John Lasseter

John Lasseter
Lasseter năm 2002
SinhJohn Alan Lasseter
12 tháng 1, 1957 (68 tuổi)
Hollywood, California, Hoa Kỳ
Trường lớpPepperdine University
California Institute of the Arts
Nghề nghiệpHọa sĩ hoạt hình
Đạo diễn phim
Giám đốc sáng tạo,
Pixar Animation Studios,
Walt Disney Animation Studios,
DisneyToon Studios
Năm hoạt động1978–nay
Tài sản100 triệu đô (Tháng 3, 2016)[1]
Phối ngẫuNancy Lasseter (1988–nay)[2]

John Alan Lasseter (sinh ngày 12 tháng 1 năm 1957) là một đạo diễn, họa sĩ hoạt hình, biên kịch, nhà sản xuất người Mỹ, hiện đang giữ vai trò giám đốc sáng tạo cho Pixar Animation Studios, Walt Disney Animation StudiosDisneyToon Studios. Ông cũng là cố vấn sáng tạo cho Walt Disney Imagineering.[3]

Lasseter bắt đầu sự nghiệp với vị trí họa sĩ hoạt hình cho The Walt Disney Company. Sau khi bị Disney sa thải vì ủng hộ hoạt hình máy tính, ông gia nhập Lucasfilm, làm công việc liên quan đến ứng dụng đồ họa máy tính. Nhóm chuyên phụ trách đồ họa thuộc bộ phận máy tính của Lucasfilm sau đó được bán cho Steve Jobs và trở thành Pixar vào năm 1986. Lasseter giám sát toàn bộ các phim được sản xuất bởi Pixar với vai trò giám đốc sản xuất. Bên cạnh đó, ông còn là đạo diễn của Toy Story (1995), A Bug's Life (1998), Toy Story 2 (1999), Cars (2006), và Cars 2 (2011). Hiện nay ông đang đạo diễn bộ phim Toy Story 4, ra mắt vào năm 2019. Từ năm 2007, Lasseter phụ trách thêm việc sản xuất các phim của Walt Disney Animation Studios (và chi nhánh của nó là DisneyToon Studios), cũng dưới vai trò giám đốc sản xuất.

John Lasseter giành được 2 giải Academy Awards, cho phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất (với Tin Toy), và giải Thành tựu đặc biệt (với Toy Story).[4]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lasseter sinh ra tại Hollywood, California. Mẹ của ông, Jewell Mae (1918–2005), là một giáo viên nghệ thuật tại Bell Gardens High School, và cha ông, Paul Eual Lasseter (1924–2011), là một quản lý tại đại lý phân phối của Chevrolet.[5][6][7] Lasseter cùng với chị của ông, Johanna Lasseter-Curtis là một cặp sinh đôi khác trứng.[8][9]

Lasseter lớn lên tại Whittier, California. Nghề nghiệp của mẹ ông có ảnh hưởng tới niềm đam mê của ông đối với hoạt hình. Ông thường vẽ ký họa trong những buổi lễ tại nhà thờ mà gia đình ông tham gia. Khi còn bé, Lasseter thường trở về nhà sớm sau mỗi buổi học để xem các phim hoạt hình của Chuck Jones chiếu trên truyền hình. Khi học trung học, ông đọc cuốn The Art of Animation của Bob Thomas. Cuốn sách khái quát về lịch sử của phim hoạt hình Disney và khám phá quá trình sản xuất bộ phim Người đẹp ngủ trong rừng(1959), điều khiến cho Lasseter nhận ra rằng ông muốn tự mình sản xuất phim hoạt hình. Sau khi xem bộ phim sản xuất năm 1863 The Sword in the Stone của Disney, ông quyết định rằng mình sẽ trở thành một họa sĩ hoạt hình.[10]

Lasseter học đại học tại Pepperdine University, nơi bố mẹ và anh chị em của ông từng học. Mặc dù vậy, ông biết tới chương trình đào tạo xây dựng nhân vật hoạt hình tại California Institute of the Arts (viết tắt là CalArts) và quyết định rời khỏi Pepperdine để theo đuổi ước mơ trở thành họa sĩ hoạt hình. Mẹ của ông ủng hộ quyết định này và năm 1975, ông đăng ký và trở thành học viên thứ hai của khóa học xây dựng nhân vật hoạt hình tại CalArts, được tạo ra bởi hai họa sĩ hoạt hình của Disney là Jack HannahT. Hee. Lasseter được dạy bởi 3 người trong nhóm những họa sĩ hoạt hình kỳ cựu Disney's Nine Old Men – Eric Larson, Frank Thomas và Ollie Johnston. Bạn học của ông bao gồm những họa sĩ hoạt hình và đạo diễn trong tương lại như Brad Bird, John Musker, Henry Selick, Tim Burton, và Chris Buck.[11][12][13] Trong thời gian học tại đây, ông sản xuất 2 phim hoạt hình ngắn — Lady and the Lamp (1979) và Nitemare (1980) — cả hai phim đều chiến thắng giải thưởng Academy Award dành cho đối tượng sinh viên trong thể loại hoạt hình.[14]

