tháng 4 năm 1975 Khóa V Thành phố Hà Nội Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 87 tuổi [26]
25 tháng 4 năm 1976 Khóa VI Thành phố Hà Nội Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 88 tuổi Từ trần ngày 30 tháng 3 năm 1980[27]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Con nuôi.
  2. ^ Con nuôi.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Chủ tịch Tôn Đức Thắng trọn đời nêu gương sáng”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2013.
  2. ^ Bác Tôn - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, người bạn chiến đấu thân thiết của Bác Hồ Lưu trữ 2021-01-20 tại Wayback Machine, bài viết của Nguyễn Minh Triết
  3. ^ “Người lãnh án tử hình thay bác Tôn, Trang thông tin điện tử báo Pháp luật TP.HCM”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2013.
  4. ^ Giebel Lưu trữ 2009-04-20 tại Wayback Machine là một giáo sư tại Đại học Washington, chuyên gia về Đông Nam Á/Việt Nam Lưu trữ 2010-06-22 tại Wayback Machine. Chuyên gia về Tôn Đức Thắng vì Luận án tiến sĩ của ông tại Đại học Cornell là về Tôn Đức Thắng, thắng giải "Cornell Southeast Asia Program Lauriston Sharp" năm 1996 và ông đã xuất bản một số bài viết, nghiên cứu về nhân vật này. Quyển Imagined Ancestries of Vietnamese Communism dựa vào luận án tiến sĩ của ông, được xuất bản bởi Nhà xuất bản Đại học Washington. Quyển này được review trong một số tạp chí chuyên ngành như Journal of Cold War Studies. Quyển này cũng được Sophie Quinn-Judge dùng làm nguồn tham khảo trong quyển tiểu sử Hồ Chí Minh và khoảng 50 công trình hàn lâm khác
  5. ^ (tiếng Anh) “Tiền bối được tô vẽ của những nhà Cộng sản Việt Nam: Tôn Đức Thắng với lịch sử và ký ức bị chính trị hoá”. Tạp chí lịch sử Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2007.
  6. ^ “Trường hợp ông Tôn Đức Thắng”. BBC Việt ngữ. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2003.
  7. ^ a b c d e “Đòn gánh lưng cong”. Báo An ninh Thế giới. 24 tháng 3 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2017.
  8. ^ a b “Người vợ giản dị của Chủ tịch Tôn Đức Thắng”. Báo điện tử Phụ nữ Việt Nam. 16 tháng 1 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2017.
  9. ^ a b D.Thu (19 tháng 10 năm 2011). “Lãnh đạo CĐ thăm hỏi con gái Bác Tôn”. Báo Người lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2017.
  10. ^ a b Dương Đức Quảng (14 tháng 4 năm 2008). “Tấm vải và lá thư của Bác Tôn”. Báo An ninh Thế giới. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2017.
  11. ^ Dương Đức Quảng (Nguyên Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí - VPCP) (18 tháng 8 năm 2015). “Người lái xe của Bác Hồ và Bác Tôn”. Báo điện tử Văn phòng Chính phủ. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2017.
  12. ^ “Trưng bày "Cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng". Bảo tàng Tôn Đức Thắng. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2017.
  13. ^ Linh Đoan (23 tháng 10 năm 2010). “Triển lãm "Mẫu phác thảo tượng Bác Hồ - Bác Tôn". Báo Tuổi trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2017.
  14. ^ Tôn Đức Thắng tiểu sử. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
  15. ^ “Cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng”.
  16. ^ «Ведомости Верховного Совета СССР», 1978 год, № 34 (1952), ст. 538
  17. ^ Bài viết về Tôn Đức Thắng trên bách khoa toàn thư Britannica
  18. ^ О присуждении международных Сталинских премий "За укрепление мира между народами Lưu trữ 2007-09-27 tại Wayback Machine" за 1955 год. Pravda. Dec 21, 1955, page 1
  19. ^ “Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Mỹ Hòa Hưng (thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang)”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2017. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  20. ^ Đặt lại tên Tôn Đức Thắng cho một phố ở Odessa Lưu trữ 2013-12-24 tại Wayback Machine, Báo Lao động số 97, ngày 06.04.2004
  21. ^ Nguyễn, Thành Luân (báo Đại Đoàn Kết). “Kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng”.
  22. ^ “Thông tin Đại biểu Quốc hội”. THÔNG TIN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CÁC KHÓA. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  23. ^ “Thông tin Đại biểu Quốc hội”. THÔNG TIN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CÁC KHÓA. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  24. ^ “Thông tin Đại biểu Quốc hội”. THÔNG TIN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CÁC KHÓA. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  25. ^ “Thông tin Đại biểu Quốc hội”. THÔNG TIN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CÁC KHÓA. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  26. ^ “Thông tin Đại biểu Quốc hội”. THÔNG TIN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CÁC KHÓA. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  27. ^ “Thông tin Đại biểu Quốc hội”. THÔNG TIN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CÁC KHÓA. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu chút xíu về Yao Yao - Genshin Impact
Giới thiệu chút xíu về Yao Yao - Genshin Impact
Yaoyao hiện tại là trợ lý của Ganyu, được một người quen của Ganyu trong Tổng Vụ nhờ giúp đỡ chăm sóc
Sự độc hại của Vape/Pod
Sự độc hại của Vape/Pod
Juice hay tinh dầu mà người dùng dễ dàng có thể mua được tại các shop bán lẻ thực chất bao gồm từ 2 chất cơ bản nhất đó là chất Propylene Glycol + Vegetable Glycerol
6 cách để giao tiếp cho người hướng nội
6 cách để giao tiếp cho người hướng nội
Dù quan điểm của bạn có dị đến đâu, khác biệt thế nào hay bạn nghĩ là nó dở như thế nào, cứ mạnh dạn chia sẻ nó ra. Vì chắc chắn mọi người xung quanh cũng sẽ muốn nghe quan điểm của bạn
Cảm nhận về Saltburn: Hành trình đoạt vị của anh đeo kính nghèo hèn
Cảm nhận về Saltburn: Hành trình đoạt vị của anh đeo kính nghèo hèn
Đầu tiên, phim mở màn với những tình huống khá cliché của một cậu sinh viên tên Oliver Quick đang trên hành trình hòa nhập với những sinh viên khác của trường Đại học Oxford