Julia Domna

Julia Domna
Ιουλία Δόμνα
Augusta
Hoàng hậu La Mã
Nhiệm kỳ
9 tháng 4, 193 – 4 tháng 2, 211
(17 năm, 301 ngày)
Hoàng đếSeptimius Severus
Tiền nhiệmManlia Scantilla
Kế nhiệmNonia Celsa
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
giữa 158 và 170
Nơi sinh
Homs
Rửa tội
Mất
Ngày mất
217
Nơi mất
Antiochia
An nghỉLâu đài Thiên Thần
Giới tínhnữ
Gia quyến
Thân phụ
Julius Bassianus
Thân mẫu
không rõ
Anh chị em
Julia Maesa
Phối ngẫu
Septimius Severus
Hậu duệ
Caracalla, Publius Septimius Geta
Học vấn
Gia tộcnhà Severan
Nghề nghiệpnhà triết học
Quốc tịchLa Mã cổ đại
Thời kỳĐế chế La Mã sơ kỳ
Truy phong
Thụy hiệu
Tước hiệu
Tước vị
Chức vị
Thần vị
Nơi thờ tự
Triều đại La Mã
Nhà Severan

Tượng bán thân của Julia Domna
Niên biểu
Septimius Severus 193198
-cùng Caracalla 198209
-cùng Caracalla và Geta 209211
CaracallaGeta 211211
Caracalla 211217
Tạm thời: Macrinus 217218
Elagabalus 218222
Alexandros Severus 222235
Hoàng tộc
Gia phả nhà Severan
Thể loại:Triều đại Severan
Thời kỳ lịch sử
Tiền nhiệm
Năm năm hoàng đế
Kế nhiệm
Khủng hoảng ở thế kỷ thứ 3

Julia Domna (170217) là một thành viên của nhà Severus thuộc Đế quốc La Mã. Hoàng hậu và vợ của Hoàng đế La Mã Lucius Septimius Severus và là mẹ của Hoàng đế CaracallaGeta, Julia được xem là một trong những người phụ nữ quan trọng nhất từng thực thi quyền hành đằng sau ngai vàng của đế chế.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Đồng tiền xu khắc họa Julia Domna

Julia xuất thân từ một gia đình người Syria, được cho là có gốc gác Ả Rập, ở thành phố Emesa (nay là Homs).[1] Bà là con gái út của vị đại tư tế Gaius Julius Bassianus và chị cả của mình là Julia Maesa. Tổ tiên của bà là các vị Vua Giáo Sĩ của một trong những ngôi đền nổi tiếng thờ thần Elagabalus (syr. Ilāh hag-Gabal). Do gia đình sở hữu nguồn tài sản to lớn nên đã sớm tiến lên trở thành tầng lớp quý tộc nguyên lão La Mã. Trước khi kết hôn, Julia đã thừa kế bất động sản của ông bác là Julius Agrippa, nguyên chỉ huy Centurion.[2]

Vào cuối những năm 180, Julia kết hôn với Hoàng đế tương lai Septimius Severus, thường được coi là có gốc gác Punic. Cuộc hôn nhân khá hạnh phúc và Severus rất mực yêu thương vợ và cả quan điểm chính trị của bà, kể từ lúc bà hay tìm đọc và quan tâm đến triết học. Họ có hai người con trai là Lucius Septimius Bassianus (Caracalla) sinh năm 188Publius Septimius Geta năm 189. Cũng do sự yêu mến triết học mà Julia đã ra sức bảo vệ các triết gia và bảo trợ cho sự phát triển triết học ở Roma, bất chấp thái độ thù địch với nó của các vị hoàng đế tiền nhiệm.[3]

Khi Severus trở thành hoàng đế vào năm 193 (còn gọi là "Năm của năm vị Hoàng đế"), ông phải lao vào một cuộc nội chiến để đánh dẹp các đối thủ như Pescennius NigerClodius Albinus. Julia tháp tùng cùng chồng mình trong chiến dịch phía đông của ông, được coi là một ngoại lệ khi phụ nữ La Mã cổ đại thường ở tại Roma để chờ đợi chồng họ. Tuy nhiên, bà vẫn gắn bó với hoàng đế và trong số những bằng chứng biểu thị tình cảm và sự ủng hộ là việc đúc những đồng tiền xu với chân dung của Julia và danh hiệu mater castrorum (người mẹ của quân doanh)

Khi đã là Hoàng hậu, Julia thường tham gia vào các mưu đồ trong cung và có khá nhiều kẻ thù chính trị đã cáo buộc bà về tội phản quốc và tội ngoại tình, dù chẳng có lời cáo buộc nào được chứng minh. Severus vẫn tiếp tục ủng hộ người vợ của mình và cố nài bà tháp tùng trong chiến dịch chống lại người Briton trên đảo Anh được bắt đầu vào năm 208. Khi Severus mất vào năm 211Eboracum (York), Julia trở thành trung gian hòa giải giữa hai người con Caracalla và Geta, đều trị vì như đồng hoàng đế, theo như mong muốn của Severus được thể hiện trong di chúc của ông. Thế nhưng cả hai người bọn họ đều không ưa gì nhau và cãi nhau thường xuyên. Ít lâu sau Geta bị binh lính của Caracalla giết chết trong cùng năm đó.

