Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. (tháng 8/2022) |
Huy hiệu Hoa Sen là biểu tượng chính thức của tổ chức "Gia đình Phật Tử Việt Nam", được công nhận vào ngày 6 tháng 1 năm 1949 tại chùa Từ Đàm, Huế.[1][2][3] Ngày nay, huy hiệu Hoa Sen được coi là biểu tượng cho tinh thần nhập thế của Phật giáo, được in ở trang đầu ở các văn kiện của Giáo hội.
Lê Lừng được xem là người đưa ra ý tưởng về huy hiệu này, với bông sen trắng 8 cánh trong vòng tròn trên nền xanh lá mạ làm huy hiệu cho các gia đình Phật tử.[4][5]
Hoa sen là biểu tượng của sự trong sạch của tất cả chúng sinh. Mặc dù hoa sinh sống trong bùn nhưng không bị ô nhiễm bởi bùn.[1]
Vòng tròn trắng tượng trưng cho hào quang của chư Phật bao dung với tất cả chúng sinh.[1]
Nền xanh lá mạ là biểu tượng hi vọng của tuổi trẻ có thể đạt thành ưu tu đạo u trong môi trường được chư Phật tỏa chiếu hòa quang.[1]
Hoa sen còn là một biểu tượng cao quý cho cả hai mặt nhập thế và xuất thế.
Hoa sen đã đi vào ca dao, vào sách giáo khoa, như:
“ |
Trong đầm gì đẹp bằng sen. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. |
” |
Chính khi mới chứng thành đạo quả, Đức Bổn Sư cũng đã quán chiếu một hồ sen để thấy được căn tánh của chúng sanh mà quyết định việc nói Pháp và cũng có thời Pháp là "Diệu Pháp Liên Hoa". Và cũng chính trong một pháp hội, Đức Từ Phụ cầm hoa sen vàng đưa lên, chỉ một mình ngài Ca-diếp mỉm cười (Niêm hoa vi tiếu) để lãnh hội chánh pháp nhãn Tạng, làm vị Tổ đầu tiên sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn.