Elagabalus

Elagabalus
Hoàng đế thứ 25 của Đế quốc La Mã
Tượng bán thân của Elagabalus,
từ Bảo tàng Capitoline
Nguyên thủ thứ 25 của La Mã
Tại vị8 tháng 6 năm 21811 tháng 3 năm 222
(3 năm, 276 ngày)
Tiền nhiệmMacrinus
Kế nhiệmAlexander Severus
Thông tin chung
Sinh203
Không rõ
Mất11 tháng 3, 222 (18 tuổi)
Roma, Italia
Hậu duệAlexander Severus (con nuôi)
Tên đầy đủ
Varius Avitus Bassianus
(từ khi sinh tới lúc lên ngôi);
Caesar Marcus Aurelius Antoninus Augustus
(là hoàng đế)
Hoàng tộcNhà Severus
Thân phụSextus Varius Marcellus
Thân mẫuJulia Soaemias Bassiana

Elagabalus (Marcus Aurelius Antoninus Augustus, khoảng 203 – 11 tháng 3 năm 222), còn gọi là Heliogabalus, là Hoàng đế La Mã gốc Syria từ năm 218 đến 222. Là một thành viên của nhà Severus, ông vốn là con thứ hai của Julia SoaemiasSextus Varius Marcellus. Từ thuở thiếu thời ông từng giữ chức tư tế vốn là cha truyền con nối thờ phụng thần Elagabal (trong tiếng LatinhElagabalus) ở quê mẹ tại Emesa. Vốn một công dân ẩn dật, ban đầu ông được gia đình đặt tên là Sextus Varius Avitus Bassianus. Sau khi trở thành hoàng đế thì lấy tên mới là Marcus Aurelius Antoninus Augustus.[1] Cái tên Elagabalus chỉ được gọi sau khi hoàng đế qua đời.

Năm 217, Hoàng đế Caracalla bị ám sát và được thay thế bởi viên Pháp quan thái thú Marcus Opellius Macrinus. Người cô bên ngoại của Caracalla là Julia Maesa đã thành công trong việc phát động Binh đoàn Lê dương thứ ba nổi loạn nhằm ủng hộ cho đứa cháu trai trưởng của bà (và là em họ của Caracalla), Elagabalus lên ngôi hoàng đế ở tư dinh của mình. Macrinus đã bị quân của Elagabalus đánh bại trong trận Antioch vào ngày 8 tháng 6 năm 218. Elagabalus lúc đó chỉ mới mười bốn tuổi và đã trở thành hoàng đế, bắt đầu một triều đại được biết đến chủ yếu là nhờ các vụ bê bối tình dục và tranh cãi tôn giáo.[2]

Các nhà sử học sau này đều đưa ra giả thuyết rằng Elagabalus đã cho thấy sự coi thường truyền thống tôn giáo La Mã và những điều cấm kỵ tình dục của ông. Ông đã thay thế người đứng đầu truyền thống của đền Pantheon là thần Jupiter với vị thần Elagabal mà ông là giáo chủ. Elagabalus còn buộc các thành viên cao cấp của chính quyền La Mã phải tham gia vào nghi lễ tôn giáo kỷ niệm vị thần này do đích thân mình chủ trì. Elagabalus đã kết hôn tới năm lần, thiên vị quá nhiều cho các triều thần cùng giới mà thiên hạ đồn là một trong những tình nhân của ông, sử dụng nguyên mẫu cái lót nệm vui nhộn tại các bữa tiệc tối, có những tư liệu còn cho rằng hoàng đế đã tự mình bán dâm trong hoàng cung. Lối sống đồi trụy xa hoa của ông ngày càng xa lánh Cấm vệ quân Praetoriani, Viện Nguyên lão và nhân dân La Mã. Giữa sự phản đối ngày càng tăng thì Elagabalus đã bị ám sát lúc mới 18 tuổi và được thay thế bằng người anh em họ của ông Alexander Severus vào ngày 11 tháng 3 năm 222, trong một âm mưu thay đổi ngôi vị của bà ngoại mình Julia Maesa và được thực hiện bởi các thành viên bất mãn của Đội Cận vệ Praetoriani.[3][4]

Elagabalus khá nổi tiếng đương thời vì tính rất lập dị, suy đồi và cuồng tín.[5] Truyền thống này đã kéo dài, và trong số nhà văn đầu thời hiện đại thì ông bị mắc tiếng xấu là một trong những vị hoàng đế tồi tệ nhất. Sử gia người Anh Edward Gibbon, trong một ví dụ đã viết rằng Elagabalus "bỏ mặc bản thân mình vào những lạc thú thô tục và ham mê vô độ".[6] Theo B.G. Niebuhr, "Cái tên Elagabalus là một thương hiệu trong lịch sử đứng trên tất cả những người khác" bởi vì "cuộc đời ghê tởm khôn tả" của ông.[7]

Triều đại La Mã
Nhà Severan

Họa phẩm Severan Tondo
Niên biểu
Septimius Severus 193198
-cùng Caracalla 198209
-cùng Caracalla và Geta 209211
CaracallaGeta 211211
Caracalla 211217
Tạm thời: Macrinus 217218
Elagabalus 218222
Alexandros Severus 222235
Hoàng tộc
Gia phả nhà Severan
Thể loại:Triều đại Severan
Thời kỳ lịch sử
Tiền nhiệm
Năm năm hoàng đế
Kế nhiệm
Khủng hoảng ở thế kỷ thứ 3

