Đại học Oxford

Viện Đại học Oxford
University of Oxford
Vị trí
Map
,
Thông tin
LoạiCông lập
Khẩu hiệuDominus Illuminatio Mea (tiếng Latinh)
Chúa là Ánh sáng của tôi[1]
Thành lậpKhông rõ, giảng dạy từ cuối thế kỉ 11 (1096)[2]
Hiệu trưởngLord Chris Patten
Số Sinh viên22.116[5]
Màu     Xanh Oxford[6]
Tài trợ3,772 tỉ bảng Anh (kể cả các trường thành viên)[3][4]
Websiteox.ac.uk
Thống kê
Sinh viên đại học11.772[5]
Sinh viên sau đại học9.850[5]
Năm 1605, Oxford vẫn là một thành phố có tường bao quanh, nhưng một số trường cao đẳng đã được xây dựng bên ngoài tường thành (phía bắc nằm ở cuối bản đồ này).

Viện Đại học Oxford (tiếng Anh: University of Oxford), còn gọi là Đại học Oxford, là một trong những viện đại học nghiên cứu liên hợp ở Oxford, Anh. Mặc dù ngày thành lập của Oxford chưa được xác định, có bằng chứng cho thấy hoạt động giảng dạy đã diễn ra từ tận năm 1096.[2] Oxford là viện đại học lâu đời nhất trong thế giới nói tiếng Anh và là viện đại học lâu đời thứ hai đang còn hoạt động trên thế giới.[2][7] Oxford phát triển mạnh kể từ năm 1167 khi Vua Henry II ra lệnh cấm sinh viên Anh đến học tại Viện Đại học Paris ở Pháp.[2] Sau những cuộc tranh cãi giữa một số học giả và cư dân Oxford trong năm 1209, họ chuyển đến Cambridge, phía đông bắc của Oxford, và thành lập một hội đoàn, sau này trở thành Viện Đại học Cambridge.[8] Hai viện đại học lâu đời này của nước Anh thường được gọi chung là "Oxbridge."

Viện Đại học Oxford được tạo thành bởi nhiều cơ sở khác nhau, trong đó có 39 trường đại học thành viên và một loạt các khoa học thuật được tổ chức thành bốn phân khoa đại học.[9] Tất cả các trường đại học này là các cơ sở tự điều hành và là một phần của viện đại học; mỗi trường đại học tự kiểm soát việc thu nhận thành viên và có thẩm quyền đối với cấu trúc tổ chức nội bộ cũng như những hoạt động của chính mình.[10] Là một viện đại học ở nội thị, Oxford không có khuôn viên chính; những tòa nhà và cơ sở vật chất của viện đại học nằm rải rác khắp trung tâm thành phố.

Phần lớn hoạt động giảng dạy ở bậc đại học được thực hiện thông qua những buổi học và thảo luận hàng tuần tại các trường thành viên; thêm vào đó là những buổi học, bài giảng, và buổi thực hành trong phòng thí nghiệm do các khoa và phân khoa của viện đại học tổ chức. Oxford là nơi ra đời của một số học bổng danh tiếng, trong đó có Học bổng Clarendon hoạt động từ năm 2001[11] và Học bổng Rhodes trong hơn một thế kỷ qua đã giúp đưa sinh viên ưu tú bậc sau đại học từ các nước đến học tại Oxford.[12] Trong số những cựu sinh viên của Oxford có 27 người được giải Nobel, 26 thủ tướng Anh, và nhiều nguyên thủ quốc gia ở các nước khác.[13]

Oxford là thành viên của Nhóm Russell các viện đại học nghiên cứu ở Anh, Nhóm Coimbra, Nhóm G5, Liên đoàn các Viện Đại học Nghiên cứu Âu châu, và Liên mình Quốc tế các Viện Đại học Nghiên cứu, cũng là thành viên cốt cán của Europaeum và thuộc "Tam giác vàng" (gồm ba viện đại học nghiên cứu hàng đầu ở Anh: Cambridge, London, và Oxford) của hệ thống giáo dục đại học Anh.[14][15][16]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Balliol College, một trong những trường đại học thành viên lâu đời nhất của viện đại học.

Ngày thành lập Đại học Oxford vẫn chưa được xác định. Dù trường đã giảng dạy từ năm 1096, nhưng không ai biết chắc thời điểm trường ra đời.[2]

Oxford phát triển mạnh kể từ năm 1167 khi Vua Henry II ra lệnh cấm sinh viên Anh đến học tại Viện Đại học Paris ở Pháp, đồng thời chủ trương trục xuất người nước ngoài khỏi Đại học Paris khiến nhiều học giả người Anh rời nước Pháp và đến Oxford[cần dẫn nguồn]. Nhà sử học Gerald xứ Wales đã diễn thuyết trước những học giả ấy trong năm 1188, và người đầu tiên được biết đến như một học giả nước ngoài, Emo xứ Freisland, đến đây năm 1190. Ít nhất là từ năm 1201, người đứng đầu viện đại học được gọi với chức danh Viện trưởng. Sinh viên liên kết với nhau theo địa phương gốc, chia thành hai "vùng miền", sinh viên miền Bắc (kể cả người Scotland) và sinh viên miền Nam (bao gồm người Ireland và xứ Wales). Thành viên những dòng tu như Franciscan, Carmelite, và Augustinian, đến Oxford từ thế kỷ 13, tạo lập ảnh hưởng, và điều hành các ký túc xá. Cũng vào giai đoạn này, những nhà tài trợ tư nhân thiết lập các trường thành viên như là những cộng đồng học thuật tự trị. Trong số những nhà tài trợ ban đầu có William of Durham, năm 1249 tài trợ cho University College, và John Balliol (Balliol College mang tên ông). Một nhà tài trợ khác, Walter de Merton, Tể tướng Anh, sau này là Giám mục Rochester, ông thiết lập những quy chuẩn cho nếp sống đại học; theo cách đó mà Merton College trở nên hình mẫu cho phương thức tài trợ tại Oxford cũng như tại Cambridge. Từ đó, ngày càng có nhiều sinh viên rời những ký túc xá do các dòng tu điều hành để đến sống tại các college.

Mob Quad của Merton College, sân tứ giác cổ xưa nhất tại Oxford.

Nền học thuật mới của Thời kỳ Phục hưng tạo dấu ấn sâu đậm trên Đại học Oxford kể từ thế kỷ 15. Trong số những học giả của giai đoạn này có William Grocyn đã góp phần phục hồi việc nghiên cứu Hi văn, và John Colet, một học giả Kinh Thánh tài năng. Khi bùng nổ cuộc Cải cách Kháng Cách cũng là lúc mối quan hệ với Giáo hội Công giáo Rô-ma bị cắt đứt. Những người bất phục rời Oxford để đến châu Âu lục địa, chủ yếu tập trung về Đại học Douai. Phương pháp giáo dục tại Oxford được chuyển đổi từ nền học thuật kinh viện Trung Cổ sang nền giáo dục Phục hưng. Năm 1636, Viện trưởng William Laud, cũng là Tổng Giám mục Canterbury, chuẩn hóa quy chế đại học; phần lớn các điều khoản trong quy chế này vẫn được áp dụng cho đến giữa thế kỷ 19. Laud là người có công xác lập những chức năng nhằm bảo đảm các ưu đãi cho Nhà Xuất bản Đại học, cũng đã đóng góp đáng kể cho Thư viện Bodleian, thư viện chính của viện đại học.

Suốt trong cuộc Nội chiến Anh (1642 – 1649) viện đại học là trung tâm của đảng Bảo hoàng, trong khi thị trấn Oxford ủng hộ cánh Quốc hội đối nghịch. Song, kể từ giữa thế kỷ 10, Đại học Oxford ít khi can dự vào các vụ tranh chấp chính trị.

