John Dos Passos

John Dos Passos
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
John Roderigo Dos Passos
Ngày sinh
14 tháng 1, 1896
Nơi sinh
Chicago
Mất
Ngày mất
28 tháng 9, 1970
Nơi mất
Baltimore
An nghỉNhà thờ Giám nhiệm Yeocomico
Giới tínhnam
Quốc tịchHoa Kỳ
Đảng chính trịĐảng Cộng hòa
Nghề nghiệpphóng viên chiến tranh, nhà biên kịch, tiểu thuyết gia, nhà báo, nhà văn, họa sĩ, nhà thơ, dịch giả, nhà viết kịch
Gia đình
Mẹ
Lucy Addison Sprigg Dos Passos
Sự nghiệp nghệ thuật
Đào tạoĐại học Harvard, Choate Rosemary Hall, Cao đẳng Harvard, Sidwell Friends School
Trào lưuvăn học hiện đại
Thể loạithế hệ mất mát
Thành viên củaHọc viện Nghệ thuật và Văn học Hoa Kỳ, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ
Tác phẩmU.S.A., Manhattan Transfer
Giải thưởngGiải Guggenheim, Giải Feltrinelli
Chữ ký

John Rodrigo Dos Passos (14 tháng 1 năm 1896 - 28 tháng 9 năm 1970) là một nhà văn Mỹ, con của một gia đình nhập cư từ Bồ Đào Nha. Sau khi tốt nghiệp Đại học Harvard năm ông đến Tây Ban Nha để học nghệ thuậtkiến trúc. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất ông tình nguyện làm lính cứu thương ở PhápÝ. Kết quả của những năm mặt trận là hai tiểu thuyết đầu tiên: One Man's Initiation: 1917 (Bước đầu của một người, 1920) và Three Soldiers (Ba người lính, 1921). Sau khi in Three Soldiers Dos Passos bắt đầu nổi tiếng và hai tác phẩm này hoà nhập vào dòng văn học của "thế hệ mất mát" đầu thế kỷ 20. Tiểu thuyết Manhattan Transfer (1925) là bức tranh toàn cảnh, phản ánh đầy đủ cuộc sống và tinh thần của thập niên 1920. Tác phẩm quan trọng nhất của Dos Passdos là bộ ba tiểu thuyết U.S.A. (Hợp chúng quốc Hoa Kỳ), gồm: The 42nd Parallel (Vĩ tuyến 42, 1930), Nineteen Nineteen (Năm 1919, 1932), The Big Money (Tiền to, 1936). Đây là bộ ba tiểu thuyết không có cốt truyện chung mà là một tập hợp nhiều thể loại bao gồm truyện, ghi chép, nhật ký, phác thảo chân dung những nhân vật nổi tiếng của nước Mỹ... phản ánh một nước Mỹ trong thập niên 1920thập niên 1930, phê phán chủ nghĩa tư bản đang chia đôi nước Mỹ thành một nước Mỹ của tư bản và một nước Mỹ của nhân dân. Trong thập niên 1940 Dos Passos viết bộ ba tiểu thuyết thứ hai District of Columbia (Đặc khu Columbia) gồm: Adventures of a Young Man (Những cuộc phiêu lưu của một chàng trai, 1939), Number One (Số một, 1943), The Grand Design (Kế hoạch lớn, 1949). Ngoài tiểu thuyết, Dos Passos còn viết kịch, sách về du lịch và các thể ký.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • One Man's Initiation: 1917 (Bước đầu của một người, 1920), tiểu thuyết
  • Three Soldiers (Ba người lính, 1921), tiểu thuyết
  • Manhattan Transfer (1935), tiểu thuyết
  • U.S.A. (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ):
    • The 42nd Parallel (Vĩ tuyến 42, 1930)
    • Nineteen Nineteen (Năm 1919, 1932)
    • The Big Money (Tiền to, 1936)
  • District of Columbia (Đặc khu Columbia):
    • Adventures of a Young Man (Những cuộc phiêu lưu của một chàng trai, 1939)
    • Number One (Số một, 1943)
    • The Grand Design (Kế hoạch lớn, 1949)
  • Most Likely to Suceed (Để thành công, 1954), tiểu thuyết
  • Midcentury (Giữa thế kỷ, 1961), tiểu thuyết
  • A Pushcart at the Curb (Xe đẩy trên vỉa hè, 1922), tập thơ
  • The Garbage Man (Người hót rác, 1926), kịch
  • Airways, Inc (Hãng hàng không, 1929), kịch
  • Fortune Heights (1934), kịch
  • Rossinate to the Road Again (Rossinate lại lên đường, 1922), ghi chép
  • Orient Express (Tốc hành phương Đông, 1927), kí
  • In All Countries (Trong mọi xứ sở, 1934), kí
  • Journey between Wars (Hành trình giữa hai cuộc chiến, 1938), kí
  • Mr. Wilson's War (Cuộc chiến của ông Wilson, 1962), tiểu thuyết
  • The Best Times (Những thời đẹp nhất, 1967), tiểu thuyết

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lòng lợn – món ăn dân dã liệu có còn được dân yêu?
Lòng lợn – món ăn dân dã liệu có còn được dân yêu?
Từ châu Âu đến châu Á, mỗi quốc gia lại có cách biến tấu riêng với nội tạng động vật, tạo nên một bản sắc ẩm thực đặc trưng
Có thật soi gương diện mạo đẹp hơn 30% so với thực tế?
Có thật soi gương diện mạo đẹp hơn 30% so với thực tế?
Lúc chúng ta soi gương không phải là diện mạo thật và chúng ta trong gương sẽ đẹp hơn chúng ta trong thực tế khoảng 30%
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Chưa bao giờ trong lịch sử có nền kinh tế của một quốc gia hồi phục nhanh như vậy sau chiến tranh và trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thiên tài Fontaine và cái kết chưa phải kết thúc
Thiên tài Fontaine và cái kết chưa phải kết thúc
Đây là câu chuyện của một lớp người của cỡ 500 năm trước, nối tiếp câu chuyện “Lịch sử và sự kiện đáng nhớ của Fontaine”