Elagabalus sinh vào khoảng năm 203,[8] là con của Sextus Varius MarcellusJulia Soaemias Bassiana. Cha ông lúc đầu là một thành viên thuộc tầng lớp kị sĩ (Equestrian), nhưng về sau thăng quan tiến chức lên tới cấp bậc nguyên lão. Bà ngoại Julia Maesa của ông là góa phụ của chấp chính quan Gaius Julius Avitus Alexianus, em gái của Julia Domna và là em dâu của Hoàng đế Septimius Severus.[9] Ông còn có một người anh trai không rõ tên tuổi.[10][11] Mẹ ông Julia Soaemias là em họ của Hoàng đế La Mã Caracalla. Những người họ hàng khác bao gồm người dì Julia Avita Mamaea và ông chú Marcus Julius Gessius Marcianus cùng đứa con trai trong bầy con của họ là Alexander Severus. Gia tộc của Elagabalus đã đời đời nối nhau giữ chức tư tế thờ thần mặt trời Elagabal mà Elagabalus là giáo chủ tại Emesa (nay thuộc Homs) ở Syria.[8]

Vị thần Elagabalus ban đầu được tôn kính tại Emesa. Cái tên của vị thần là một kiểu Latinh hóa từ cái tên Syria Ilāh mụ-Gabal, mà xuất phát từ Ilāh ("thần") và Gabal ("núi" (so sánh tiếng Do Thái: גבל gəbul và tiếng Ả Rập: جبل Jabal)), kết quả là sự biểu thị "Vị Thần của Núi non" Emesene của vị thần này.[12] Sự sùng bái vị thần lan ra các vùng khác của Đế chế La Mã vào thế kỷ thứ 2; một sự hiến dâng đã được tìm thấy ở tận Woerden (Hà Lan).[13] Vị thần này sau đó đã được đưa vào và đồng hóa với thần mặt trời La Mã được gọi là Sol Indiges vào thời cộng hòaSol Invictus trong suốt thế kỷ thứ 2 và 3.[14] Trong tiếng Hy Lạp tên của thần Mặt Trời là Helios, do đó "Heliogabalus" cũng là một biến thể của "Elagabalus".

Nắm quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi Hoàng đế Macrinus lên nắm quyền, để tránh các mối đe dọa từ gia đình của người tiền nhiệm bị ám sát Caracalla ảnh hưởng tới lại triều đại của ông, bằng cách trục xuất cả nhà gồm Julia Maesa, hai cô con gái, và cháu đích tôn của bà là Elagabalus tới điền trang của họ tại Emesa ở Syria.[8] Ngay khi vừa đặt chân đến nơi ở Syria, bà đã bắt đầu bày mưu tính kế cùng với cố vấn và gia sư của Elagabalus là Gannys, tiến hành binh biến lật đổ Macrinus và đưa Elagabalus mới mười bốn tuổi lên ngôi hoàng đế.[8]

Mẹ ông đã công khai tuyên bố rằng ông là con trai ngoài giá thú của Caracalla, cũng nhờ vào lòng trung thành của những người lính La Mã và nguyên lão nghị viên đã thề trung thành với Caracalla.[8] Julia Maesa lợi dụng sự giàu sang của mình nhằm mua chuộc Binh đoàn Lê dương thứ baRaphana để họ thề trung thành với Elagabalus. Vào lúc bình minh ngày 16 tháng 5 năm 218, Publius Valerius Comazon Eutychianus, chỉ huy của binh đoàn đã tuyên bố ông là Hoàng đế La Mã.[15] Để tăng cường tính hợp pháp của mình thông qua công tác tuyên truyền hơn nữa, Elagabalus đã lấy tên Caracalla là Marcus Aurelius Antoninus.[16] Đáp lại Macrinus đã phái viên Pháp quan thái thú của ông là Ulpius Julianus tới đó với một đạo quân đông đảo mà ông cho là đủ mạnh để đè bẹp cuộc bạo loạn. Tuy nhiên, lực lượng này đã sớm theo về phe của Elagabalus khi xảy ra chiến sự bằng cách giết chết viên chỉ huy và các sĩ quan của họ rồi gửi đầu của Julianus về triều dâng công.[17]

Macrinus bèn vội gửi thư cho Viện Nguyên lão tố giác Elagabalus là một Antoninus Giả và tuyên bố rằng ông đã mất trí.[18] Cả quan chấp chính tối cao và các thành viên cao cấp khác trong chính phủ ở Roma đều lên án Elagabalus. Rồi sau đó Viện Nguyên lão đã quyết định tuyên chiến với cả Elagabalus và Julia Maesa.[19] Lực lượng của hai cha con Macrinus dần suy yếu bởi sự đào ngũ của Binh đoàn Lê dương thứ hai do các khoản hối lộ và những lời hứa hẹn được Julia Maesa lan truyền, đã sớm bị quân đội của Gannys chỉ huy đánh bại vào ngày 8 tháng 6 năm 218 trong trận Antioch.[17] Macrinus trốn thoát tới Ý, cải trang thành người đưa thư, nhưng sau đó đã bị chặn lại gần Chalcedon và bị triều đình mới đem xử tử ở Cappadocia.[17] Riêng đứa con trai của ông Diadumenianus đã được gửi gắm an toàn sang phía Parthia nhưng cũng bị bắt chém chết ở Zeugma.[17]