Năm 1729, tại trường Christ Church, một nhóm sinh viên, dưới sự hướng dẫn của hai anh em JohnCharles Wesley, cùng đến với nhau để tìm kiếm một nếp sống tôn giáo sâu nhiệm hơn bằng cách nghiên cứu Kinh Thánh, cầu nguyện, và chia sẻ những trải nghiệm tâm linh;[17][18][19] đồng thời họ cũng dấn thân trong công tác từ thiện như thăm viếng người tù, và dạy học cho trẻ mồ côi. Nhóm "Câu lạc bộ thánh", như họ được gọi vào thời ấy, là tiền thân của Phong trào Giám Lý, có ảnh hưởng sâu rộng trên cộng đồng Kháng Cách cho đến ngày nay.

Trường Christ Church, Oxford, 1742.

Giai đoạn giữa thế kỷ 19 chứng kiến những tác động của Phong trào Oxford (1833-1845) khởi phát bởi John Henry Newman (về sau là Hồng y Công giáo). Còn ảnh hưởng của mô hình cải cách từ các đại học Đức đến Oxford qua những học giả như Edward Bouverie Pusey, Benjamin Jowett, và Max Müller.

Trong thế kỷ 19 có nhiều cải cách được thực thi như thay hình thức vấn đáp trong các kỳ thi tuyển sinh bằng thi viết, có thái độ cởi mở hơn đối với các giáo hội ngoài quốc giáo, và thiết lập bốn trường thành viên dành cho nữ giới. Có thêm những cải tổ trong thế kỷ 20 như bỏ việc bắt buộc dự lễ thờ phượng hằng ngày, không chỉ các mục sư mới có thể nhận chức giáo sư môn tiếng Hebrew, trong khuynh hướng giảm thiểu ràng buộc với nề nếp truyền thống, và khởi sự mở các môn học mới về khoa học và y khoa. Từ năm 1920 chấm dứt yêu cầu hiểu biết tiếng Hi Lạp cổ khi nhập học, và tiếng La-tinh từ năm 1960.

Trong danh sách dài các nhân vật xuất chúng của Đại học Oxford có nhiều người người nổi bật trong chính trường, các ngành khoa học, y học, và văn chương Anh. Hơn 40 khôi nguyên Giải Nobel và hơn 50 nhà lãnh đạo thế giới từng có mối quan hệ với Đại học Oxford.[13]

Giáo dục cho Nữ giới

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1875, viện đại học thông qua bản quy chế cho phép thu nhận nữ sinh viên cấp cử nhân.[20] Bốn trường thành viên dành cho nữ được thành lập nhờ sự vận động tích cực của Hội Giáo dục Đại học cho Nữ giới (AEW). Năm 1878[21] thành lập Trường Lady Margaret, năm 1879 Somerville College;[22] 21 nữ sinh viên đầu tiên đến những nghe giảng bài trong những lớp học ngay tầng trên của một hiệu bánh của Oxford.[20] Kế đó là các trường nữ St Hugh (1886),[23]) St Hilda (1893),[24] và St Anne (1952).[25]

Somerville College

Từ lâu, Oxford vẫn được xem là thành lũy của đặc quyền nam giới,[26] cho nên mãi đến ngày 7 tháng 10 năm 1920, nữ sinh viên của trường mới được hưởng đầy đủ quyền lợi.[27] Năm 1927, các khoa trưởng ra quy định giới hạn số nữ sinh viên không quá một phần tư số nam sinh viên, đến năm 1957, quy định này mới bị hủy bỏ.[20] Tuy vậy, trước thập niên 1970 viện đại học vẫn duy trì hệ thống giáo dục tách biệt giữa các trường nam và trường nữ, và các trường nữ bị giới hạn trong tuyển sinh. Chỉ từ năm 1959 các trường nữ mới có được sự bình đẳng.

Năm 1974 các trường Brasenose, Jesus, Wadham, Hertford, và St Catherine bắt đầu thu nhận nữ sinh viên.[28][29] Năm 2008, trường nữ duy nhất còn sót lại, St Hilda, nhận nam sinh viên, chấm dứt thời kỳ dài phân biệt giới tính trong tuyển sinh ở Oxford.[30] Đến năm 1988, 40% sinh viên cấp cử nhân ở Oxford là nữ; tỷ lệ này hiện là 48/52, nam giới vẫn tiếp tục duy trì thế đa số ở đây.

Bối cảnh cuốn tiểu thuyết trinh thám Gaudy Night của Dorothy Sayers – Sayers là một trong những phụ nữ đầu tiên nhận văn bằng đại học của Oxford – diễn ra tại một Somerville College ở Oxford, những vấn đề về giáo dục cho nữ giới cũng là tâm điểm của câu chuyện.

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Là một viện đại học có nhiều đơn vị thành viên, cấu trúc tổ chức của Oxford có thể gây bối rối cho những ai chưa quen với mô hình này. Viện Đại học trông giống như một liên đoàn với hơn bốn mươi trường đại học tự trị, nhưng được điều hành bởi một bộ máy hành chính, đứng đầu là Phó Viện trưởng. Các khoa chuyên ngành đều được tập trung ở đây; chúng không phụ thuộc vào trường thành viên nào. Những khoa này cung ứng lực lượng giảng dạy và nghiên cứu, ấn định giáo trình và phương pháp giảng dạy, tiến hành các cuộc nghiên cứu, thuyết trình, và tổ chức các hội nghị chuyên đề.

Những trường thành viên tổ chức các lớp học cho sinh viên cấp cử nhân. Giảng viên của những khoa và ban chuyên ngành được phân bổ cho nhiều trường thành viên, mặc dù một vài trường không liên kết đa ngành như Nuffield College chỉ chuyên về khoa học xã hội, trong khi hầu hết các trường thành viên đều có tầm liên kết rộng đa ngành. Các tiện nghi giáo dục như thư viện được đáp ứng đầy đủ cho mọi cấp học: ở viện đại học trung tâm có Thư viện Bodleian, mỗi khoa và ban chuyên ngành đều có thư viện riêng, thí dụ như Thư viện Khoa Anh ngữ, còn tại mỗi trường thành viên đều có thư viện đa ngành.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]
All Souls College, nhìn từ University Church

Lãnh đạo chính thức của viện đại học là Viện trưởng (Chancellor), đương nhiệm là Lord Patten of Barnes, mặc dù giống hầu hết các viện đại học tại Anh, chức vụ Viện trưởng chỉ có tính tượng trưng, không phải giải quyết các công việc thường nhật của trường. Các thành viên Hội nghị (Convocation) bầu chọn Viện trưởng có nhiệm kỳ trọn đời. Lúc đầu, chỉ có những người tốt nghiệp với văn bằng tiến sĩ hoặc thạc sĩ mới được gia nhập Hội nghị, về sau tất cả sinh viên tốt nghiệp đều là thành viên.

Chức danh Phó Viện trưởng (Vice-Chancellor) mới thực sự là người lãnh đạo viện đại học. Phó Viện trưởng đương nhiệm là Louise Richardson, được bổ nhiệm vào tháng 1 năm 2016, và là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ chức vụ này. Hiện có năm Phụ tá Phó Viện trưởng đặc trách Giáo dục, Nghiên cứu, Quy hoạch và Tài nguyên, Phát triển và Ngoại vụ, Nhân sự và Cơ hội bình đẳng. Hội đồng Viện Đại học là cơ quan điều hành của nhà trường gồm có Phó Viện trưởng, các khoa trưởng, và các thành viên khác là những người được Hội đoàn (Congregation) bầu chọn, cùng một số quan sát viên của Liên đoàn Sinh viên.