Trong khi học tại CalArts, Lasseter lần đầu làm việc cho công ty Walt Disney tại Disneyland California trong thời gian nghỉ hè với vai trò hướng dẫn viên trên thuyền, nơi ông học được những điều cơ bản về hài kịch để giải trí cho các khán giả trong chuyến tham quan.[8][15]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Những năm đầu tại Disney

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi tốt nghiệp vào năm 1979, Lasseter ngay lập tức được nhận vào vị trí họa sĩ hoạt hình tại Walt Disney Feature Animation nhờ thành công của ông với Lady and the Lamp.[16] Vào giai đoạn cuối những năm 1970, xưởng phim Disney đã xem xét 10000 hồ sơ để tìm kiếm tài năng, lựa chọn khoảng 150 ứng viên để học nghề, và chỉ 45 người trong số đó được giữ lại lâu dài.[16] Mùa thu năm 1979, họa sĩ hoạt hình của Disney Mel Shaw nói với tờ Los Angeles Times rằng "John có bản năng cảm nhận về nhân vật và sự vận động, cho thấy dấu hiệu rằng có thể nở rộ tài năng tại xưởng phim của chúng tôi... Theo thời gian, anh ấy sẽ có những đóng góp đáng kể"."[16]

Mặc dù vậy, Lasseter sớm nhận ra có gì đó đang bị thiếu: sau khi phát hành Một trăm linh một chú chó đốm, bộ phim mà theo ông là Disney đã đạt tới giới hạn của mình, xưởng phim đã mất đi động lực và bị chỉ trích về việc liên tục lập lại chính mình mà không có ý tưởng hay sự đột phá mới nào.[17][18] Giữa năm 1980 và 1981, ông tình cờ xem một số đoạn băng về công nghệ đồ họa máy tính, một lĩnh vực mới nổi và ông cảm thấy sự liên quan.[8] Nhưng phải đến một thời gian ngắn sau đó, khi ông được những người bạn là Jerry Rees và Bill Kroyer, đang thực hiện bộ phim Mickey's Christmas Carol, mời đến thăm và quan sát trường đoạn bánh xe ánh sáng đầu tiên trong bộ phim sắp ra mắt tên là Tron, sử dụng công nghệ tiên tiến đồ họa vi tính, Lasseter mới thực sự nhìn thấy tiềm năng to lớn của công nghệ này trong lĩnh vực hoạt hình. Vào thời điểm đó, xưởng phim sử dụng máy quay nhiều lớp để tạo độ sâu cho các phim của mình. Lasseter nhận thấy máy tính có thể được sử dụng để làm phim với khung cảnh 3 chiều nơi những nhân vật hoạt hình truyền thống có thể tương tác để tạo ra những hình ảnh có chiều sâu tuyệt đẹp không thể được tạo ra trước đó. Ông biết rằng việc thêm chiều sâu cho hoạt hình là giấc mơ từ lâu của các họa sĩ hoạt hình, kể cả Walt Disney.[8]

Sau đó, Lasseter và Glen Keane nói chuyện về việc sẽ tuyệt vời như thể nào nếu làm một bộ phim hoạt hình dài với phần nền là đồ họa máy tính và đưa cho Keane cuốn sách The Brave Little Toaster của Thomas Disch, cuốn sách mà ông nghĩ sẽ là đề xuất tốt cho bộ phim. Keane đồng ý, nhưng đầu tiên họ quyết định sẽ làm một bộ phim thử nghiệm để xem ý tưởng này có khả thi không, và lựa chọn Where the Wild Things Are, dựa trên thực tể là Disney đang xem xét sản xuất một bộ phim hoạt hình dài từ những tác phẩm của Maurice Sendak. Hài lòng với kết quả, Lasseter, Keane và giám đốc sản xuất Thomas L. Wilhite tiếp tục với kế hoạch, đặc biệt là Lasseter đã dành toàn bộ công sức cho dự án, trong khi Keane cuối cùng lại chuyển sang thực hiện bộ phim The Great Mouse Detective.[19]