Elagabalus tuyên bố ngày chiến thắng tại Antioch là sự khởi đầu triều đại của ông và cho rằng tước hiệu đế chế không cần sự chấp thuận trước của Viện Nguyên lão,[20] vốn đã vi phạm truyền thống nhưng dù sao đi nữa đó cũng là một thực tế phổ biến trong số các hoàng đế thế kỷ 3. Thư hòa giải đã được gửi đi đến Roma mở rộng lệnh ân xá cho Viện Nguyên lão và công nhận pháp luật, trong khi cũng lên án chính quyền của hai cha con Macrinus.[21] Các nguyên lão nghị viên đã đáp lại bằng cách thừa nhận Elagabalus là hoàng đế hợp pháp và chấp nhận lời tuyên bố mình là con trai của Caracalla.[22] Caracalla và Julia Domna đều được Viện Nguyên lão phong thần, cả Julia Maesa và Julia Soaemias đều được phong đến thứ bậc Augustae,[23] hồi ức về triều đại của Macrinus và Diadumenianus đã bị Viện Nguyên lão kết án.[20] Nguyên chỉ huy Quân đoàn thứ ba Comazon thì được bổ nhiệm làm chỉ huy của quân cấm vệ Praetoriani.[24]

Triều đại (218-222)

[sửa | sửa mã nguồn]
Một đồng tiền xu denarius do Elagabalus đặt làm, mang chân dung của ông

Elagabalus và đoàn tùy tùng của ông đã trải qua mùa đông năm 218 ở Bithynia tại Nicomedia,[22] nơi tín ngưỡng tôn giáo của hoàng đế lần đầu tiên được giới thiệu tự nó đã có vấn đề. Nhà sử học cùng thời Cassius Dio cho biết Gannys đã bị vị hoàng đế mới xử tử bởi vì ông dám buộc Elagabalus phải sống "có chừng mực và thận trọng".[25] Để giúp người La Mã điều chỉnh ý tưởng có một thầy tế phương Đông làm hoàng đế, Julia Maesa đã gửi một bức tranh của Elagabalus trong màu áo thầy tế đến Roma và treo trên một bức tượng của nữ thần Victoria trong Nhà Nghị Viện.[22] Điều này đặt các nguyên lão vào tình huống khó xử phải thờ cúng Elagabalus bất cứ khi nào họ thờ cúng cho Victoria.

Các binh đoàn đã rất thất vọng trước hành vi của Elagabalus và sớm trở nên hối tiếc vì đã ủng hộ ông lên ngôi.[26] Trong khi Elagabalus vẫn còn trên đường đến Roma, đạo quân Lê dương thứ tư đã tiến hành nổi dậy trong một thời gian ngắn do sự xúi giục của Gellius Maximus và quân đoàn thứ ba, vốn chịu trách nhiệm về việc đưa Elagabalus lên ngôi hoàng đế, dưới sự chỉ huy của nguyên lão nghị viên Verus.[27] Cuộc nổi loạn đã nhanh chóng được dập tắt và binh đoàn thứ ba bị giải tán.[28]

Khi đoàn tùy tùng tới Roma vào mùa thu năm 219, Comazon và các đồng minh khác của Julia Maesa và Elagabalus được trao những vị trí đầy quyền lực và hấp dẫn, trước sự phẫn nộ của nhiều nguyên lão nghị viên vốn không coi họ xứng đáng với đặc quyền này.[29] Sau khi hết nhiệm kỳ Pháp quan thái thú của mình, Comazon tiếp tục giữ chức thị trưởng Roma tới ba lần và quan chấp chính hai lần.[24] Ngoài ra Elagabalus đã sớm làm mất giá đồng tiền La Mã khiến nền kinh tế ngày càng suy thoái. Ông cho giảm độ tinh khiết bạc của denarius từ 58% lên 46,5% - trọng lượng bạc thực tế giảm từ 1,82 gram đến 1,41 gram. Ông còn hủy bỏ loại tiền xu antoninianus trong thời kỳ này ở Roma.[30]

Elagabalus còn cố gắng để cho người mà ông coi là tình nhân của mình, gã đánh xe ngựa Hierocles được phong làm Caesar bất chấp sự phản đối của Viện Nguyên lão,[31] trong khi một người bị coi là tình nhân khác của ông, vận động viên Aurelius Zoticus, cũng được bổ nhiệm vào vị trí phi hành chính nhưng rất có thế lực trong cung là Cubicularius (Tổng quản).[32] Lời đề nghị của ông về ân xá cho tầng lớp thượng lưu La Mã phần lớn đều được hoan nghênh, cho dù luật gia Ulpianus vẫn bị đi đày.[33]

Mối quan hệ giữa Julia Maesa, Julia Soaemias và Elagabalus vẫn êm đềm lúc đầu. Mẹ và bà ngoại của ông đã trở thành những người phụ nữ đầu tiên được cho phép gia nhập Viện Nguyên lão,[34] cả hai đều nhận được danh hiệu nguyên lão nghị viên: Soaemias cho lập chức danh Clarissima và Maesa thì không chính thống hơn Mater Castrorum et Senatus ("Người mẹ của quân doanh và của Viện Nguyên lão").[35] Trong khi Julia Maesa cố gắng khẳng định chính mình như là người nắm quyền đằng sau ngai vàng và do đó trở thành người phụ nữ quyền lực nhất trên thế giới, Elagabalus cũng chứng minh tính độc lập cao khi quyết định tự mình sẽ trị vì và càng về sau thì ông chẳng còn để mẹ và bà mình chi phối nữa.