Hội đoàn, "Nghị viện của giới chức viện đại học", có 3 700 thành viên gồm có những nhà khoa bảng và viên chức quản trị của viện đại học, chịu trách nhiệm tối hậu về các vấn đề lập pháp: thảo luận và công bố các chính sách do Hội đồng Viện Đại học đệ trình. Chỉ có Oxford và Cambridge (có cấu trúc tương tự) mới có hình thái quản trị dân chủ như thế.

Đại học Oxford là viện đại học công, trường nhận tiền từ chính phủ, nhưng cũng là là "đại học tư" theo ý nghĩa trường được hoàn toàn tự trị, cũng như có quyền chọn lựa để trở thành trường tư nếu từ chối nhận tiền từ công quỹ.[31]

Lord Patten of Barnes, Viện trưởng, trong lễ phục Đại học Oxford.

Trường thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Có hai loại trường thành viên: collegehall. Oxford có 39 college (trường đại học) và 5 Permanent Private Hall (PPH, tạm dịch: Nhà Riêng Thường trực). Một sự khác biệt giữa collegePPHcollege được điều hành bởi các ủy viên đại học, trong khi PPH được thành lập và tiếp tục được điều hành, ít nhất là một phần, bởi giáo hội Kitô giáo có liên quan). Mỗi đơn vị thành viên có quyền tự trị về nhân sự, cấu trúc nội bộ, và điều hành.[10]

Danh sách colleges:

Danh sách PPHs:

Giảng dạy và Văn bằng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở cấp cử nhân, chương trình giảng dạy tập trung vào các buổi học nhóm, mỗi nhóm (từ 1 – 4) sinh viên thảo luận về một đề tài hoặc giải một luận đề. Thường thì mỗi tuần có một hoặc hai lần thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Ngoài ra, còn có những buổi thuyết trình, các lớp học, và các hội nghị chuyên đề được tổ chức trên quy mô khoa. Sinh viên cao học được yêu cầu tham dự các lớp học và các hội nghị chuyên đề, mặc dù họ phải dành nhiều thì giờ hơn cho nghiên cứu của riêng họ.

Viện đại học tự tổ chức các kỳ thi và cấp văn bằng. Phải qua được hai đợt khảo thí là yêu cầu tiên quyết cho văn bằng đầu tiên. Đợt đầu, gọi là Honour Moderations ("Mods" và "Honour Mods") hoặc sơ khảo ("Prelims") thường tổ chức vào cuối năm thứ nhất (sau hai học kỳ nếu học Luật, Thần học, Triết học, Tâm lý, hoặc sau năm học kỳ nếu học các môn cổ điển).

Phòng ăn của Balliol College.

Đợt khảo thí thứ hai, Final Honour School ("Finals") tổ chức vào cuối chương trình cử nhân (cho các môn nhân văn và khoa học xã hội) hoặc vào cuối mỗi năm học sau năm thứ nhất (toán, vật lýkhoa học đời sống, cùng một số môn khoa học xã hội). Dựa vào kết quả kỳ thi chung cuộc (Finals), thí sinh sẽ nhận văn bằng xếp hạng tối ưu, ưu, bình, và bình thứ, hoặc chỉ đơn giản đã "đậu" kỳ thi. Hạng "bình" chiếm tỷ lệ cao nhất trong số thí sinh qua được kỳ thi. Tuy nhiên, chỉ từ hạng "bình thứ" trở lên mới được đi tiếp cho chương trình cao học.

Niên khóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi năm học có ba học kỳ.[32] Học kỳ Michaelmas kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12; Học kỳ Hilary từ tháng 1 đến tháng 3; và Học kỳ Trinity từ tháng 4 đến tháng 6.

Lễ phục

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ phục là trang phục bắt buộc khi tham dự các kỳ thi, những buổi họp hội đồng kỷ luật, và khi sinh viên đến gặp các giới chức đại học. Một số bữa ăn đặc biệt của trường cũng yêu cầu sinh viên mặc lễ phục để tham dự. Lễ phục của các học sinh mới đều giống nhau, bao gồm áo trắng, nơ đen, quần hoặc váy đen kèm vớ đen, giày đen, áo khoác cộc tay, và mũ, nhưng theo lệ thì học sinh không được đội mũ mà chỉ được cầm trên tay cho đến khi tốt nghiệp[33]. Hết năm nhất, học sinh ưu tú sẽ được quyền thay áo khoác cộc tay bằng áo khoác có tay dài hơn để biểu đạt vị trí học giả của mình.

Tài chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong niên khóa 2005-06 Viện đại học thu được 608 triệu bảng Anh, các trường thành viên thu 237 triệu bảng Anh (trong đó có 41 triệu bảng từ Viện đại học rót xuống). Đối với Viện Đại học, những nguồn thu lớn nhất là từ ngân sách quốc gia (166 triệu bảng), và các khoản trợ cấp nghiên cứu (213 triệu bảng). Đối với các trường thành viên, nguồn thu lớn nhất là từ các khoản đóng góp và tiền lãi (82 triệu bảng), và phí ký túc xá (47 triệu bảng). Trong khi Viện Đại học có ngân sách điều hành lớn hơn, thì các trường thành viên có các khoản quyên tặng lớn hơn nhiều, cộng dồn lên đến khoảng 2, 7 tỉ bảng, so với 900 triệu bảng tiền quyên tặng cho Viện Đại học.[34]

Tháng 5, 2008, Viện Đại học phát động chiến dịch gây quỹ gọi là Oxford Thinking – The Campaign for the University of Oxford.[35] Với mục tiêu tối thiểu là 1, 25 tỉ bảng Anh, chiến dịch tìm kiếm ngân quỹ cho ba lãnh vực: các chương trình học thuật cùng các vị trí giảng dạy và nghiên cứu, hỗ trợ sinh viên, xây dựng cơ sở và cấu trúc hạ tầng.[36]

Tuyển sinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Oxford không giới hạn độ tuổi tuyển sinh cấp cử nhân. Thời trước, nam sinh viên năm thứ nhất thường tuổi từ mười bốn đến mười chín.[37] Jeremy Bentham nhập học năm 1761 lúc mười ba tuổi, là một ngoại lệ.[38] Ngày nay, độ tuổi bình thường để vào Oxford là mười bảy, mặc dù đa số ở tuổi mười tám hoặc mười chín. Riêng Trường Harris Manchester chỉ nhận sinh viên đã trưởng thành (trên 21 tuổi). Trên lý thuyết, dù nhỏ tuổi bạn vẫn có thể nhập học nếu đạt yêu cầu tuyển sinh. Năm 1983, Ruth Lawrence trở thành sinh viên Oxford lúc mới mười hai.

Quy trình

[sửa | sửa mã nguồn]
Sân Tom Quad trong tuyết (Trường Christ Church).

Giống các đại học khác ở Anh, thí sinh vào Oxford phải nộp đơn theo hệ thống Dịch vụ Tuyển sinh Đại học (UCAS), tuy nhiên hạn nộp ngày 15 tháng 10 hằng năm sớm hơn 2 tháng cho 2 đại học Oxford và Cambridge so với đa số các đại học khác (hạn nộp 15 tháng 1 năm tiếp theo).[39] Để đánh giá chính xác từng cá nhân, thí sinh không được nộp đơn nhập học hai trường Oxford và Cambridge trong cùng một năm, ngoại trừ những người xin Học bổng Organ, và thí sinh văn bằng hai.[40][41]

Các trường thành viên phối hợp với nhau để bảo đảm rằng những sinh viên giỏi nhất sẽ giành được một chỗ trong Viện Đại học bất kể trường nào họ chọn.[42] Khoảng 60% thí sinh đậu vòng sơ tuyển, sẽ được mời đến phỏng vấn trong ba ngày trong tháng 12, nhà trường cung cấp bữa ăn và chỗ ở cho những người được mời. Sinh viên bên ngoài châu Âu có thể được phỏng vấn từ xa, thí dụ như qua Internet. Năm 2007, các trường thành viên, khoa, ban chuyên ngành ấn hành một "bộ khung chung" trình bày những nguyên tắc và quy trình cần tuân thủ.[43]

Trước năm 2020, các cuộc phỏng vấn này thường được tổ chức trực tiếp nhưng được chuyển sang trực tuyến trong đại dịch Covid-19 và vẫn trực tuyến kể từ đó. [44]

Giấy mời nhập học sẽ được gởi đến ngay trước Giáng sinh. Cứ bốn thí sinh được chọn sẽ có một người được mời nhập học tại một trường họ không nộp đơn.[45][46]

Đối với thí sinh cấp cao học, nhiều trường thích chọn những người đã làm nghiên cứu với một trong những giảng viên của trong trường, bộ môn hữu quan sẽ xem xét trước khi chuyển giao cho trường.[47]

Ban Giáo dục Kéo dài của Viện Đại học hỗ trợ những sinh viên lớn tuổi học tại chức. Hầu hết theo học tại Trường Kellogg, dù vài trường khác cũng chấp nhận họ.