Lasseter và các đồng nghiệp không ý thức được rằng họ đã làm phật ý một số cấp trên với sự hăng hái trong việc biến dự án thành hiện thực. Trong một buổi họp với 2 cấp trên, quản lý họa sĩ hoạt hình Ed Hansen và người đứng đầu xưởng phim hoạt hình Disney Ron W. Miller, kế hoạch đã bị hủy bỏ, do không cho thấy được lợi nhuận có thể thu được từ việc kết hợp hoạt hình truyền thống và máy tính.[20] Ít phút sau cuộc họp, Lasseter được gọi đến văn phòng của Hansen. Theo Lasseter nhớ lại, Hansen nói với ông, "John, dự án của anh hiện giờ đã hoàn thành, vậy nên công việc của anh tại Disney đến đây là kết thúc."[21]:40 Wilhite, lúc đó là thành viên nhóm sản xuất phim người đóng của Disney và do vậy không có vai trò gì đối với xưởng phim hoạt hình, đã sắp xếp để có thể giữ Lasseter ở lại tạm thời cho đến khi dự án thử nghiệm Wild Things kết thúc vào tháng 1 năm 1984, nhưng ông cũng ý thức được rằng sẽ không còn công việc nào dành cho Lasseter ở Disney Animation nữa.[21]:40[22] The Brave Little Toaster sau này trở thành bộ phim hoạt hình 2D The Brave Little Toaster phát hành năm 1987, được đạo diễn bởi một người bạn của Lasseter, Jerry Rees và đồng sản xuất bởi Wilhite (người vào thời điểm đó đã rời đi để thành lập hãng phim Hyperion Pictures). Một số thành viên của Pixar cũng tham gia vào bộ phim bên cạnh Lasseter.

Lucasfilm/Pixar

[sửa | sửa mã nguồn]
John Lasseter cùng George Lucas tại Liên hoan phim quốc tế Venice lần thứ 66 năm 2009.

Trong quá trình thành lập nhóm để thực hiện bộ phim The Brave Little Toaster, Lasseter có liên hệ với một số người trong ngành máy tính, trong số đó có Alvy Ray SmithEd Catmull làm việc tại nhóm đồ họa máy tính của Lucasfilm. Sau khi bị sa thải và cảm thấy khó chịu khi biết công việc của mình tại Disney sẽ nhanh chóng chấm dứt,[21]:40 Lasseter tới tham dự một hội thảo về đồ họa máy tính vào tháng 11 năm 1983 tại Long Beach, California, nơi ông gặp lại Catmull.[23]:45 Catmull hỏi về The Brave Little Toaster và được Lasseter giải thích rằng nó đã bị xếp xó.[8][21]:40 Từ kinh nghiệm của mình tại Lucasfilm, Catmull cho rằng Lasseter chỉ là đang ở trong giai đoạn tạm nghỉ, do theo truyền thống các xưởng phim Hollywood thường cho nhân viên nghỉ việc khi họ không có đủ dự án phim để sản xuất.[23]:45 Vẫn đang suy sụp do bị đuổi khỏi công ty duy nhất mà mình muốn làm việc, Lasseter không đủ dũng cảm để nói với Catmull rằng mình đã bị sa thải.[8][23]:45

Catmull, sau đó cùng ngày, gọi điện cho Smith và nhắc đến việc Lasseter không còn làm việc cho Disney nữa. Smith nói với Catmull hãy tắt điện thoại và thuê Lasseter ngay lập tức.[23]:45 Trước khi hết ngày, Lasseter đã ký thỏa thuận làm việc tự do cùng với Catmull và đồng nghiệp của ông trong một dự án mà sau này trở thành phim hoạt hình ngắn đầu tiên thực hiện bằng máy tính của họ: The Adventures of André and Wally B. Do Catmull không được phép thuê họa sĩ hoạt hình, Lasseter đã được giao chức vụ "Người thiết kế giao diện";[24] "Không ai biết chức vụ đó là gì nhưng họ cũng không tra hỏi nó trong các buổi họp bàn chi phí".[12] Mùa xuân năm 1984, Lasseter dành rất nhiều thời gian làm việc cùng với Catmull và đội ngũ các nhà nghiên cứu về đồ họa máy tính tại Lucasfilm ở San Francisco.[21]:40–41 Lasseter học cách sử dụng các phần mềm của họ, và ngược lại, ông dạy các nhà khoa học máy tính về cách làm phim, hoạt hình và nghệ thuật.[21]:40–41 Bộ phim ngắn cuối cùng lại mang tính đột phá nhiều hơn những thứ ban đầu Lasseter đã mường tượng trước khi ông đến Lucasfilm. Ý tưởng ban đầu của ông là chỉ sử dụng máy tính để tạo ra phần khung cảnh, nhưng trong sản phẩm cuối cùng, mọi thứ đều là đồ họa máy tính, bao gồm cả các nhân vật.

Sau nghĩ đoạn phim ngắn được trình diễn tại SIGGRAPH vào mùa hè năm 1984, Lasseter trở lại Los Angeles với hy vọng sẽ đạo diễn bộ phim The Brave Little Toaster tại Hyperion Pictures.[21]:45 Ông nhanh chóng biết rằng việc kêu gọi đầu tư đã thất bại và gọi điện thông báo tin xấu này cho Catmull.[21]:45 Catmull sau đó gọi lại với một đề nghị công việc, Lasseter trở thành nhân viên chính thức của Lucasfilm vào tháng 10 năm 1984 và chuyển tới Bay Area.[21]:45 Sự hợp tác giữa Lasseter và Catmull, kéo dài trong hơn 30 năm, đã dẫn đến thành quả là bộ phim hoạt hình dài làm bằng máy tính đầu tiên Toy Story (1995).