Tranh cãi tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]
Một đồng tiền xu aureus miêu tả Elagabalus. Mặt trái đọc là Sanct Deo Soli Elagabal (Kính Gửi Vị Thánh Thần Mặt Trời Elagabal), và miêu tả một cỗ xe tứ mã, một cỗ xe ngựa chở hòn đá linh thiêng của đền Emesa.

Kể từ thời Septimius Severus, sự thờ phụng Mặt Trời đã gia tăng trên toàn đế chế.[36] Elagabalus thấy đây là một cơ hội để đưa Elagabal làm vị thần đứng đầu của đền Pantheon. Vị thần được đổi tên thành Deus Sol Invictus, có nghĩa là vị Thần Mặt Trời bất khả chiến bại và được tôn vinh trên cả thần Jupiter.[37]

Là một dấu hiệu của sự tôn trọng tôn giáo La Mã, vậy mà Elagabalus lại đưa cả Astarte, Minerva, Urania, hoặc một số sự kết hợp cả ba người để làm vợ cho Elagabal.[38] Trước khi xây dựng một ngôi đền nhằm dâng lên cho Elagabal, Elagabalus đã đặt viên thiên thạch của Elagabal sát bên ngôi vị của Jupiter tại đền thờ Jupiter Optimus Maximus.

Ông còn gây bất mãn nhiều hơn nữa khi tự mình kết hôn với một Trinh nữ Vesta Aquilia Severa, tuyên bố trước thần dân của đế chế cuộc hôn nhân này sẽ sinh ra một "đứa con thần thánh".[39] Đây là một sự vi phạm trắng trợn luật lệ và phong tục truyền thống La Mã, theo đó nếu bất kỳ Trinh nữ Vesta nào bị phát hiện đã tham gia vào quan hệ tình dục sẽ bị chôn sống.[40]

Một ngôi đền xa hoa lộng lẫy gọi là Elagabalium được xây dựng trên mặt phía đông của đồi Palatine cho nhà Elagabal, người được đại diện bởi một thiên thạch hình nón đen từ Emesa.[22] Herodianus viết "hòn đá này được tôn thờ như thể nó được gửi từ trên trời xuống. Trên nó có vô số mảnh nhỏ nhô ra và dấu hiệu được chỉ ra, tại nơi mà mọi người muốn tin là một hình ảnh thô sơ của mặt trời, bởi vì đây là cách họ nhìn thấy chúng."[8]

Để trở thành thầy tư tế cấp cao cho tôn giáo mới của mình, Elagabalus đã tự cắt bao quy đầu.[37] Ông buộc các vị nguyên lão phải ngồi xem mình nhảy múa xung quanh bàn thờ của Deus Sol Invictus với tiếng đệm của trống và chũm chọe.[22] Mỗi khi hạ chí thì ông lại tổ chức một lễ hội dành riêng cho các vị thần, đã trở nên phổ biến với dân chúng vì thức ăn miễn phí được phân phối vào những dịp như vậy.[38] Trong lễ hội này, Elagabalus đã đặt viên đá Emesa trên một chiếc xe ngựa được trang trí bằng vàng và đồ trang sức rồi diễu hành khắp phố:

Một cỗ xe sáu ngựa rất thiêng, những con ngựa cao to và có màu trắng hoàn hảo, với các phụ kiện đắt tiền vàng và đồ trang sức phong phú. Không ai cầm dây cương và chẳng ai đi trên chiếc xe ngựa, cỗ xe được hộ tống cứ như thể vị thần đó chính là tên đánh xe ngựa. Elagabalus chạy giật lùi ở phía trước xe ngựa, đối diện với vị thần và giữ dây cương của bầy ngựa. Ông đã thực hiện toàn bộ hành trình theo kiểu lộn ngược, ngước nhìn lên khuôn mặt vị thần của mình.[38]

Các di tích thiêng liêng nhất trong tôn giáo La Mã đã được chuyển từ đền thờ của họ sang Elagabalium, bao gồm cả các biểu tượng của Bà Mẹ Vĩ đại, ngọn lửa của nữ thần Vesta, tấm khiên của SaliiPalladium, do đó không có vị thần nào khác có thể được tôn thờ ngoại trừ cùng hội cùng thuyền với Elagabal.[41]

Tranh cãi giới tính

[sửa | sửa mã nguồn]
Đồng tiền xu denarius của La Mã miêu tả Aquilia Severa, người vợ thứ hai của Elagabalus. Cuộc hôn nhân này đã khiến dân chúng phẫn nộ vì Aquilia là một Trinh nữ thờ thần Vesta, đã tuyên thệ theo luật La Mã là phải độc thân trong 30 năm.

