Jean-Charles Cornay Tân

Jean-Charles Cornay Tân
Sinh1809
Loudun, Pháp
Mất20 tháng 9 năm 1837
Sơn Tây, Việt Nam
Tôn kínhGiáo hội Công giáo Rôma
Chân phước27 tháng 5 năm 1990, tại Rôma bởi Giáo hoàng Lêô XIII
Tuyên thánh19 tháng 6 năm 1988, tại Rôma bởi Giáo hoàng Gioan Phaolô II
Lễ kính20 tháng 9

Jean Charles Cornay, được biết với tên Việt là Gioan Tân, Cao Lăng Ni[1], là một nhà truyền giáo thuộc Hội Thừa sai Paris. Ông sinh năm 1809 tại Loudun, trong một gia đình khá giả làm nghề bán vải của nước Pháp. Ông bị xử lăng trì ngày 20 tháng 9 năm 1837 tại Sơn Tây dưới thời vua Minh Mạng[2]. Ông được phong Chân phước ngày 27/5 năm 1900 bởi Giáo hoàng Lêô XIII. Ngày 19/06 năm 1988, Giáo hoàng Gioan Phaolô II tôn phong ông lên bậc Hiển thánh.

Sự tử đạo của thánh Gioan Tân

Cuộc đời và con đường truyền đạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi học xong trung học, Jean Charles Cornay xin vào chủng viện Saumur, sau đó vào đại chủng viện Thừa Sai Paris năm 1830. Sau khi nhận chức phó tế, ông đến Việt Nam sau đó được thụ phong linh mục năm 1834 và chọn tên Việt là Tân. Khi chọn Việt Nam là quê hương thứ hai, có lúc ông bị bệnh nặng do thời tiết khắc nghiệt của vùng nhiệt đới, nhiều người bảo ông về Pháp chữa trị, ông nói: "Được Chúa sai đến đây, tôi sẽ không chịu bỏ về, dù phải chết đi nữa".

Bị bắt và xử tử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông bị bắt vì bị buộc tội phiến loạn. Các quan lính đưa ông ra tòa và ép nhận tội. Ông trả lời: "Thưa quan, chúng tôi chỉ truyền giảng đạo dạy người ta làm lành lánh dữ, dạy con cái kính thảo cha mẹ, dạy dân vâng phục vua quan. Tôi đâu thể đi ngược lại giáo huấn của mình mà chống đối nhà vua được".

Cuối cùng quan kết án ông chịu lăng trì. Ngày 20 tháng 9 năm 1837, ông bị quan lính dẫn ra pháp trường Năm Mẫu, Sơn Tây. Đến nơi, ông xin cầu nguyện một thời gian, rồi tự mình cởi áo và nằm trên thảm trải sẵn. Ông bị chém đầu và phân thây làm bốn khúc. Đầu của ông bị treo lên 3 ngày và sau đó bị ném xuống sông. Sau này, các giáo dân xứ Bách Lộc đến xin các phần thây của ông và chôn cất tại dòng Mến Thánh Giá Chiêu Ửng.

Theo Thực lục:[1][3]

Đinh Dậu, Minh Mệnh năm thứ 18 [1837] ... Đạo trưởng nước Tây dương là Cao Lăng Ni đem tà giáo Gia Tô ngầm ngụ ở hạt huyện Phù Ninh thuộc Sơn Tây, thông đồng với tướng giặc, mưu đồ trái phép, tự xưng là quân sư của ngụy. Tỉnh phái quan đi bắt giặc nã bắt được đem giết. Vua thưởng cho 500 quan tiền.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Chính biên, Đệ nhị kỷ, quyển 184.
  2. ^ A New Dictionary of Saints: East and West by Michael Walsh p. 295.
  3. ^ Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (tập 05). Bản dịch của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện sử học Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học phiên dịch. Nhà xuất bản Giáo Dục xuất bản năm 2007.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hướng dẫn du hí tại Đài Loan
Hướng dẫn du hí tại Đài Loan
Trước tiên tôi sẽ thu thập các món ăn ngon nổi tiếng ở Đài Loan và địa điểm sẽ ăn chúng
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng
Bản vị vàng hay Gold Standard là một hệ thống tiền tệ trong đó giá trị của đơn vị tiền tệ tại các quốc gia khác nhau được đảm bảo bằng vàng (hay nói cách khác là được gắn trực tiếp với vàng.
Borrowed Time - bộ phim ngắn khá u tối của Pixar
Borrowed Time - bộ phim ngắn khá u tối của Pixar
Pixar Animation Studios vốn nổi tiếng với những bộ phim hơi có phần "so deep"
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Trái ngược với những tác phẩm vẽ hoa rực rỡ, đầy sức sống đồng nội, Séraphine Louis hay Séraphine de Senlis (1864-1942) có một cuộc đời buồn bã