Caracalla giờ đây là vị hoàng đế duy nhất, nhưng mối quan hệ của ông với mẹ mình gặp nhiều khó khăn như được chứng thực từ các nguồn sử liệu, có thể là do ông có liên quan đến vụ sát hại Geta. Tuy nhiên, Julia vẫn đi theo Caracalla trong chiến dịch chống lại Đế chế Parthia vào năm 217. Trong chuyến đi này, Caracalla đã bị ám sát và được Macrinus kế thừa ngôi vị. Julia có thể đã chọn cách tự sát sau khi nghe tin về cuộc nổi loạn,[4] dù có một số khác cho rằng nhiều khả năng là bà đã qua đời vì bệnh ung thư vú.[3] Thi thể của Julia được đưa đến Roma và được đặt trong Sepulcrum C. et L. Caesaris (có lẽ là một buồng riêng biệt trong Lăng Augustus). Tuy sau này cả hài cốt của bà lẫn Geta đã được người chị gái Julia Maesa đào lên cho chuyển đến Lăng Hadrian.[5] Viện Nguyên lão vì muốn lấy lòng Julia Maesa nên đã quyết định phong thần cho Julia Domna.[4]

Apollonius

[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu không vì Julia, thì giới sử học hẳn sẽ có rất ít thông tin ngày nay về Apollonius xứ Tyana trong huyền thoại. Đó là chỉ thị của Julia mà Philostratus đã viết nên tác phẩm nổi tiếng của ông là Cuộc đời của Apollonius, đến với độc giả trong hình hài đầy đủ gần hai ngàn năm sau.[6] Julia được cho là đã chết trước khi Philostratus có thể hoàn thành tác phẩm gồm tám tập của ông.[4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Irfan Shahid, Rome and The Arabs: A Prolegomenon to the Study of Byzantium and the Arabs, Washington, 1984, Dumbarton Oaks Research Library, p. 167, ISBN 0-88402-115-7; Glen Warren Bowersock, Roman Arabia, Cambridge, Harvard University Press, 1983, pp. 126–128, ISBN 0-674-77756-5 [1]. "with the last of his names, he clearly tried to forge a link with the ultimate Antonines, who were the Arab emperors from the family of Julia Domna"; Maxime Rodinson, The Arabs, Chicago, University of Chicago Press, pp. 55, ISBN 0-226-72356-9, [2], "The emperor Septimus Severus married an Arab from Emessa, Julia Domna, whose sons and great-nephews ruled Rome."
  2. ^ Levick, Julia Domna: Syrian Empress, p.18
  3. ^ a b “Julia Domna 170 CE Syria”. Women-philosophers. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2014.
  4. ^ a b c Jones, Christopher P. (2005). Philostratus, The Life of Apollonius of Tyana. Harvard University Press. tr. 2.
  5. ^ http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/Cassius_Dio/79*.html#78-24.4
  6. ^ Maria Dzielska & Stucchi (1986). Apollonius of Tyana in Legend and History. tr. 14. ISBN 88-7062-599-0.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • (tiếng Pháp) Minaud, Gérard, Les vies de 12 femmes d’empereur romain - Devoirs, Intrigues & Voluptés , Paris, L’Harmattan, 2012, ch. 9, La vie de Julia Domna, femme de Septime Sévère, p. 211-242.
  • B. Levick, Julia Domna: Syrian Empress, Routledge, 2007
Tiền nhiệm
Manlia Scantilla
Hoàng hậu La Mã
193–211
với Fulvia Plautilla (202–205)
Kế nhiệm
Nonia Celsa
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Từ triết lý Ikigai nhìn về việc viết
Từ triết lý Ikigai nhìn về việc viết
“Ikigai – bí mật sống trường thọ và hạnh phúc của người Nhật” là cuốn sách nổi tiếng của tác giả người Nhật Ken Mogi
[Review] 500 ngày của mùa hè | (500) Days of Summer
[Review] 500 ngày của mùa hè | (500) Days of Summer
(500) days of summer hay 500 ngày của mùa hè chắc cũng chẳng còn lạ lẫm gì với mọi người nữa
[Review phim] Hương mật tựa khói sương
[Review phim] Hương mật tựa khói sương
Nói phim này là phim chuyển thể ngôn tình hay nhất, thực sự không ngoa tí nào.
Sức mạnh và khả năng của Lục Nhãn - Jujutsu Kaisen
Sức mạnh và khả năng của Lục Nhãn - Jujutsu Kaisen
Lục nhãn hay Rikugan là khả năng độc nhất, chỉ luôn tồn tại một người sở con mắt này trong thế giới chú thuật