Tiện nghi giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]
Tòa nhà Radcliffe Camera, xây dựng 1737–1749, là một trong những thư viện của Oxford.

Thư viện

[sửa | sửa mã nguồn]

Oxford có 102 thư viện,[48] trong đó có 30 thư viện[49] thuộc chuỗi Thư viện Bodleian, thư viện nghiên cứu trung tâm của Viện Đại học. Với hơn 11 triệu đầu sách chứa trên các kệ sách có chiều dài 120 dặm (190 km), chuỗi Thư viện Bodleian là thư viện lớn thứ nhì tại Anh, chỉ sau Thư viện Anh Quốc. Thư viện Bodleian là một trong số sáu thư viện ở Anh có đặc quyền lưu trữ, tức là quyền yêu cầu tất cả đầu sách, nhật báo, tạp chí, và tiểu luận xuất bản tại Anh phải nộp cho thư viện một ấn bản của đầu sách ấy. Do đó, tốc độ tăng trưởng chiều dài kệ sách của chuỗi thư viện mỗi năm là hơn 3 dặm (5 km).[50] Những cơ sở chính gồm có thư viện nguyên thủy tại khu tứ giác Old Schools (Sir Thomas Bodley thành lập năm 1598, mở cửa năm 1602), và các tòa nhà Radcliffe Camera, Clarendon, và New Bodleian. Một đường hầm bên dưới Đường Broad nối kết những tòa nhà này với nhau. Những thư viện còn loại thuộc chuỗi Bodleian gồm có Thư viện Luật Bodleian, Thư viện Học viện Ấn Độ, Thư viện Khoa học Radcliffe, Thư viện Học viện Đông phương, và Thư viện Lịch sử Hoa Kỳ Vere Harmsworth.[49]

Tháng 10, 2010, Oxford khánh thành một kho chứa sách mới ở South Marston, Swindon,[51] và tòa nhà New Bodleian đang được tái thiết, mang tên mới Thư viện Weston khi khánh thành trong năm 2015,[52] nhằm xây dựng một sảnh trưng bày những bộ sưu tập quý của thư viện (trong đó có tuyển tập những vở kịch của Shakespeare xuất bản năm 1623 mà giới học giả thường gọi là First Folio, và quyển Kinh Thánh Gutenberg), cũng như những cuộc triển lãm khác.

Những thư viện chuyên ngành của Oxford gồm có Thư viện Sackler lưu giữ những bộ sưu tập cổ điển, và những thư viện khác trực thuộc những ban học thuật và các trường thành viên.[48] Các thư viện của Oxford dành cho các sinh viên tùy nghi sử dụng, ngoại trừ thư viện Codrington thuộc trường All Souls, có yêu cầu sinh viên phải đăng ký thành viên mới được vào. Hầu như tất cả thư viện của Oxford đều có chung một danh mục liệt kê, Hệ thống Thông tin Thư viện Oxford.[53]

Bảo tàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Bên cạnh hệ thống thư viện đồ sộ của mình, Oxford còn có những viện bảo tàng. Bảo tàng Ashmolean, thành lập năm 1683, là viện bảo tàng lâu đời nhất nước Anh, cũng là viện bảo tàng đại học cổ xưa nhất thế giới.[54] Lưu giữ tại viện bảo tàng này là những bộ sưu tập quan trọng về nghệ thuật và khảo cổ, trong đó có những tác phẩm của Michelangelo, Leonardo da Vinci, Turner, và Picasso, cùng các cổ vật quý như bình đá Scorpion, bia văn Parian, và bộ châu báu Alfred. Ở đây còn có cây đàn vĩ cầm cổ của Stradivarius, "The Messiah", được xem là một trong số những cây đàn vĩ cầm tinh xảo nhất còn hiện hữu.

Sau đợt tái thiết tốn 49 triệu bảng, Bảo tàng viện Ashmolean mở cửa trong tháng 11 năm 2009 với diện tích sử dụng được tăng gấp đôi cùng những tiện nghi mới.[55]

Mùa thu trong Vườn Bách thảo Oxford.

Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên lưu giữ những mẫu vật lịch sử thiên nhiên của Viện Đại học. Tọa lạc tại một tòa nhà lớn theo kiến trúc neo-Gothic trên đường Parks, thuộc Khu Khoa học của Viện Đại học.[56][57] Trong bộ sưu tập của viện bảo tàng có những bộ xương của loài khủng long bạo chúa và loài khủng long ba sừng, cùng bộ sưu tập gần như hoàn chỉnh loài chim dodo được tìm thấy bất cứ nơi nào trên thế giới.

Kế đó là Bảo tàng Pitt Rivers, thành lập năm 1884, trưng bày những bộ sưu tập nhân học và khảo cổ học của Viện Đại học, đang lưu trữ hơn 500 000 hiện vật. Nhiều cán bộ của viện bảo tàng giảng dạy môn nhân học tại Oxford từ ngày mới thành lập, khi Tướng Augustus Pitt Rivers yêu cầu Viện Đại học thiết lập môn nhân học theo một trong những điều kiện ông đưa ra khi đóng góp cho nhà trường.

Bảo tàng Lịch sử Khoa học nằm trong tòa nhà cổ trên đường Broad,[58] chứa 15 000 hiện vật từ thời cổ đại đến thế kỷ 20 tiêu biểu cho hầu hết mọi khía cạnh của lịch sử khoa học.

Khoa Âm nhạc nằm trên Đường St Aldate ở Oxford, lưu giữ bộ sưu tập Bate các loại nhạc cụ thuộc dòng nhạc cổ điển phương Tây từ thời Trung Cổ cho đến nay.

Vườn Bách thảo là vườn thực vật lâu đời nhất ở Anh, và là vườn bách thảo lâu đời thứ ba của thế giới. Ở đây có thể tìm thấy hơn 90% họ thực vật trên thế giới. Phòng Tranh Christ Church có bộ sưu tập hơn 200 tác phẩm của các họa sĩ trước năm 1800.

Hội học sinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài hội học sinh chính thức (Oxford University Student Union), trường Đại học Oxford còn có hàng trăm hội nhóm được sáng lập bởi sinh viên cho các mục đích khách nhau, ví dụ như từ thiện (Raise-and-Give Oxford...), nhóm sinh hoạt cho sinh viên các nước (German Soc, Scandinavian Soc, VOX...), nhòm trao đổi về môn học (PPE Soc Lưu trữ 2020-04-12 tại Wayback Machine, Law Soc...). Trong đó, lâu đời nhất là The Oxford Union Society (thường gọi là Oxford Union).