Do gặp vấn đề về tài chính khi li dị, George Lucas buộc phải bán đi bộ phận đồ họa của Lucasfilm, lúc này đã đổi tên thành nhóm đồ họa Pixar. Bộ phần này được tách ra và trở thành công ty riêng với Steve Jobs là cổ đông lớn nhất vào năm 1986. Trong vòng 10 năm sau đó, Pixar phát triển từ một công ty máy tính thành một xưởng phim hoạt hình. Lasseter quản lý tất cả các bộ phim của Pixar với tư cách giám đốc sản xuất. Bên cạnh Toy Story, ông còn đạo diễn A Bug's Life (1998), Toy Story 2 (1999), Cars (2006), and Cars 2 (2011). Hiện nay ông đang thực hiện Toy Story 4, dự kiến ra mắt vào năm 2018.

Trở lại Disney

[sửa | sửa mã nguồn]

Disney thông báo việc mua lại Pixar vào ngày 24 tháng 1 năm 2006 và Lasseter trở thành giám đốc sáng tạo cho cả Pixar và Walt Disney Feature Animation, nơi mà sau này ông đổi tên thành Walt Disney Animation Studios.[12] Vào ngày 25 tháng 1 năm 2006, Lasseter được chào đón bởi các đồng nghiệp mới tại Burbank với một tràng pháo tay, cùng hi vọng rằng ông có thể cứu được xưởng phim đã sa thải ông 22 năm trước.[23]:253–254 Lasseter đồng thời cũng trở thành cố vấn sáng tạo cho Walt Disney Imagineering, nơi ông giúp thiết kế các địa điểm tham quan cho các công viên giải trí của Disney. Từ 2007, ông giám sát tất cả các dự án phim của Walt Disney Animation Studios với vai trò giám đốc sản xuất. Ông báo cáo trực tiếp cho chủ tịch và giám đốc điều hành của Disney Robert Iger mà không cần thông qua các quản lý cấp cao tại xưởng phim Disney và các công viên giải trí.

Tháng 12 năm 2006, Lasseter thông báo rằng Disney Animation sẽ bắt đầu sản xuất các phim hoạt hình ngắn được chiếu rạp thêm một lần nữa. Lasseter nói ông nhìn thấy đây là một cách hữu dụng để đào tạo và phát hiện các tài năng mới trong công ty cũng như thử nghiệm cho các công nghệ và ý tưởng mới. Các đoạn phim ngắn sẽ được làm dưới dạng truyền thống, đồ họa máy tính hoặc sự kết hợp của cả hai thể loại này..[25]

Tháng 6 năm 2007, Catmull và Lasseter được trao quyền tại DisneyToon Studios, một chi nhánh của Walt Disney Animation Studios có trụ sở riêng tại Glendale. Từ thời điểm đó, với vai trò là chủ tịch và giám đốc sáng tạo, họ cùng lúc điều hành 3 xưởng phim riêng biệt cho Disney là Pixar, Disney Animation và DisneyToon. Trong khi Disney Animation và DisneyToon nằm Los Angeles, Pixar lại nằm ở San Francisco cách đó 563 ki-lô-mét, nơi mà Catmull và Lasseter đang sống. Do không thể cùng lúc xuất hiện ở cả ba xưởng phim, họ chỉ định một ban lãnh đạo cho mỗi xưởng phim để quản lý các vấn đề hàng ngày, và làm việc ít nhất 2 ngày mỗi tuần (thường là các ngày thứ ba và thứ tư) ở Los Angeles.[26]

Lasseter là bạn thân và là một người hâm mộ nhà làm phim hoạt hình người Nhật Bản Hayao Miyazaki, người mà ông đã gặp khi TMS Entertainment gửi một đoàn các họa sĩ hoạt hình tới xưởng phim Disney vào năm 1981 và trình chiếu một trích đoạn từ phim hoạt hình dài đầu tiên của Miyazaki, The Castle of Cagliostro (1979).[27] Lasseter say mê nó tới mức vào năm 1985 ông đã năn nỉ được chiếu đoạn phim này cùng các đoạn phim khác của Miyazaki sau khi ăn tối với một người phụ nữ mà ông vừa gặp lần đầu (người mà sau này đã trở thành vợ ông).[27] Ông tới thăm Miyazaki trong chuyến đi đầu tiên của ông tới Nhật Bản vào năm 1987, và nhìn thấy các bức vẽ cho Hàng xóm của tôi là Totoro (1988).[27] Sau khi Lasseter trở thành một đạo diễn và nhà sản xuất phim thành công ở Pixar, ông đã làm giám đốc sản xuất cho nhiều phim của Miyazaki ra mắt tại Mỹ, cũng như giám sát việc dịch và lồng tiếng Anh cho nhạc phim.[27] Nhân vật Totoro từ phim Hàng xóm của tôi là Totoro đã xuất hiện như một đồ chơi trong Toy Story 3.