Khuynh hướng tình dụcbản chất giới tính của Elagabalus đã là chủ đề của nhiều cuộc tranh cãi kịch liệt. Elagabalus từng kết hôn và ly dị với năm phụ nữ,[39] mà người ta chỉ biết được danh tính của ba người trong số họ. Người vợ đầu tiên của ông là Julia Cornelia Paula;[38] người thứ hai là Trinh nữ thờ thần Vesta Julia Aquilia Severa.[38]

Trong vòng một năm, ông đã bỏ rơi cô và kết hôn với Annia Aurelia Faustina,[38] một hậu duệ của Marcus Aurelius và vợ góa của một người đàn ông mới bị Elagabalus xử tử. Ông từng trở lại với người vợ thứ hai Severa vào cuối năm đó.[39] Theo lời Cassius Dio, mối quan hệ ổn định nhất của ông dường như là với người đánh xe tứ mã và là nô lệ tóc vàng từ Caria tên Hierocles, người mà ông hay gọi là chồng mình.[31]

Bộ sử Historia Augusta tuyên bố rằng Elagabalus còn kết hôn với một người đàn ông tên Zoticus, một vận động viên đến từ Smyrna, trong một buổi lễ công cộng tại Roma.[42] Cassius Dio kể lại rằng Elagabalus đã vẽ mi mắt, nhổ lông tóc và đội tóc giả cho Zoticus trước khi bán dâm chính mình cho các quán rượu, nhà thổ[43] và ngay cả trong cung đình:

Cuối cùng, ông dành một phòng trong cung điện và cam kết về sự khiếm nhã của mình, luôn luôn đứng khỏa thân trước cửa phòng, như mấy cô gái điếm thường làm và lắc màn treo từ chiếc nhẫn vàng, rồi cất lên một giọng nói nhẹ nhàng và xao xuyến mà ông dùng để gạ gẫm khách qua đường. Tất nhiên là người đàn ông đã được hướng dẫn đặc biệt để chơi một phần của họ. Cũng như trong các vấn đề khác và trong công việc kinh doanh này cũng vậy, ông có nhiều tên tay sai giúp tìm ra những khách làng chơi tốt nhất có thể làm ông hài lòng nhờ mùi hôi hám của họ. Ông sẽ thu tiền từ khách quen của mình và kiếm được nhiều lợi ích từ diện mạo này; ông cũng sẽ tranh giành khách khứa với các đồng nghiệp của mình trong cái nghề đáng hổ thẹn này, lại còn tuyên bố rằng ông có nhiều người yêu hơn họ và kiếm được nhiều tiền hơn.[44]

Herodianus nhận xét rằng Elagabalus đã tăng cường vẻ đẹp tự nhiên của mình bằng cách sử dụng mỹ phẩm thường xuyên.[38] Ông được mô tả là đã "vui mừng khi được gọi là tình nhân, người vợ, nữ hoàng của Hierocles" và nghe đồn rằng đã chi trả một khoản tiền lớn cho bất kỳ vị bác sĩ có thể tái tạo một cơ quan sinh dục nữ cho ông.[32] Elagabalus được một số nhà văn hiện đại mô tả đặc điểm kiểu như thuộc dạng hoán tính hoặc chuyển đổi giới tính.[45][46]

Tượng bán thân của Julia Cornelia Paula, người vợ đầu tiên của Elagabalus.

Đến năm 221, tính lập dị của Elagabalus, đặc biệt là mối quan hệ của ông với Hierocles,[31] ngày càng bị kích thích bởi đám lính Cấm vệ quân Praetoriani.[29] Khi bà của Elagabalus là Julia Maesa cảm thấy sự ủng hộ của dân chúng với hoàng đế đã suy giảm trầm trọng, bà quyết định rằng cả hai mẹ con vốn sùng tín tôn giáo mới phải được thay thế.[29] Như một sự lựa chọn xen kẽ, bà quay sang cô con gái khác, Julia Avita Mamaea và con trai của mình mới mười ba tuổi là Severus Alexander trở thành ứng viên sáng giá cho ngôi vị hoàng đế sau Elagabalus.[29]

Vốn dĩ Elagabalus đã đánh mất sự tôn kính của nhân dân và Viện Nguyên lão nên bà đã sắp đặt người mà ông chọn Alexander, người em họ sẽ là người thừa kế chính thức của mình và được trao danh hiệu Caesar. Alexander chia sẻ chức quan chấp chính tối cao với hoàng đế năm đó.[29] Tuy nhiên, Elagabalus xem xét lại sự sắp xếp này khi ông bắt đầu nghi ngờ rằng đội Cấm vệ quân Praetoriani muốn người em họ của ông phải ở thứ bậc cao hơn mình.[47]

Sau thất bại từ những nỗ lực khác nhau nhằm hạ bệ Alexander, Elagabalus đã hạ lệnh thu hồi danh hiệu của người em họ, hủy bỏ chức quan chấp chính tối cao và tung tin rằng Alexander sắp lìa đời, với ý định xem thử phản ứng của Cấm vệ quân.[47] Một cuộc nổi loạn xảy ra sau đó khiến đám vệ binh phải khẩn khoản Elagabalus và Alexander mau chóng rút về quân doanh của họ để bảo toàn tính mạng.[47]