Oxford Union

[sửa | sửa mã nguồn]

The Oxford Union Society (thường gọi là Oxford Union) là hội nhóm học sinh lâu đời nhất của trường Đại học Oxford. Được thành lập vào năm 1823, Oxford Union là một trong những hội nhóm học sinh lâu đời nhất Vương Quốc Anh, và một trong những hội nhóm học sinh uy tín nhất thế giới[59]. Oxford Union có chức năng chính là hội nhóm biện luận, nhưng ngoài ra hội còn có truyền thống mời các nhân vật có ảnh hưởng trong giới chính trị, học viện, kinh doanh, cũng như là giải trí, từ các cựu tổng thống Mỹ Ronald Reagan, Jimmy Carter, Richard NixonBill Clinton, Thủ tướng anh như Winston Churchill, Margaret Thatcher, David CameronTheresa May, nhà đấu tranh Malcolm X, Đức Dalai Lama và Mẹ Teresa, diễn viên Morgan Freeman, các ca sỹ Elton John, Michael Jackson...

Trên bảng xếp hạng của Times Good University Guide 2008, Oxford chiếm vị trí số một ở Anh, kế đó là Cambridge.[60] Oxford được xếp hạng đầu trong các môn Chính trị học, Khoa học Sinh lý, Anh ngữ, Hội họa, Kinh doanh, Trung Đông học và Phi châu học, Âm nhạc, Triết học, riêng hai môn Giáo dục họcNgôn ngữ học cùng xếp hạng nhất với Cambridge. Oxford đứng kế Cambridge trong 17 môn khác. Oxford có 3 hạng ba, 1 hạng ba đồng hạng, và có 3 môn xếp hạng tư, năm, và sáu đồng hạng.[61]

Oxford xếp vị trí thứ 7 thế giới và thứ 2 ở châu Âu trong bảng xếp hạng Academic Ranking of World Universities 2019.[62]

Trên bảng Times Higher Education World University Rankings 2022, Oxford ở hạng nhất thế giới (Caltech hạng nhì, Đại học Harvard đồng hạng nhì), và là năm thứ tư liên tiếp xếp đầu bảng này.[63] Trên bảng QS World University Rankings 2021, Oxford vẫn xếp hạng dẫn đầu trước Đại học Stanford, Đại học HarvardViện Công nghệ California.[64]

UK University Rankings
2013 2012 2011 2010 2009 2008 2007 2006 2005 2004 2003 2002 2001 2000 1999 1998 1997 1996
Times Good University Guide 1st 1st[65] 1st[14] 1st[66] 1st[67] 1st[68] 1st 1st[69] 1st 1st[70] 2nd 3rd 3rd 3rd 2nd 2nd 2nd
Guardian University Guide 2nd[71] 1st[72] 1st[16] 1st[73] 1st[74] 1st 2nd[75] 1st[76] 2nd[77] 2nd[78] 2nd[70]
Sunday Times University Guide 1st 1st[79] 2nd 2nd 2nd 2nd[80] 2nd[80] 2nd[81] 2nd 2nd 2nd 2nd 2nd 2nd
Independent
Complete University Guide
supported by
PricewaterhouseCoopers
3rd[82] 2nd 1st[83] 1st[15] 1st[84] 2nd[84]
Daily Telegraph 2nd[85] 4th 4th[70]
FT 2nd[86] 2nd[70][87] 2nd[88] 2nd[89] 3rd[90] 3rd[91]

Nhân vật nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]
Vua Harald V của Na Uy.

Có nhiều cựu sinh viên Oxford (Oxonian) nổi tiếng trên khắp thế giới:

Trong danh sách Thủ tướng Anh có những người từng theo học tại Oxford như William Gladstone, Herbert Asquith, Clement Attlee, Harold Macmillan, Harold Wilson, Edward Heath, Margaret Thatcher, Tony Blair[92] và cựu thủ tướng David Cameron.[93]

Có ít nhất 30 nhà lãnh đạo trên thế giới đã thụ hưởng nền giáo dục tại Oxford,[13] gồm có Harald V của Na Uy,[94] Abdullah II của Jordan,[13] ba Thủ tướng Úc (John Gorton, Malcolm FraserBob Hawke),[95][96][97] hai Thủ tướng Canada (Lester B. Pearson, và John Turner),[13][98] Thủ tướng Ấn Độ Manmohan SinghIndira Gandhi (dù bà chưa hoàn tất chương trình học để được cấp bằng),[13][99] năm Thủ tướng Pakistan (Liaquat Ali Khan, Huseyn Shaheed Suhrawardy, Sir Feroz Khan Noon, Zulfiqar Ali Bhutto, và Benazir Bhutto),[13] S. W. R. D. Bandaranaike (cựu Thủ tướng Sri Lanka), Norman Washington Manley của Jamaica,[100] Eric Williams (Thủ tướng Trinidad và Tobago), Álvaro Uribe (Cựu Tổng thống Colombia'), Abhisit Vejjajiva (cựu Thủ tướng Thái Lan), và Bill Clinton (Tổng thống Mỹ đầu tiên từng theo học ở Oxford; ông được Học bổng Rhodes).[13][101] Arthur Mutambara (Phó Thủ tướng Zimbabwe) cũng là người được Học bổng Rhodes. Festus Mogae (cựu Tổng thống Botswana) từng là sinh viên University College.

Aung San Suu Kyi.

Nhà dân chủ Miến Điện và là khôi nguyên Giải Nobel, Aung San Suu Kyi, từng học ở St. Hugh's College.[102] Ngoài Aung San Suu Kyi, còn có 47 người đoạt Giải Nobel từng học hoặc giảng dạy tại Oxford.[13]

Oxford cũng là nơi xuất thân của ít nhất 12 vị thánh, và 20 Tổng Giám mục Canterbury kể cả Tổng Giám mục Canterbury gần đây Rowan Williams, (ông học tại Wadham College rồi trở thành Giáo sư tại Christ Church).[13][103]

Nhà cải cách tôn giáo John Wycliffe từng là học giả và giáo sư tại Balliol College. John Colet, nhà nhân văn Kitô giáo, kinh sĩ trưởng Nhà thờ chính tòa Thánh Paul, từng học ở Magdalen College. Người khởi xướng Phong trào Giám Lý, John Wesley, đã học tại Christ Church College và được bầu làm ủy viên của Lincoln College.[104] Phong trào Oxford trong Giáo hội Anh cũng khởi phát từ đây với các nhân vật như John Henry Newman, Edward Bouverie PuseyJohn Keble.

Những nhân vật tôn giáo khác là Mirza Nasir Ahmad, Caliph của Cộng đồng Hồi giáo Ahmadiyya, và Shoghi Effendi, một trong những lãnh tụ của đạo Baha'i.

Khoảng 40 người đoạt huy chương Olympic có mối quan hệ học thuật với Oxford, trong đó có Sir Matthew Pinsent, bốn huy chương vàng môn đua thuyền.[13][105] T. E. Lawrence sinh viên của Jesus College,[106] ngoài ra còn có nhiều sinh viên Oxford xuất sắc khác là nhà thám hiểm, nhà văn, và nhà thơ, Sir Walter Raleigh, (từng học tại Oriel College nhưng rời trường mà không có văn bằng nào)[107] và ông trùm truyền thông người Úc, Rupert Murdoch.[108]

Kate Beckinsale.

