Huaceae

Huaceae
Afrostyrax kamerunensis
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Oxalidales?
Họ (familia)Huaceae
A.Chev., 1947[1]
Các chi

Huaceaedanh pháp khoa học của một họ thực vật nhỏ chứa các loài cây gỗ nhỏ, bản địa của khu vực phía tây của vùng nhiệt đới châu Phi, bao gồm Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Gabon, Guinea Xích đạo, miền bắc Angola, miền nam Cameroon. Họ này hiện tại đã biết chỉ chứa 3-4 loài[2][3] trong 2 chi là HuaAfrostyrax. Các loài trong họ này là cây gỗ thường xanh với lá có 2 tầng. Chúng có mùi của tỏi.

Trong quá khứ, họ này có vị trí không chắc chắn trong một số hệ thống phân loại, được đặt trong bộ Cẩm quỳ (Malvales) hay bộ Sơ ri (Malpighiales) trên cơ sở hình thái học, như trong phân loại của Takhtadjan năm 1997 hay của Cronquist năm 1981[4], hoặc không đặt vào trong bộ nào nhưng vẫn thuộc nhánh Hoa hồng (rosids), như trong các hệ thống phân loại như APG năm 1998[5]APG II năm 2003[6]. Hệ thống APG III năm 2009 và hệ thống APG IV năm 2016 đặt nó trong phạm vi bộ Oxalidales[1].

Hua có các cánh hoa dạng móc dài với phiến hình khiên, bao phấn không nổi bật, một noãn, quả nang[2]. Afrostyrax có các cánh hoa dạng trứng ngược, bao phấn có râu ở ngọn nứt ra từ đỉnh, quả hạch[2].

Họ Huaceae là thành viên của nhánh COM (Celastrales + Oxalidales + Malpighiales) trong Fabidae. Câu hỏi về Huaceae là nó nên được gộp trong một trong các thành viên của các bộ COM hay trong bộ của chính nó như là thành viên thứ tư của nhánh COM. Ba nghiên cứu chỉ ra rằng nó nên được đặt trong Oxalidales[4][7][8] trong khi một nghiên cứu khác lại cho rằng không[9].

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Họ Huaceae gồm 2 chi được công nhận: AfrostyraxHua.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Angiosperm Phylogeny Group (2009). 1 tháng 1 năm 158.x/pdf “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) (PDF). Botanical Journal of the Linnean Society. 161 (2): 105–121. doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2013.
  2. ^ a b c Huaceae trong Stevens P. F. (2001)
  3. ^ Christenhusz, M. J. M., and Byng, J. W. (2016). “The number of known plants species in the world and its annual increase”. Phytotaxa. Magnolia Press. 261 (3): 201–217. doi:10.11646/phytotaxa.261.3.1.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ a b Kenneth J. Wurdack & Charles C. Davis (2009), “Malpighiales phylogenetics: Gaining ground on one of the most recalcitrant clades in the angiosperm tree of life”, American Journal of Botany, 96 (8): 1551–1570, doi:10.3732/ajb.0800207, Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2014, truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2011
  5. ^ The Angiosperm Phylogeny Group (1998). “An ordinal classification for the families of flowering plants”. Annals of the Missouri Botanical Garden. 85 (4): 540. doi:10.2307/2992015. Đã định rõ hơn một tham số trong |pages=|page= (trợ giúp) (Có trực tuyến (PDF) Lưu trữ 2011-06-08 tại Wayback Machine)
  6. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2003). "An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG II". Botanical Journal of the Linnean Society 141(4): 399-436. (Có trực tuyến Tóm tắt Lưu trữ 2012-09-19 tại Archive.today | Toàn văn (HTML) Lưu trữ 2012-12-05 tại Archive.today | Toàn văn (PDF) Lưu trữ 2022-10-16 tại Wayback Machine)
  7. ^ Douglas E. Soltis, Matthew A. Gitzendanner, Pamela S. Soltis (2007). "A 567-taxon data set for angiosperms: The challenges posed by Bayesian analyses of large data sets". International Journal of Plant Sciences 168(2):137-157. doi:10.1086/509788
  8. ^ Zhang L.-B., Simmons M.P. 2006. Phylogeny and delimitation of the Celastrales inferred from nuclear and plastid genes. Syst. Bot. 31(1):122-137.
  9. ^ Hengchang Wang, Michael J. Moore, Pamela S. Soltis, Charles D. Bell, Samuel F. Brockington, Roolse Alexandre, Charles C. Davis, Maribeth Latvis, Steven R. Manchester, Douglas E. Soltis (2009). "Rosid radiation and the rapid rise of angiosperm-dominated forests". Proceedings of the National Academy of Sciences 106(10):3853-3858. ngày 10 tháng 3 năm 2009.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Điều gì làm nên sức mạnh của Alhaitham?
Điều gì làm nên sức mạnh của Alhaitham?
Tạm thời bỏ qua vấn đề DPS của cả đội hình, ta sẽ tập trung vào cơ chế và scaling của bản thân Alhaitham hơn
Blue Period - Bộ Anime truyền động lực và cảm hứng
Blue Period - Bộ Anime truyền động lực và cảm hứng
Bộ phim kể về Yutaro - nhân vật chính, một cậu học sinh cấp 3 "học giỏi, chơi giỏi" nhưng tất cả những điều đó chỉ khiến cậu ta càng thêm trống rỗng và cảm thấy cuộc sống thật nhàm chán và vô vị
The Lobster 2015 - Khi “Ế” chính là một cái tội
The Lobster 2015 - Khi “Ế” chính là một cái tội
The Lobster là một bộ phim viễn tưởng hài hước đen siêu thực năm 2015 do Yorgos Lanthimos đạo diễn, đồng biên kịch và đồng sản xuất
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Tư duy thiết kế (Design Thinking) là một hệ tư tưởng và quy trình giải quyết các vấn đề phức tạp theo cách lấy người dùng cuối (end-user) làm trung tâm