Công việc khác

[sửa | sửa mã nguồn]
John Lasseter cùng vợ Nancy Lasseter tại lễ trao giải Annie Awards năm 2006.

Lasseter đã vẽ phiên bản được biết đến nhiều nhất của BSD Daemon, một linh vật cho hệ điều hành BSD Unix.[28]

Lasseter sở hữu "Marie E.", một đầu máy hơi nước loại 0-4-0T sản xuất bởi H.K. Porter, từng thuộc sở hữu của Ollie Johnston, một trong những họa sĩ hoạt hình kỳ cựu của Disney. Năm 2005, Lasseter được phép đưa Marie E. đến Disneyland như một phần trong buổi lễ tôn vinh Johnston. Johnston đã lái chiếc đầu máy đi quanh tuyến đường sắt trong Disneyland 3 lần. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một đầu máy hơi nước từ bên ngoài được cho phép chạy trên bất kỳ tuyến sắt nào trong công viên Disney.[29]

Giải thưởng và thành tựu

[sửa | sửa mã nguồn]

Lasseter giành được 2 giải Academy Awards, cho phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất (Tin Toy) và giải thành tựu đặc biệt (Toy Story).[4] Ngoài ra ông còn nhận được đề cử trong các hạng mục: phim hoạt hình xuất sắc nhất (Cars), kịch bản gốc xuất sắc nhât (Toy Story) và phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất (Luxo, Jr.). Phim hoạt hình ngắn Knick Knack do ông thực hiện năm 1989 được nhà làm phim Terry Gilliam lựa chọn là một trong 10 phim hoạt hình xuất sắc nhất trong lịch sử.[30] Năm 2008, ông được trao tặng giải thưởng Winsor McCay Award, giải thưởng thành tựu trọn đời cho các nhà làm phim hoạt hình.

Ngày 2 tháng 5 năm 2009, Lasseter nhận bằng tiến sĩ danh dự tại đại học Pepperdine.[31] Ông đã phát biểu một bài diễn văn cổ vũ hơn 500 sinh viên tốt nghiệp đừng bao giờ để bất cứ ai ngăn cản giấc mơ của mình.

Lasseter nhận được một ngôi sao trên đại lộ danh vọng Hollywood vào ngày 1 tháng 11 năm 2011, tại vị trí 6834 Hollywood Boulevard.[32]

Lasseter được trao giải Cống hiến trong lĩnh vực làm phim tại liên hoan phim Austin năm 2011.

Lasseter là một thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh và là thành viên Ban điều hành trong 9 năm liên tiếp, từ 2005 đến 2014 khi ông từ chức do giới hạn nhiệm kỳ.[33] Vị trí cuối cùng của ông trong ban điều hành là phó chủ tịch thứ nhất.[33]

Đời tư cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Lasseter sống tại Glen Ellen, California cùng với vợ là Nancy, một cựu sinh viên của Carnegie Mellon University, người ông từng gặp tại một hội thảo về đồ họa máy tính. Nancy học chuyên ngành ứng dụng đồ họa máy tính, và từng có thời gian làm công việc kỹ sư gia dụng và kỹ sư đồ họa tại Apple Computer.[34] Họ kết hôn vào năm 1988,[2] và có năm con.[34][35]

Gia đình Lasseters sở hữu nhà máy sản xuất rượu vang Lasseter Family Winery tại Glen Ellen, California.[36] Lasseter sở hữu hơn 1000 chiếc áo Hawaiian và mặc chúng hàng ngày.[37] Lasseter kế thừa tình yêu đối với xe hơi từ người cha. Không chỉ đạo diễn 2 bộ phim hoạt hình về chúng, ông còn theo dõi các cuộc đua xe ở trường đua Sonoma Raceway gần nhà và sưu tập các loại xe cổ, một trong số đó là chiếc xe Jaguar XK120 màu đen sản xuất năm 1952.[38]

Những người có ảnh hưởng lớn tới ông bao gồm Walt Disney, Chuck Jones, Frank CapraPreston Sturges.[39]