Trong danh sách dài các tác gia có quan hệ với Oxford có John Fowles, Theodor Geisel, Thomas Middleton, Samuel Johnson, Robert Graves, Evelyn Waugh,[109] Lewis Carroll,[110] Aldous Huxley,[111] Oscar Wilde,[112] C. S. Lewis,[113] J. R. R. Tolkien,[114] Graham Greene,[115] V.S.Naipaul, Philip Pullman,[13] Joseph Heller,[116] Vikram Seth,[13] những thi sĩ Percy Bysshe Shelley,[117] John Donne,[118] A. E. Housman,[119] W. H. Auden,[120] T. S. Eliot, Wendy PerriamPhilip Larkin,[121] và bảy nhà thơ được trao giải (Thomas Warton,[122] Henry James Pye,[123] Robert Southey,[124] Robert Bridges,[125] Cecil Day-Lewis,[126] Sir John Betjeman,[127]Andrew Motion).[128]

Các kinh tế gia Adam Smith, Alfred Marshall, E. F. SchumacherAmartya Sen, cùng các triết gia Robert Grosseteste, William of Ockham, John Locke, Thomas Hobbes, Jeremy Bentham, và A. J. Ayer từng học ở Oxford. Những nhà khoa học tiếng tăm như Robert Hooke,[13] Stephen Hawking,[13] Richard Dawkins,[129] Frederick Soddy,[130] Tim Berners-Lee,[13] co-inventor of the World Wide Web, and Dorothy Hodgkin.[131] Robert Boyle, Albert Einstein, Edwin Hubble,[13] Erwin Schrödinger cũng từng học hoặc làm việc tại Oxford.

Tương tự, những nhà soạn nhạc Sir Hubert Parry, George Butterworth, John Taverner, William Walton, James WhitbournAndrew Lloyd-Webber từng có thời kỳ sống ở Oxford.

Các diễn viên Hugh Grant,[132] Kate Beckinsale,[132] Dudley Moore,[133] Michael Palin,[13]Terry Jones[134] từng là sinh viên cấp cử nhân tại Viện Đại học, cũng từng học ở Oxford là Florian Henckel von Donnersmarck,[13] và những nhà làm phim Ken Loach[135]Richard Curtis, cả hai đều nhận Giải Oscar. Trong lĩnh vực thể thao còn có Imran Khan.[13]

Trong số những người Việt Nam thành danh từng theo học tại Oxford có Trịnh Hội,[136][137] nhà hoạt động xã hội,[138] diễn viên.[139]

Oxford trong văn học và truyền thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học Oxford được sử dụng làm bối cảnh cho nhiều tác phẩm văn học hư cấu. Từ năm 1400, Chaucer đã nhắc đến "sinh viên Oxenford" trong quyển Cantebury Tales. Đến năm 1989, có 533 cuốn tiểu thuyết lấy Oxford làm bối cảnh, và con số này đang gia tăng.[140] Trong số các tác phẩm nổi tiếng có thể kể từ quyển Brideshead Revisited của Evelyn Waugh đến His Dark Materials của Philip Pullman.

Các cơ quan thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Truyền thông

[sửa | sửa mã nguồn]
Magdalen College, một buổi sáng tháng 5 năm 2007.