Bị giết

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 11 tháng 3 năm 222, ông công khai giới thiệu người em họ với mẹ mình Julia Soaemias. Trên đường đi bất chợt đám đông binh sĩ bắt đầu cổ vũ Alexander trong khi tỏ ra phớt lờ Elagabalus, khiến hoàng đế tức giận đã ra lệnh bắt giữ sơ sài và xử tử bất kỳ ai can dự có dấu hiệu bất phục tùng.[47] Đáp lại, các thành viên của đội Cấm vệ quân Praetoriani đã xông vào tấn công cả hai mẹ con Elagabalus:

Vì vậy ông cố gắng chạy trốn và đã biến đi đâu đó bằng cách nấp trong một cái rương, khiến ông không bị ai phát hiện và bị giết ở tuổi 18. Người mẹ ôm chầm lấy ông và cứ bám miết như vậy rồi sau cũng bỏ mạng với ông; thủ cấp của họ bị chặt đứt và toàn bộ thi thể của họ, sau khi bị lột trần truồng, trước tiên kéo lê khắp phố phường, rồi sau thi thể người mẹ được gạt sang một bên trong khi đó thi thể của ông thì bị ném xuống sông [Tiber].[48]

Sau khi ông bị giết, nhiều thủ hạ của Elagabalus đã bị giết hoặc lật đổ, bao gồm Hierocles và Comazon.[48] Sắc lệnh tôn giáo của ông đã bị hủy bỏ và hòn đá Elagabal được gửi trở lại Emesa.[49] Phụ nữ lại bị cấm không được tham dự các cuộc họp của Viện Nguyên lão.[34][50] Việc thực hiện damnatio memoriae bị xóa khỏi các bản tài liệu lưu trữ một nhân vật bị thất sủng trước đây trong phần ghi chú đã được áp dụng một cách hệ thống trong trường hợp của Elagabalus.[51]

Nguồn sử liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Historia Augusta

[sửa | sửa mã nguồn]
Huy chương của Elagabalus, Bảo tàng Louvre.

Nguồn gốc của rất nhiều câu chuyện về sự suy đồi của Elagabalus là từ bộ sử Historia Augusta, trong đó có những lời tuyên bố gây tranh cãi trong giới sử học.[52] Historia Augusta rất có thể được viết vào cuối thế kỷ thứ 4 dưới thời trị vì của Hoàng đế Theodosius I.[53] Cuộc đời của Elagabalus như được mô tả trong Historia Augusta có giá trị lịch sử không chắc chắn.[54] Các tiết đoạn từ 13 đến 17 liên quan đến sự sụp đổ của Elagabalus, ít nhiều gây ra sự tranh cãi giữa các nhà sử học.[55]

Cassius Dio

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nguồn tài liệu thường được cho là đáng tin cậy hơn Historia Augusta bao gồm tác phẩm của các nhà sử học đương thời như Cassius Dio và Herodianus. Cassius Dio sống từ nửa sau thế kỷ thứ 2 cho tới năm 235. Sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp quý tộc, ông đã dành phần lớn đời mình làm quan ra sức phò tá triều đình. Hơn nữa ông còn là một nguyên lão dưới thời Hoàng đế Commodus và thống đốc xứ Smyrna sau cái chết của Septimius Severus. Về sau ông được bổ nhiệm làm chấp chính quan vào năm 205 và kiêm nhiệm chức thống đốc tỉnh châu PhiPannonia.[56]

Alexander Severus cực kỳ quý mến Dio nên đã phong cho ông làm chấp chính quan một lần nữa. Cuốn Lịch sử La Mã của Cassius Dio trải dài suốt gần một thế kỷ, từ sự xuất hiện của Aeneas ở Ý cho đến năm 229. Vì sống cùng thời với Elagabalus nên tác phẩm của Cassius Dio về triều đại của ông thường được coi là đáng tin cậy hơn so với bộ sử Historia Augusta dù do chính ông thú nhận tự viết.[56] Dio đã dành phần lớn thời kỳ có liên quan bên ngoài của Roma và phải dựa vào các bản tài liệu chép tay thứ hai.

Ngoài ra, không khí chính trị do hậu quả của triều đại Elagabalus cũng như vị trí của Dio trong chính phủ của Alexander, rất có thể ảnh hưởng đến sự thật này vốn là một phần của bộ sử tệ hại của ông. Dio thường xuyên nhắc đến tên của Elagabalus là Sardanapalus, một phần để phân biệt hoàng đế với tên gọi thiêng liêng của mình,[57] nhưng chủ yếu là để làm một phần của ông trong việc duy trì bản damnatio memoriae được thi hành sau cái chết của hoàng đế và kết hợp nó với một vị vua chuyên quyền nổi tiếng với đời sống xa hoa trụy lạc.[58]

Herodianus

[sửa | sửa mã nguồn]

