Đại học Glasgow

Viện Đại học Glasgow
Universitas Glasguensis

University of Glasgow
Vị trí
Map
,
Thông tin
LoạiCông lập
Khẩu hiệuVia, Veritas, Vita
(Con đường, Sự thật và Cuộc sống)
Thành lập1451
Hiệu trưởngMordechai Vanunu
Nhân viên5.807[2]
Số Sinh viên20.018[3]
MàuGraduate

Thạc sĩ Thần học

Nha khoa

Nursing

Tài trợ£361.7 triệu[1]
Websitehttp://www.gla.ac.uk
Thông tin khác
Thành viênRussell Group, Universitas 21
Tổ chức và quản lý
Hiệu trưởng danh dựSir Kenneth Calman
Thống kê
Sinh viên đại học15.397 [4]
Sinh viên sau đại học4.682 [4]

Viện Đại học Glasgow hay Đại học Glasgow (tên tiếng Anh: University of Glasgow; tiếng Gaelic: Oilthigh Ghlaschu) là viện đại học lớn nhất của thành phố Glasgow, Scotland (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland), được thành lập năm 1451. Viện Đại học Glasgow là một trong những cơ sở đào tạo và nghiên cứu danh tiếng ở Vương quốc Anh cũng như trên thế giới (xếp thứ 73 theo xếp hạng của Times năm 2008 [5]) (thứ 24 ở Châu Âu [6] và 11 ở Vương quốc Anh [7]) là viện đại học cổ thứ tư ở Vương quốc Anh (sau Viện Đại học Cambridge, Viện Đại học Oxford, Viện Đại học St Andrews) và là viện đại học cổ thứ hai ở Scotland. Năm 2007, Viện Đại học Glasgow được bình chọn là viện đại học tốt nhất Scotland của năm.[8]

Khuôn viên chính của viện đại học hiện nay nằm ở đồi Gilmorehill, nằm ở phía tây (West End) của thành phố Glasgow, ngoài ra còn nhiều cơ sở khác ví dụ như ở Loch Lomond, ở Crichton Campus (Dumfries, Glasgow), High Street...

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Viện Đại học Glasgow được thành lập năm 1451 theo sắc lệnh của Giáo hoàng Nicholas V, với đề xuất của vua James II của Scotland, cho phép viện trưởng danh dự đầu tiên, giám mục William Turnbull thành lập trường trên cơ sở ở High Street, thêm trường vào trong kuôn viên nhà thờ của thành phố. Việc thành lập trường xuất phát từ ý nguyện của vua James II, muốn xây dựng ở Scotland hai trường đại học có danh tiếng ngang bằng với Oxford và Cambridge ở xứ Anh (England). Glasgow là trường cổ thứ hai ở Scotland (sau Đại học St Andrew được thành lập năm 1410), và xuất phát ban đầu là một trường được thành lập trên cơ sở của nhà thờ (giống như Đại học St AndrewĐại học Aberdeen). Khi mới thành lập, cơ sở chính của trường nằm tại High Street, trung tâm thành phố Glasgow. Năm 1870, trường di chuyển về Gilmorehill nằm ở phía tây Glasgow, trở thành cơ sở chính của trường, tập trung nhiều giảng đường và các khu nhà thiết kế cho nghiên cứu và học tập bên cạnh dòng sông Kelvin[9].

Ở Scotland, Đại học Glasgow cùng với Đại học St Andrew, Đại học Edinburgh (thành lập vào năm 1583) luôn là những đối thủ chạy đua trong cuộc cạnh tranh về chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đại học Glasgow cũng là trường duy nhất ở Scotland đào tạo tất cả các ngành nghề từ các nhóm ngành khoa học, kỹ thuật, y - dược, luật khoa, các nhóm ngành kinh tế, xã hội... và là một trong những trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu uy tín ở Vương quốc Anh.

Hiện nay trường có 14977 sinh viên bậc đại học, 4682 sinh viên sau đại học (thống kê tháng 3/2007); với khoảng 38% sinh viên đến từ Vương quốc Anh (25% là người Scotland), 6% là sinh viên từ các nước khác trong Cộng đồng châu Âu, và số còn lại là các sinh viên quốc tế, đến từ hơn 80 quốc gia khác nhau. Nhà trường có 5807 cán bộ (gồm giáo sư, giảng viên, nghiên cứu viên, trợ lý nghiên cứu, nhân viên hành chính...), tổng thu nhập năm tài chính 2005-2006 là 312,3 triệu bảng Anh, trong đó chủ yếu là thu nhập từ đầu tư từ các công ty, các đề tài nghiên cứu và các thu nhập từ kinh doanh (nguồn thu từ học phí và các trợ cấp giáo dục chỉ chiếm hơn 17% tổng thu nhập - 53,2 triệu bảng)[10].

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]
Tháp chuông trong khuôn viên Viện Đại học Glasgow ở Gilmorehill, West End, Glasgow

Viện Đại học Glasgow tổ chức thành các phân khoa (faculty), trong các phân khoa có các khoa (department) và trường (school). Năm 2007, St Andrews có chín phân khoa:

Các trường và các viện nghiên cứu:
và các trung tâm nghiên cứu:
các trung tâm nghiên cứu
và các school

Những thành viên danh tiếng của trường

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Income and expenditure 2006-07”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2007.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2007.
  3. ^ “Table 0a - All students by institution, mode of study, level of study, gender and domicile 2005/06”. Higher Education Statistics Agency online statistics. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2007.
  4. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2007.
  5. ^ THE - QS World University Rankings 2008
  6. ^ Top European Universities
  7. ^ Top UK universities
  8. ^ Tin từ website của trường
  9. ^ “University of Glasgow:: About us:: Our history”. Truy cập 9 tháng 2 năm 2015.
  10. ^ “University of Glasgow”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2009. Truy cập 8 tháng 10 năm 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review Birds of Prey: Cuộc lột xác huy hoàng của Harley Quinn
Review Birds of Prey: Cuộc lột xác huy hoàng của Harley Quinn
Nữ tội phạm nguy hiểm của vũ trụ DC, đồng thời là cô bạn gái yêu Joker sâu đậm – Harley Quinn đã mang đến cho khán giả một bữa tiệc hoành tráng với những màn quẩy banh nóc
[Chap 1] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
[Chap 1] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
Truyện ngắn “Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu” (Phần 1)
Bạn biết những biện pháp bảo vệ mắt nào?
Bạn biết những biện pháp bảo vệ mắt nào?
Cùng tìm hiểu những biện pháp bảo vệ đôi mắt các bạn nhé
Fury (2019): Chiến tranh và người lính thủy đánh bộ qua lăng kính điện ảnh
Fury (2019): Chiến tranh và người lính thủy đánh bộ qua lăng kính điện ảnh
Fury (2014) sẽ đem lại cho bạn cái nhìn chân thực, những mặt tối và hậu quả nặng nề đằng sau các cuộc chiến tranh mà nhân loại phải hứng chịu.