Danh sách phim

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tên phim Vai trò Chú thích
1981 The Fox and the Hound Họa sĩ dựng hình (uncredited)
1985 Young Sherlock Holmes Hoạt hình máy tính: Ánh sáng và kỹ xảo
1987 The Brave Little Toaster Họa sĩ cốt truyện (uncredited)
1991 Beauty and the Beast Giám đốc sản xuất: phiên bản 3D
1992 Porco Rosso Chuyên gia tư vấn sáng tạo: phiên bản Hoa Kỳ
1994 The Lion King Giám đốc sản xuất: phiên bản 3D (uncredited)
1995 Toy Story Green Alien (uncredited) Đạo diễn
Cốt truyện
Xây dựng mô hình và hoạt hình
Phát triển hệ thống
1998 A Bug's Life Harry the Fly Đạo diễn
Cốt truyện
1999 Toy Story 2 Blue Rock 'Em Sock 'Em Robot Đạo diễn
Cốt truyện
2000 Buzz Lightyear of Star Command: The Adventure Begins Xây dựng nhân vật
2001 Monsters, Inc. Giám đốc sản xuất
2002 Spirited Away Giám đốc sản xuất: phiên bản Hoa Kỳ
2003 Finding Nemo Giám đốc sản xuất
2004 The Incredibles Giám đốc sản xuất
2005 Lâu đài của Howl Giám đốc sản xuất: phiên bản Hoa Kỳ
2006 Cars Đạo diễn
Cốt truyện
Biên kịch
Gedo Senki Giám đốc sản xuất: phiên bản Hoa Kỳ[40]
2007 Meet the Robinsons Giám đốc sản xuất
Ratatouille Giám đốc sản xuất
2008 WALL-E Giám đốc sản xuất
Tinker Bell Giám đốc sản xuất
Bolt Giám đốc sản xuất
2009 Up Giám đốc sản xuất
Đội ngũ sáng tạo cấp cao: Pixar
Gake no Ue no Ponyo Giám đốc sản xuất: phiên bản Hoa Kỳ
Đạo diễn: phiên bản lồng tiếng Anh
Tinker Bell and the Lost Treasure Giám đốc sản xuất
The Princess and the Frog Giám đốc sản xuất
2010 Toy Story 3 Cốt truyện
Giám đốc sản xuất
Đội ngũ sáng tạo cấp cao: Pixar
Tinker Bell and the Great Fairy Rescue Giám đốc sản xuất
Tangled Giám đốc sản xuất
2011 Cars 2 John Lassetire Đạo diễn
Cốt truyện
Winnie the Pooh Giám đốc sản xuất
The Muppets Cố vấn sáng tạo[41]
2012 Brave Giám đốc sản xuất
Secret of the Wings Giám đốc sản xuất
Wreck-It Ralph Giám đốc sản xuất
2013 Monsters University Giám đốc sản xuất
Planes Cốt truyện
Giám đốc sản xuất
Frozen Giám đốc sản xuất
2014 The Pirate Fairy Cốt truyện
Giám đốc sản xuất
Planes: Fire & Rescue Giám đốc sản xuất
Big Hero 6 Giám đốc sản xuất
2015 Tinker Bell and the Legend of the NeverBeast Giám đốc sản xuất
Inside Out Giám đốc sản xuất
The Good Dinosaur Giám đốc sản xuất
2016 Zootopia Giám đốc sản xuất
Finding Dory Giám đốc sản xuất
Moana Giám đốc sản xuất
2017 Cars 3 Giám đốc sản xuất
Coco Giám đốc sản xuất
2018 Gigantic[42] Giám đốc sản xuất
Toy Story 4 Đạo diễn
Cốt truyện
2019 The Incredibles 2[43] Giám đốc sản xuất

Phim ngắn

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tên phim Chú thích
1983 Mickey's Christmas Carol Tài năng sáng tạo
1984 The Adventures of André and Wally B. Thiết kế nhân vật và hoạt hình
Dựng mô hình: André/Wally B.
1986 Luxo Jr. Biên kịch
Đạo diễn
Nhà sản xuất
Dựng hình
Hoạt hình
1987 Red's Dream Biên kịch
Đạo diễn
Họa sĩ hoạt hình
1988 Tin Toy Cốt truyện
Đạo diễn
Họa sĩ hoạt hình
Dựng hình
1989 Knick Knack Biên kịch
Đạo diễn
1997 Geri's Game Giám đốc sản xuất
2000 For the Birds Giám đốc sản xuất
2002 Mike's New Car Giám đốc sản xuất
2003 Exploring the Reef Giám đốc sản xuất
Boundin' Giám đốc sản xuất
2005 Jack-Jack Attack Giám đốc sản xuất
One Man Band Giám đốc sản xuất
2006 Mater and the Ghostlight Cốt truyện gốc
Đạo diễn
Lifted Giám đốc sản xuất
2007 How to Hook Up Your Home Theater Giám đốc sản xuất
Your Friend the Rat Giám đốc sản xuất
2008 Presto Giám đốc sản xuất
Glago's Guest Giám đốc sản xuất
BURN-E Giám đốc sản xuất
2008–nay Cars Toons Đạo diễn
Giám đốc sản xuất
Cốt truyện
2009 Super Rhino Giám đốc sản xuất
Partly Cloudy Giám đốc sản xuất
Dug's Special Mission Giám đốc sản xuất
Prep & Landing Giám đốc sản xuất
2010 Day & Night Giám đốc sản xuất
Tick Tock Tale Giám đốc sản xuất
Prep & Landing: Operation: Secret Santa Giám đốc sản xuất
2011 La Luna Giám đốc sản xuất
The Ballad of Nessie Giám đốc sản xuất
Hawaiian Vacation Giám đốc sản xuất
Pixie Hollow Games Giám đốc sản xuất
Small Fry Cốt truyện
Giám đốc sản xuất
Prep & Landing: Naughty vs. Nice[44] Giám đốc sản xuất
2012 Tangled Ever After Giám đốc sản xuất
Partysaurus Rex Cốt truyện
Giám đốc sản xuất
Paperman Giám đốc sản xuất
The Legend of Mor'du Giám đốc sản xuất
2013 The Blue Umbrella Giám đốc sản xuất
Party Central Giám đốc sản xuất
Toy Story of Terror! Giám đốc sản xuất
Pixie Hollow Bake Off Giám đốc sản xuất
Get a Horse! Giám đốc sản xuất
2014 Vitaminamulch: Air Spectacular Giám đốc sản xuất
Feast[45] Giám đốc sản xuất
Toy Story That Time Forgot Giám đốc sản xuất
2015 Frozen Fever[46] Giám đốc sản xuất
Lava[47] Giám đốc sản xuất
Sanjay's Super Team Giám đốc sản xuất
Riley's First Date? Giám đốc sản xuất