Một nhà sử học khác sống cùng thời với Elagabalus là Herodianus, vốn là một viên quan nhỏ La Mã sống từ năm 170 đến 240. Trong bộ Lịch sử Đế quốc La Mã từ thời Marcus Aurelius của ông, thường được viết tắt là Lịch sử La Mã, được xem là nguồn sử liệu chứng kiến về triều đại của Commodus cho đến đầu thời Gordianus III. Tác phẩm của ông phần lớn là trùng lặp với bộ Lịch sử La Mã của Dio, nhưng cả hai bộ sử xem chừng độc lập phù hợp với nhau.[59]

Mặc dù tác phẩm của Herodianus không được xem là đáng tin cậy như Cassius Dio, vì ông không có tham vọng văn chương và học thuật nên khiến ông ít thành kiến hơn các sử gia nguyên lão khác. Herodianus được coi là nguồn sử liệu quan trọng nhất về các cuộc cải cách tôn giáo diễn ra dưới thời Elagabalus, đã được xác nhận từ việc nghiên cứu tiền tệ[60][61] và các bằng chứng khảo cổ học.[62]

Edward Gibbon và các sử gia sau khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với độc giả thời hiện đại, bộ Lịch sử suy tàn và sụp đổ của Đế quốc La Mã của sử gia người Anh Edward Gibbon (1737–1794) tiếp tục củng cố tiếng xấu của Elagabalus. Gibbon không chỉ chấp nhận và bày tỏ sự phẫn nộ trước những lời cáo buộc của các nhà sử học cổ đại, mà có thể đã thêm một số chi tiết của riêng mình, ông là nhà sử học đầu tiên được biết rõ rằng Gannys là một thái giám như trong một ví dụ.[63] được Gibbon viết sau đây:

Bức Heliogabalus high priest of the Sun, Simeon Solomon, 1866. Elagabalus giữ chức thầy tế cấp cao cha truyền con nối của đạo thờ thần Mặt Trời ở Emesa, Elgabal từ lúc nhỏ cho tới năm mười bốn tuổi.

Để xáo trộn thứ tự các mùa và thời tiết, vui đùa với niềm đam mê và thành kiến các đối tượng của mình, và để phá vỡ tất cả các quy luật tự nhiên và đúng đắn, là một trong số các trò tiêu khiển mà ông thích nhất. Một bầy cung phi và sự thành công nhanh chóng của những người vợ, trong đó có một Trinh nữ thờ thần Vesta đã bị cưỡng hiếp từ nơi chốn linh thiêng, không đủ để thỏa mãn sự bất lực từ niềm đam mê của ông. Vị chủ nhân toàn cõi La Mã đã bị tác động đến việc bắt chước điệu bộ và quần áo của nữ giới, thích nữ hóa ngôi vua và làm ô uế phẩm giá chân chính của đế chế bằng cách phân phát chúng cho đám nhân tình của ông, một trong số đó đã được công khai trao cho tước vị và uy quyền của hoàng đế, hay như ông thường tự gọi mình là người chồng của nữ hoàng. Điều khả dĩ xảy ra là sự đồi bại và điên rồ của Elagabalus đã được tô điểm bởi sở thích và bị bôi nhọ bởi định kiến. Tuy vậy việc tự nhốt mình vào những cảnh tượng công khai được phơi bày trước bàn dân thiên hạ La Mã, và được các sử gia quá cố lẫn đương thời xác thực, nỗi ô nhục khôn tả của họ vượt qua bất kỳ thời đại hoặc quốc gia nào khác.[64]

Hai trăm năm sau thời đại của Pliny, việc dùng sự trong trắng, hay thậm chí là cả những sợi chỉ ô hợp vẫn thường giới hạn trong quan hệ tình dục nữ, cho đến khi các công dân giàu sang của Roma và các tỉnh thành đã quá quen một cách vô cảm với các ví dụ về Elagabalus, người đầu tiên vì cái thói quen ẻo lả này đã làm bôi nhọ phẩm giá của một vị hoàng đế và một người đàn ông đích thực.[65]

Một số nhà sử học gần đây đã tranh cãi nhằm xây dựng hình ảnh có phần thiện chí hơn về cuộc đời và triều đại của Elagabalus. Đơn cử như Martijn Icks trong cuốn Images of Elagabalus (2008, được tái bản là The Crimes of Elagabalus vào năm 2012) nghi ngờ độ tin cậy của các tài liệu cổ xưa và cho rằng đó là do chính sách tôn giáo không chính thống của hoàng đế làm xa lánh các tầng lớp quyền lực của Roma, đến mức bà ngoại của ông đã thấy cần phải loại bỏ ông và thay thế bằng một người em họ. Leonardo de Arrizabalaga y Prado trong The Emperor Elagabalus: Fact of Fiction? (2008), còn chỉ trích các nhà sử học cổ đại và phỏng đoán rằng có thể là tôn giáo hay giới tính cùng đóng một vai trò trong sự sụp đổ của vị hoàng đế trẻ tuổi, người chỉ đơn giản là kẻ thất bại trong một cuộc đấu tranh quyền lực trong nội bộ hoàng gia của đế chế; sự trung thành của đội Cấm vệ quân Praetoriani đã bị mua chuộc và Julia Maesa có đủ tài lực để lôi kéo và vận động người cháu của bà. Theo phiên bản này, một lần Elagabalus, mẹ ông và những tùy tùng bên cạnh hoàng đế đều bị sát hại, một cuộc chiến tuyên truyền quy mô lớn nhằm bôi nhọ những hồi ức về ông dẫn đến một bức tranh biếm họa đồi trụy đã kéo dài đến hiện tại, lặp đi lặp lại và thường các sử gia về sau thêm thắt vào nhằm thể hiện những định kiến riêng của họ chống lại sự ẻo lả và những thói xấu khác mà Elagabalus là hình ảnh thu nhỏ của nó.