Kiến trúc và công viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thi Thiên 27: 1, "Chúa là ánh sáng và ơn cứu độ của tôi".
  2. ^ a b c d e “Introduction and History”. University of Oxford. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2014.
  3. ^ “Oxford University Financial Statements 2012”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2013.
  4. ^ “Oxford University Colleges Financial Statements 2012” (PDF). Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2013.
  5. ^ a b c “Supplement (1) to No. 5049 – Student Numbers 2013” (PDF). Oxford University Gazette. Oxford: University of Oxford. ngày 12 tháng 2 năm 2013. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2014.
  6. ^ from “The brand colour – Oxford blue”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012.
  7. ^ Sager, Peter (2005). Oxford and Cambridge: An Uncommon History p. 36
  8. ^ “Early records”. University of Cambridge.
  9. ^ “Oxford divisions”. University of Oxford. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2013.
  10. ^ a b “Colleges and Halls A-Z”. University of Oxford. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2008.
  11. ^ “Clarendon Fund: Graduate Scholarships at the University of Oxford, Clarendon Fund Scholarships”. Clarendon.ox.ac.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2014.
  12. ^ “Applying for the Rhodes Scholarships – The Rhodes Trust”. rhodeshouse.ox.ac.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2010.
  13. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t “Famous Oxonians”. University of Oxford. ngày 30 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2014.
  14. ^ a b Watson, Roland; Elliott, Francis; Foster, Patrick. “The Times Good University Guide 2010”. The Times. UK. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2009.
  15. ^ a b “The Complete University Guide 2010”. The Complete University Guide.
  16. ^ a b “The Guardian University guide 2010”. The Guardian. UK. ngày 12 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2009.
  17. ^ “Holy Club”. Christianity Today. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2009.
  18. ^ “Holy Club”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2009.
  19. ^ Keysor, Charles W. (1996). Our Methodist Heritage. Good News. tr. 12. ISBN 0-912692-27-8.
  20. ^ a b c Frances Lannon (ngày 30 tháng 10 năm 2008). “Her Oxford”. Times Higher Education.
  21. ^ "History", Lady Margaret Hall, University of Oxford
  22. ^ "History" Lưu trữ 2014-02-18 tại Wayback Machine, Somerville College, University of Oxford
  23. ^ "History of the College" Lưu trữ 2014-06-18 tại Wayback Machine, St Hugh's College, University of Oxford
  24. ^ "Constitutional History" Lưu trữ 2012-04-23 tại Wayback Machine, St Hilda's College, University of Oxford
  25. ^ "St Anne's History" Lưu trữ 2013-09-30 tại Wayback Machine, St Anne's College, University of Oxford
  26. ^ Joyce S. Pedersen Book review, H-Albion, May 1996, reprinted on H-Net Review website
  27. ^ 1965. – Handbook to the University of Oxford. – University of Oxford. – p.43.
  28. ^ “Colleges mark anniversary of 'going mixed'. Oxford University Gazette. ngày 29 tháng 7 năm 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012.
  29. ^ “Women at Oxford”. University of Oxford. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012.
  30. ^ Jenifer Hart "Women at Oxford since the Advent of Mixed Colleges", Oxford Review of Education, 15:3, 1989, p.217
  31. ^ Dennis, Farrington (21 tháng 2 năm 2011). “OFFA and £6000-9000 tuition fees” (PDF). OxCHEPS Occasional Paper No. 39. Oxford Centre for Higher Education Policy Studies. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2011. Note, however, that any university which does not want funding from HEFCE can, as a private corporation, charge whatever tuition fees it likes (exactly as does, say, the University of Buckingham or BPP University College). Under existing legislation and outside of the influence of the HEFCE-funding mechanism upon universities, Government can no more control university tuition fees than it can dictate the price of socks in Marks & Spencer. Universities are not part of the State and they are not part of the public sector; Government has no reserve powers of intervention even in a failing institution. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp)
  32. ^ “Regulations on the number and length of terms”. University of Oxford. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2007.
  33. ^ “Academic dress”.
  34. ^ “New investment committee at Oxford University”. University of Oxford. ngày 13 tháng 2 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2007.
  35. ^ “Oxford Thinking”.
  36. ^ “The Campaign – University of Oxford”. University of Oxford. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2010.
  37. ^ John Hooper Harvey, Mediaeval craftsmen (Batsford, 1975), p. 45
  38. ^ Museum of foreign literature, science and art, vol. 23, p. 322
  39. ^ “UCAS Students: Important dates for your diary”. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2009. ngày 15 tháng 10 năm 2009 Last date for receipt of applications to Oxford University, University of Cambridge and courses in medicine, dentistry and veterinary science or veterinary medicine.
  40. ^ “Organ Awards Information for Prospective Candidates” (PDF). Faculty of Music, University of Oxford. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2009. It is possible for a candidate to enter the comparable competition at Cambridge which is scheduled at the same time of year.
  41. ^ “UCAS Students FAQs: Oxford or Cambridge”. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2009. Is it possible to apply to both Oxford University and the University of Cambridge?
  42. ^ “How do I choose a college? – Will I be interviewed only at my chosen college?”. University of Oxford. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2009.
  43. ^ “A Common Framework for colleges and faculties and departments”. Undergraduate Admissions Office, University of Oxford. ngày 2 tháng 4 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2009.
  44. ^ “5 Hacks to Ace Your Online Oxbridge Interview”. University Admissions Tutors. 11 -12 -2023. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  45. ^ “Open Offer Scheme”. Department of Biochemistry, University of Oxford. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2009.
  46. ^ “Open Offer Scheme”. Department of Physics, University of Oxford. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2009.
  47. ^ St Hugh's College Lưu trữ 2015-04-14 tại Wayback Machine – Subjects accepted
  48. ^ a b “Libraries”. Bodleian Library. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012.
  49. ^ a b “Bodleian Libraries”. Bodleian Library. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012.
  50. ^ “A University Library for the Twenty-first Century”. University of Oxford. ngày 22 tháng 9 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2007.
  51. ^ “Swindon's £26m Bodleian book store opens”. BBC News. ngày 6 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2011.
  52. ^ “New Bodleian: The Weston Library”. University of Oxford. ngày 26 tháng 5 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2011.
  53. ^ “OLIS: member libraries”. Oxford Libraries Information System. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012.
  54. ^ “Support Us”. The Ashmolean. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2007.
  55. ^ “Transforming the Ashmolean”. The Ashmolean. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2007.
  56. ^ “Oxford University Museum of Natural History Homepage”. Oxford University Museum of Natural History. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2007.
  57. ^ “Map of Museums, Libraries and Places of Interest”. University of Oxford. 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2007.
  58. ^ “About the Museum”. Museum of the History of Science. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2007.
  59. ^ “Oxford Union A 'Disgrace' That Should Be Shut Down”. Forbes. 22 tháng 11 năm 2019.
  60. ^ Watson, Roland; Elliott, Francis; Foster, Patrick. “University Rankings League Table: Good University Guide”. The Times. London. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2008.
  61. ^ Watson, Roland; Elliott, Francis; Foster, Patrick (2006). “Times Good University Guide”. The Times. UK. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2006.
  62. ^ “ARWU 2010”. Arwu.org. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2010.
  63. ^ “Top 200”. Times Higher Education World University Rankings. 2011. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2021.
  64. ^ “Top 100”. QS World University Rankings. 2021. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2021.
  65. ^ “The Times | UK News, World News and Opinion”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012.
  66. ^ “Good University Ranking Guide”. The Times. UK. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2009.
  67. ^ Watson, Roland; Elliott, Francis; Foster, Patrick. “The Times Good University Guide 2008”. The Times. UK. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2007.
  68. ^ Watson, Roland; Elliott, Francis; Foster, Patrick. “The Times Good University Guide 2007 – Top Universities 2007 League Table”. The Times. UK. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2007.
  69. ^ Robertson, David. “The Times Top Universities”. The Times. UK. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2007.
  70. ^ a b c d “The 2002 ranking – From Warwick”. Warwick Uni 2002.[liên kết hỏng]
  71. ^ Shepherd, Jessica (ngày 16 tháng 5 năm 2011). “University Guide 2012: Cambridge tops the Guardian league table”. The Guardian. London.
  72. ^ “University league table”. The Guardian. London. ngày 8 tháng 6 năm 2010.
  73. ^ “University ranking by institution”. The Guardian. UK. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2009.
  74. ^ “University ranking by institution”. The Guardian. UK. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2007.
  75. ^ “University ranking by institution”. The Guardian. UK. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2007.
  76. ^ “University ranking by institution”. The Guardian. UK. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2007.
  77. ^ “University ranking by institution 2004”. The Guardian. UK. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2009.
  78. ^ “University ranking by institution”. The Guardian. London. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2010.
  79. ^ Robertson, David. “University Rankings League Table – The Sunday Times University Guide 2010”. The Sunday Times. UK. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2009.
  80. ^ a b “The Sunday Times University League Table” (PDF). The Sunday Times. UK. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2007.
  81. ^ “University ranking based on performance over 10 years” (PDF). The Times. UK. 2007. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2008.
  82. ^ “University League Table 2013”. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2012.
  83. ^ “University League Table 2011”. thecompleteuniversityguide.co.uk. ngày 20 tháng 5 năm 2010.
  84. ^ a b “The Independent University League Table”. The Independent. UK. ngày 24 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2010.
  85. ^ “University league table”. The Daily Telegraph. UK. ngày 30 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2007.
  86. ^ “The FT 2003 University ranking”. Financial Times 2003.
  87. ^ “The FT 2002 University ranking – From Yourk”. York Press Release 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012.
  88. ^ “FT league table 2001”. FT league tables 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012.
  89. ^ “FT league table 1999–2000” (PDF). FT league tables 1999–2000. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012.
  90. ^ “FT league table 2000”. FT league tables 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012.
  91. ^ “Oxford Times 1998 University rankings”. Oxford Times 1998.
  92. ^ “British Prime Ministers Educated at Oxford”. University of Oxford. ngày 1 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007.
  93. ^ “David Cameron returns to Brasenose”. ngày 14 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2010.
  94. ^ “Norwegian Royal Family website”. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2007.
  95. ^ “National Archives of Australia – John Gorton”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2007.
  96. ^ “National Archives of Australia – Malcolm Fraser”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2007.
  97. ^ “University News (Appointment to Honorary Fellowship)”. The Times. UK. ngày 8 tháng 2 năm 1984. tr. 14. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2007.
  98. ^ True Grit, by John Allemang, The Globe and Mail, ngày 6 tháng 6 năm 2009.
  99. ^ “Mrs Indira Gandhi: strong-willed ruler of India (Obituary)”. The Times. ngày 1 tháng 11 năm 1984. tr. 7. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2007.
  100. ^ Sealy, T. E. “Manley, Norman Washington (1893–1969)”. ODNB. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2007.
  101. ^ “Chelsea Clinton heads for Oxford”. BBC News website. ngày 16 tháng 7 năm 2001. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2007.
  102. ^ “Biography, Nobel Prize website”. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2007.
  103. ^ “Biography”. Archbishop of Canterbury website. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007.
  104. ^ Rack, Henry D. (2004). “Wesley, John (1703–1791)”. Oxford Dictionary of National Biography (online edition). Oxford University Press. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007.
  105. ^ “Sir Matthew Pinsent CBE Biography”. 2007. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007.
  106. ^ “Lawrence of Arabia”. Jesus College, Oxford. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2007.
  107. ^ Nicholls, Mark (September 2004, (online edition October 2006)). “Ralegh, Sir Walter (1554–1618)”. Oxford Dictionary of National Biography (online edition). Oxford University Press. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= (trợ giúp)
  108. ^ Kirkpatrick, David D. (ngày 6 tháng 5 năm 2007). “Rupert Murdoch, Once the Outsider”. The New York Times. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007.
  109. ^ Stannard, Martin (September 2004 (online edition May 2007)). “Waugh, Evelyn Arthur St John (1903–1966)”. Oxford Dictionary of National Biography (online edition). Oxford University Press. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= (trợ giúp)
  110. ^ Cohen, Morton N. (2004). “Dodgson, Charles Lutwidge (Lewis Carroll) (1832–1898)”. Oxford Dictionary of National Biography (online edition). Oxford University Press. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007.
  111. ^ Dunaway, David King (2004). “Huxley, Aldous Leonard (1894–1963)”. Oxford Dictionary of National Biography (online edition). Oxford University Press. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007.
  112. ^ Dudley Edwards, Owen (September 2004 (online edition October 2007)). “Wilde, Oscar Fingal O'Flahertie Wills (1854–1900)”. Oxford Dictionary of National Biography (online edition). Oxford University Press. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= (trợ giúp)
  113. ^ Bennett, J. A. W. (2004 (online edition October 2006)). “Lewis, Clive Staples (1898–1963)”. Oxford Dictionary of National Biography (online edition). Oxford University Press. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= (trợ giúp)
  114. ^ Shippey, T. A. (September 2004 (online edition October 2006)). “Tolkien, John Ronald Reuel (1892–1973)”. Oxford Dictionary of National Biography (online edition). Oxford University Press. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= (trợ giúp)
  115. ^ Shelden, Michael (September 2004 (online edition January 2006)). “Greene, (Henry) Graham (1904–1991)”. Oxford Dictionary of National Biography (online edition). Oxford University Press. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= (trợ giúp)
  116. ^ “Joseph Heller: Literary giant”. BBC News. ngày 14 tháng 12 năm 1999.
  117. ^ O'Neill, Michael (September 2004 (online edition May 2006)). “Shelley, Percy Bysshe (1792–1822)”. Oxford Dictionary of National Biography (online edition). Oxford University Press. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= (trợ giúp)
  118. ^ Colclough, David (September 2004 (online edition October 2007)). “Donne, John (1572–1631)”. Oxford Dictionary of National Biography (online edition). Oxford University Press. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= (trợ giúp)
  119. ^ Page, Norman (2004). “Housman, Alfred Edward (1859–1936)”. Oxford Dictionary of National Biography (online edition). Oxford University Press. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007.
  120. ^ Mendelson, Edward (September 2004 (online edition October 2007)). “Auden, Wystan Hugh (1907–1973)”. Oxford Dictionary of National Biography (online edition). Oxford University Press. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= (trợ giúp)
  121. ^ Thwaite, Anthony (September 2004 (online edition October 2006)). “Larkin, Philip Arthur (1922–1985)”. Oxford Dictionary of National Biography (online edition). Oxford University Press. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= (trợ giúp)
  122. ^ Reid, Hugh (September 2004 (online edition May 2006)). “Warton, Thomas (1728–1790)”. Oxford Dictionary of National Biography (online edition). Oxford University Press. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= (trợ giúp)
  123. ^ Sambrook, James (2004). “Pye, Henry James (1745–1813)”. Oxford Dictionary of National Biography (online edition). Oxford University Press. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007.
  124. ^ Carnall, Geoffrey (2004). “Southey, Robert (1774–1843)”. Oxford Dictionary of National Biography (online edition). Oxford University Press. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007.
  125. ^ Phillips, Catherine (2004). “Bridges, Robert Seymour (1844–1930)”. Oxford Dictionary of National Biography (online edition). Oxford University Press. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007.
  126. ^ Day-Lewis, Sean (2004). “Lewis, Cecil Day- (1904–1972)”. Oxford Dictionary of National Biography (online edition). Oxford University Press. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007.
  127. ^ Amis, Kingsley (2004 (online edition October 2005)). “Betjeman, Sir John (1906–1984)”. Oxford Dictionary of National Biography (online edition). Oxford University Press. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= (trợ giúp)
  128. ^ “Andrew Motion”. The Poetry Archive. 2005. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2007.[liên kết hỏng]
  129. ^ “Staff profile page: Professor Richard Dawkins”. New College, Oxford. 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2007.
  130. ^ “The Nobel Prize in Chemistry 1921”. Nobel Foundation. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2011.
  131. ^ “The Nobel Prize in Chemistry 1964”. Nobel Foundation. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2011.
  132. ^ a b “A brief history”. New College, Oxford. 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2007.
  133. ^ “Some famous alumni”. Magdalen College, Oxford. 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2007.
  134. ^ “Famous graduates”. St Edmund Hall, Oxford. 2007. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2007.
  135. ^ “Spring 2005 Newsletter” (PDF). St Peter's College, Oxford. Spring 2005. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2007.
  136. ^ “VietKa”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2012.
  137. ^ “Trịnh Hội thân thiết với Vua Bhutan”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2012.
  138. ^ Hai mươi năm nhìn lại
  139. ^ “Trịnh Hội đoạt diễn viên nam xuất sắc”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2012.
  140. ^ Oxford in Fiction: an annotated bibliography, Judy G. Batson