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “John Lasseter Net Worth”. TheRichest. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2016.
  2. ^ a b O'Connor, Stuart (ngày 12 tháng 2 năm 2009). “How to tell a great toy story”. The Guardian. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2013. I was doing a lot of amateur 3D photography – in 1988, when I got married to my wife Nancy, we took 3D wedding pictures.
  3. ^ Grover, Ronald (ngày 10 tháng 3 năm 2006). “The Happiest Place on Earth – Again”. Bloomberg Businessweek. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ a b IMDb. “John Lasseter – Awards”.
  5. ^ Baillie, Russell (ngày 3 tháng 6 năm 2006). “John Lasseter king of Toon town”. The New Zealand Herald. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012.
  6. ^ “John Lasseter Addresses Graduating Class at Seaver College Commencement Ceremony”. Pepperdine University. tháng 4 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012.
  7. ^ “Jewell Risley Lasseter”. The Whittier Daily News. ngày 1 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2009.
  8. ^ a b c d e f Schlender, Brent (ngày 17 tháng 5 năm 2006). “Pixar's magic man”. CNN Money. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012.
  9. ^ Siig, Melissa (ngày 11 tháng 1 năm 2013). “Bake Me a Cupcake: Cake Tahoe brings the cupcake craze to Truckee”. Moonshine Ink. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2016. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  10. ^ McCracken, Harry (1990). “Luxo Sr. – An Interview with John Lasseter”. Animato. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012.
  11. ^ Garrahan, Matthew (ngày 17 tháng 1 năm 2009). “Lunch with the FT: John Lasseter”. Financial Times. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012.
  12. ^ a b c Day, Aubrey (ngày 3 tháng 6 năm 2009). “Interview: John Lasseter”. Total Film. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012.
  13. ^ King, Susan (ngày 10 tháng 12 năm 2013). “Walt Disney Animation Studios turns 90 in colorful fashion”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2014.
  14. ^ “Pixar Filmmaker John Lasseter To Receive "Contribution To Cinematic Imagery Award" From Art Directors Guild”. Pixar. ngày 12 tháng 1 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  15. ^ “John Lasseter does AM Radio, too?”. The Blue Parrot's perch. ngày 2 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012.
  16. ^ a b c Getlin, Josh (ngày 21 tháng 10 năm 1979). “Fate Of Next 'Snow White' Rests In CalArts' Hands”. Los Angeles Times. Times Mirror Company. tr. V1–V4. (Available through ProQuest Historical Newsstand.)
  17. ^ Lyons, Mike (tháng 11 năm 1998). “Toon Story: John Lasseter's Animated Life”. Animation World Magazine. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2010.
  18. ^ Lazarus, David (ngày 25 tháng 1 năm 2006). “A deal bound to happen”. SFGate.com. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012.
  19. ^ Ghez, Didier (ngày 2 tháng 5 năm 1997). “Interview with Glen Keane”. The Ultimate Disney Books Network. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012.
  20. ^ Hill, Jim (ngày 28 tháng 11 năm 2007). "To Infinity and Beyond!" is an entertaining look back at Pixar's first two decades”. Jim Hill Media. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012.
  21. ^ a b c d e f g h i Paik, Karen (2007). To Infinity and Beyond!: The Story of Pixar Animation Studios. San Francisco: Chronicle Books. ISBN 9780811850124.
  22. ^ Review: ‘Inventing the Movies’
  23. ^ a b c d e Price, David A. (2009). The Pixar Touch: The Making of a Company. New York: Vintage Books. ISBN 9780307278296.
  24. ^ M. Buckley, A. Pixar: The Company and Its Founders. Google Books. tr. 27. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012.
  25. ^ Solomon, Charles (ngày 3 tháng 12 năm 2006). “Disney tries out new talent in an old form, the cartoon short – Business – International Herald Tribune”. The New York Times. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012.
  26. ^ Lev-Ram, Michal (ngày 31 tháng 12 năm 2014). “A candid conversation with Pixar's philosopher-king, Ed Catmull”. Fortune. Time Inc. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2015.
  27. ^ a b c d Brzeski, Patrick (ngày 24 tháng 10 năm 2014). “John Lasseter Pays Emotional Tribute to Hayao Miyazaki at Tokyo Film Festival”. The Hollywood Reporter. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2014.
  28. ^ “The BSD Daemon”. FreeBSD. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012.
