Dame Susan Jocelyn Bell BurnellDBEFRSFRSEFRASFInstP (/bɜːrˈnɛl/, sinh ngày 15 tháng 7 năm 1943) là một nhà vật lý thiên văn Bắc Ireland. Khi đang là một sinh viên sau đại học, bà đã phát hiện ra tín hiệu vô tuyến từ sao xung (pulsar) đầu tiên vào năm 1967.[9] Phát hiện của bà được ghi nhận là "một trong những thành tựu khoa học quan trọng nhất của thế kỷ XX". [10] Phát hiện này sau đó được trao giải Nobel Vật lý năm 1974 cho người hướng dẫn luận án của bà Antony Hewish[5][6] và nửa còn lại cho nhà thiên văn học Martin Ryle. Bell đã không được trao giải cùng, mặc dù là người đầu tiên phát hiện, quan sát và phân tích chính xác các sao xung.[11]
Bài báo công bố phát hiện các sao xung có 5 tác giả. Tên của Hewish được liệt kê đầu tiên, Bell đứng thứ hai. Hewish đã được trao giải Nobel, cùng với Martin Ryle, mà không có Jocelyn Bell Burnell với tư cách là người đồng nhận giải. Nhiều nhà thiên văn học nổi tiếng đã chỉ trích sự thiếu sót này,[12] bao gồm cả SirFred Hoyle.[13][14] Vào năm 1977, Bell Burnell đã làm giảm cuộc tranh luận này, nói rằng, "Tôi tin rằng giải Nobel sẽ mất đi danh giá nếu như nó được trao cho sinh viên nghiên cứu, ngoại trừ những trường hợp rất đặc biệt, và tôi không tin rằng tôi là một trong số họ." Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, đã thông báo giải Nobel Vật lý năm 1974,[15] đã trích dẫn Ryle và Hewish cho công trình tiên phong của họ về vật lý thiên văn vô tuyến, nêu cụ thể đến công trình nghiên cứu của Ryle về kỹ thuật giao thoa vô tuyến cho các kính thiên văn và vai trò quyết định của Hewish trong việc khám phá các sao xung.
Bà là chủ tịch của Hội Thiên văn Hoàng gia Anh từ năm 2002 đến 2004, chủ tịch Viện Vật lý từ tháng 10/2008 đến tháng 10 năm 2010, và là chủ tịch lâm thời sau cái chết của người kế nhiệm Marshall Stoneham vào đầu năm 2011. Bà đã trao toàn bộ khoản tiền thưởng trị giá 2.3 triệu bảng của Giải đặc biệt của giải Đột phá trong Vật lý cơ bản năm 2018 để giúp phụ nữ, dân tộc thiểu số, và học sinh tị nạn trở thành nhà nghiên cứu vật lý. [16][17]
Jocelyn Bell sinh ở Lurgan, Bắc Ireland trong gia đình của M. Allison và G. Philip Bell.[2][1] Cha của bà là kiến trúc sư đã giúp thiết kế cung thiên văn Armagh Planetarium,[18] và trong những lần đến chơi, cô được mọi người ở đây khuyến khích theo đuổi ngành thiên văn học chuyên nghiệp.[19] Jocelyn Bell cũng tìm hiểu các sách của cha mình về thiên văn học.
Bà lớn lên ở Lurgan và theo học Khoa dự bị[a] của Cao đẳng Lurgan từ năm 1948 đến 1956,[2] nơi mà cô, giống như các nữ sinh khác, không được phép học khoa học cho đến khi cha mẹ cô (và những người khác) phản đối chính sách của trường. Trước đây, chương trình học của các nữ sinh bao gồm những chủ đề như nấu ăn và học thêu chữ thập thay vì các môn khoa học.[21]
Năm 1965, bà tốt nghiệp trường đại học Glasgow chuyên ngành vật lý. Năm 1969, bà bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại học Cambridge. Trong thời gian ở đại học Cambridge, Jocelyn Bell đã làm việc trong nhóm nghiên cứu do nhà vật lý thiên văn Antony Hewish chỉ đạo với nhiệm vụ xây dựng dãy ăngten thu sóng vô tuyến (Interplanetary Scintillation Array) của đài thiên văn Mullard (MRAO) để quan sát các quasar. Năm 1967, bà đã phát hiện ra những tín hiệu vô tuyến đầu tiên của một sao xung.
Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, Jocelyn Bell Burnell đã tham gia giảng dạy tại rất nhiều trường đại học ở Anh và Hoa Kỳ. Trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2004, bà là chủ tịch của Hội thiên văn Hoàng gia. Năm 1974, Antony Hewish đã được trao một phần giải thưởng Nobel vật lý về các nghiên cứu trong lĩnh vực quan sát thiên văn tại bước sóng radio và phát hiện ra pulsar. Có một tranh cãi, đó là Jocelyn Bell không được trao một phần giải Nobel, mặc dù bà cũng đứng tên trong báo cáo khoa học về sự phát hiện ra pulsar. Tuy nhiên, bà đã được trao rất nhiều huân chương, giải thưởng cao quý khác ghi nhận những cống hiến của bà cho vật lý thiên văn hiện đại.
Hargittai, István (2003). The road to Stockholm: Nobel Prizes, science, and scientists. Oxford University Press. tr. 240. ISBN978-0-19-860785-4.
“Hawking receives Einstein Award”. Physics Today. 31 (4): 68. tháng 4 năm 1978. Bibcode:1978PhT....31d..68.. doi:10.1063/1.2995004. Jocelyn Bell Burnell, researcher on the staff of the Mullard Space Science Laboratory of University College London, is the recipient of the 1978 J. Robert Oppenheimer Memorial Prize.
“Herschel Medal Winners”(PDF). Royal Astronomical Society. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2016.
Hewish, A.; Bell, S. J.; Pilkington, J. D. H.; Scott, P. F.; Collins, R. A. (1968). “Observation of a Rapidly Pulsating Radio Source”. Nature. 217 (5130): 709. Bibcode:1968Natur.217..709H. doi:10.1038/217709a0.
“Jansky Home Page”. National Radio Astronomy Observatory. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2009.
“Jocelyn Bell Burnell”. QuakersInTheWorld web portal (QITW). Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2018.
“Jocelyn Bell Burnell profile”. Contributions of 20th Century Women to Physics (CWP). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2007.
Pilkington, J. D. H.; Hewish, A.; Bell, S. J.; Cole, T. W. (1968). “Observations of some further Pulsed Radio Sources”. Nature. 218 (5137): 126. Bibcode:1968Natur.218..126P. doi:10.1038/218126a0.
“Special Breakthrough Prize in Fundamental Physics Awarded to Jocelyn Bell Burnell for Discovery of Pulsars” (Thông cáo báo chí). Breakthrough Prize. ngày 6 tháng 9 năm 2018. A Special Breakthrough Prize in Fundamental Physics can be awarded by the Selection Committee at any time, and in addition to the regular Breakthrough Prize awarded through the ordinary annual nomination process. Unlike the annual Breakthrough Prize in Fundamental Physics, the Special Prize is not limited to recent discoveries.
“Visiting star at college”. Lurgan Mail. ngày 13 tháng 2 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2018.
Luminous Valentine (ルミナス・バレンタイン ruminasu barentain?) là một Ma Vương, vị trí thứ năm của Octagram, và là True Ruler of Holy Empire Ruberios. Cô ấy là người cai trị tất cả các Ma cà rồng và là một trong những Ma Vương lâu đời nhất.