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Annan, Noel, The Dons: Mentors, Eccentrics and Geniuses HarperCollins (London, 1999)
  • Batson, Judy G., Oxford in Fiction, Garland (New York, 1989).
  • Betjeman, John, An Oxford University Chest, Miles (London, 1938).
  • Brooke, Christopher and Roger Highfield, Oxford and Cambridge, Cambridge University Press (Cambridge, 1988).
  • Casson, Hugh, Hugh Casson's Oxford, Phaidon (London, 1988).
  • Catto, Jeremy (ed.), The History of the University of Oxford, Oxford University Press (Oxford, 1994).
  • Clark, Andrew (ed.), The colleges of Oxford: their history and traditions, Methuen & C. (London, 1891).
  • De-la-Noy, Michael, Exploring Oxford, Headline (London, 1991).
  • Dougill, John, Oxford in English Literature, University of Michigan Press (Ann Arbor, 1998).
  • Feiler, Bruce, Looking for Class: Days and Nights at Oxford and Cambridge, Perennial (New York, 2004).
  • Fraser, Antonia (ed.), Oxford and Oxfordshire in Verse, Penguin (London, 1983).
  • Kenny, Anthony & Kenny, Robert, Can Oxford be Improved?, Imprint Academic (Exeter, 2007)
  • Knight, William (ed.), The Glamour of Oxford, Blackwell (New York, 1911).
  • Pursglove, Glyn and Alistair Ricketts (eds.), Oxford in Verse, Perpetua (Oxford, 1999).
  • Hibbert, Christopher, The Encyclopaedia of Oxford, Macmillan (Basingstoke, 1988).
  • Horan, David, Cities of the Imagination: Oxford, Signal (Oxford, 2002).
  • Miles, Jebb, The Colleges of Oxford, Constable (London, 1992).
  • Morris, Jan, Oxford, Faber and Faber/OUP (London, 1965/2001).
  • Morris, Jan, The Oxford Book of Oxford, Oxford University Press (Oxford, 2002).
  • Pursglove, G. and A. Ricketts (eds.), Oxford in Verse, Perpetua (Oxford, 1999).
  • Seccombe, Thomas and H. Scott (eds.), In Praise of Oxford (2 vols.), Constable (London, 1912). v.1
  • Snow, Peter, Oxford Observed, John Murray (London, 1991).
  • Tames, Richard, A Traveller's History of Oxford, Interlink (New York, 2002).
  • Thomas, Edward, Oxford, Black (London, 1902).
  • Tyack, Geoffrey, Blue Guide: Oxford and Cambridge, Black (New York, 2004).
  • Tyack, Geoffrey, Oxford: An Architectural Guide, Oxford University Press (Oxford, 1998).

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chủ đề Anh
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Thai nhi phát triển như thế nào và các bà mẹ cần chú ý gì
Thai nhi phát triển như thế nào và các bà mẹ cần chú ý gì
Sau khi mang thai, các bà mẹ tương lai đều chú ý đến sự phát triển của bào thai trong bụng
Giải thích về cái kết của Tensura (phiên bản WEB NOVEL)
Giải thích về cái kết của Tensura (phiên bản WEB NOVEL)
Thấy có rất nhiều bạn chưa kiểu được cái kết của WN, thế nên hôm nay mình sẽ giải thích kĩ để giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" được hiểu ra sao?
Thuật ngữ khá phổ biến khi nói về hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" ( hay "Tất kích - Tất sát") được hiểu ra sao?
Một chút đọng lại về
Một chút đọng lại về " Chiến binh cầu vồng"
Nội dung cuốn sách là cuộc sống hàng ngày, cuộc đấu tranh sinh tồn cho giáo dục của ngôi trường tiểu học làng Muhammadiyah với thầy hiệu trưởng Harfan