  29. ^ “Ollie Johnston and the Marie E.”. MankinVegas. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2013.
  30. ^ Gilliam, Terry (ngày 27 tháng 4 năm 2001). “Terry Gilliam Picks the Ten Best Animated Films of All Time”. The Guardian.
  31. ^ “John Lasseter Addresses Graduating Class at Seaver College Commencement Ceremony”. Pepperdine University. tháng 4 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2011.
  32. ^ Sperling, Nicole (ngày 1 tháng 11 năm 2011). “John Lasseter receives star on the Hollywood Walk of Fame”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012.
  33. ^ a b Kilday, Gregg (ngày 5 tháng 8 năm 2014). “Academy: Cheryl Boone Isaacs Reelected as President”. The Hollywood Reporter. Prometheus Global Media LLC. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2014.
  34. ^ a b “Trustees of Sonoma Academy 2011–12”. Sonoma Academy. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2013.
  35. ^ “VIDEO: 'A Day in the Life of John Lasseter' Read more: VIDEO: 'A Day in the Life of John Lasseter'. Stitch Kingdom. ngày 12 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  36. ^ Boone, Virginie (ngày 26 tháng 9 năm 2011). “Lasseter winery coming into its own”. The Press Democrat. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2016. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  37. ^ Roper, Caitlin (ngày 21 tháng 10 năm 2014). “Big Hero 6 Proves It: Pixar's Gurus Have Brought the Magic Back to Disney Animation”. Wired. Condé Nast. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2014.
  38. ^ Keegan, Rebecca (ngày 19 tháng 6 năm 2011). “Animated -- and driven: For John Lasseter, Pixar's boyish visionary, 'Cars 2' is a gearhead's dream”. Los Angeles Times. Tribune Publishing Company. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2014.
  39. ^ Goodman, Stephanie (ngày 1 tháng 11 năm 2011). 'Pixar's John Lasseter Answers Your Questions'. Arts Beat. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2014.
  40. ^ Honeycutt, Kirk (ngày 14 tháng 10 năm 2010). “Tales From Earthsea – Film Review”. The Hollywood Reporter. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2013.
  41. ^ Kit, Borys (ngày 14 tháng 10 năm 2010). “Disney Picks Pixar Brains for Muppets Movie”. The Hollywood Reporter. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2011.
  42. ^ Ayers, Mike (ngày 8 tháng 10 năm 2015). “Disney Announces 'Ant-Man and the Wasp' for 2018, Plus New Pixar Release Dates”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2015.
  43. ^ Alexander, Bryan (ngày 8 tháng 10 năm 2015). “Pixar bumps 'Toy Story 4' a year to 2018”. USA Today. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2015.
  44. ^ "PREP & LANDING: NAUGHTY VS. NICE," PRODUCED BY WALT DISNEY ANIMATION STUDIOS, AIRS MONDAY, DECEMBER 5 ON THE ABC TELEVISION NETWORK”. ABC Medianet. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2011.
  45. ^ “Walt Disney Animation Studios' 'Feast' to Premiere at the Annecy International Animated Film Festival”. Disney Post. ngày 24 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2014.
  46. ^ Graser, Marc (ngày 2 tháng 9 năm 2014). 'Frozen' Characters to Return in 'Frozen Fever' Animated Short”. Variety. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2014.
  47. ^ Koch, Dave (ngày 20 tháng 6 năm 2014). “Inside Out Adds Animated Short”. Big Cartoon News. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Arisu Sakayanagi - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Nhân vật Arisu Sakayanagi - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Arisu Sakayanagi (坂さか柳やなぎ 有あり栖す, Sakayanagi Arisu) là một trong những lớp trưởng của lớp 2-A.
Danh sách địa điểm du lịch Tết cực hấp dẫn tại Châu Á
Danh sách địa điểm du lịch Tết cực hấp dẫn tại Châu Á
Bạn muốn du lịch nước ngoài trong dịp tết này cùng gia đình hay bạn bè? Sẽ có nhiều lựa chọn với những vùng đất đẹp như mơ trong mùa xuân này. Dưới đây là những địa điểm du lịch tại Châu Á mà bạn phải đến trong dịp Tết này.
Giới thiệu TV Series Jupiter's Legacy
Giới thiệu TV Series Jupiter's Legacy
Jupiter's Legacy là một loạt phim truyền hình trực tuyến về siêu anh hùng của Mỹ do Steven S. DeKnight phát triển
Chiều cao của các nhân vật trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Chiều cao của các nhân vật trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Thực sự mà nói, Rimuru lẫn Millim đều là những nấm lùn chính hiệu, có điều trên anime lẫn manga nhiều khi không thể hiện được điều này.