Elagabalus trên một bức tranh tường ở lâu đài Forchtenstein

Do truyền thuyết từ xưa về ông, Elagabalus đã trở thành thứ gì đó kiểu như một hình tượng trong phong trào Suy đồichâu Âu cuối thế kỷ 19.[46] Ông thường xuất hiện trong văn họcphương tiện truyền thông sáng tạo khác như hình ảnh thu nhỏ của một thanh niên duy mĩ phi luân lý. Cuộc đời và tính cách của ông đã cung cấp chất liệu hoặc ít nhất là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của những văn nghệ sĩ thuộc trường phái Suy đồi, thậm chí ngay cả các nghệ sĩ đương đại. Những tác phẩm nổi bật nhất bao gồm:[66]

Văn học

[sửa | sửa mã nguồn]
  • À rebours của Joris-Karl Huysmans (1884), một trong những tác phẩm tiêu biểu của phong trào Suy đồi, những đoạn mô tả trong chương 2 về sự khéo léo đằng sau một bữa yến tiệc được dàn dựng bởi nhân vật chính Des Esseintes, chỉ bao gồm thực phẩm toàn màu đen, được dùng như một vật kỷ niệm cho sự tráng dương bị mất của mình. Những tình tiết trong chương này một phần lấy cảm hứng từ những bữa tiệc đơn sắc rất giả tạo mà người ta cho là do chính Elagabalus nghĩ ra (Historia Augusta, Tiểu sử Elagabalus, chương 18)
  • L'Agonie (1888), cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn Pháp Jean Lombard, có Elagabulus là nhân vật chính.
  • Năm 1903, Georges Duviquet cho xuất bản tác phẩm được coi là một tiểu sử trung thành của hoàng đế: Héliogabale: Raconté par les historians Grecs et Latins, [avec] dix-huit gravures d'après les monuments original
  • Cả hai tác phẩm trước đây đều truyền cảm hứng cho nhà văn người Hà Lan Louis Couperus để ông viết nên cuốn tiểu thuyết De Berg van Licht (Núi sáng) (1905), trong đó giới thiệu Elagabalus với một cái nhìn thông cảm
  • Algabal (1892-1919), tuyển tập thi ca của nhà thơ Đức Stefan George
  • The Sun God (1904), cuốn tiểu thuyết của nhà văn người Anh Arthur Westcott
  • The Amazing Emperor Heliogabalus (1911), cuốn tiểu sử của Oxford don John Stuart Hay
  • Héliogabale ou l'Anarchiste couronné (Heliogabalus hoặc nhà vô chính phủ đăng quang) (1934) của Antonin Artaud, kết hợp gồm tiểu luận, tiểu sử và tiểu thuyết
  • Family Favourites (1960), cuốn tiểu thuyết của nhà văn người Anh gốc Argentina Alfred Duggan trong đó Heliogabalus được quan sát thông qua góc nhìn của một vệ sĩ trung thành người Gaul và được mô tả như một nhà thẩm mỹ quyến rũ và hòa nhã, cá nhân đáng yêu nhưng thiếu các kỹ năng chính trị.
  • Child of the Sun (1966), cuốn tiểu thuyết của Lance HornerKyle Onstott, được biết đến là nhờ lấy cảm hứng từ bộ phim Mandingo
  • Super-Eliogabalo (1969), cuốn tiểu thuyết của nhà văn Ý Alberto Arbasino
  • Boy Caesar (2004), cuốn tiểu thuyết của nhà văn người Anh Jeremy Reed
  • Roman Dusk (2008), cuốn tiểu thuyết trong loạt truyện về Bá tước ma cà rồng Saint-Germain của nhà văn Mỹ Chelsea Quinn Yarbro

Kịch nghệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội họa

[sửa | sửa mã nguồn]
Bức Những đóa hồng của Heliogabalus, Lawrence Alma-Tadema, 1888.

Âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Héliogabale, một vở múa đương đại biên đạo bởi Maurice Béjart

Điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ vựng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Từ heliogábalo trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "một người bị choáng ngợp bởi ham mê ăn uống".[68]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Leonardo de Arrizabalaga y Prado, Elagabalus: Fact or Fiction?, p. 231.
  2. ^ Nigel Rodgers, Rome - Đế quốc hùng mạnh nhất, Anness Publishing Limited, U.K 2003; Biên dịch: Hàn Thị Thu Vân, Nhà xuất bản Phụ Nữ 2007.
  3. ^ Ball, Warwick (2001). Rome in the East: the transformation of an empire. London New York: Routledge. tr. 412. ISBN 0-415-24357-2. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2011.
  4. ^ Icks, Martjin (ngày 15 tháng 9 năm 2011). “The Crimes of Elagabalus”. Literary Review. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2011. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  5. ^ Potter, David Stone (2004). The Roman Empire at Bay: Ad 180–395. Routledge. ISBN 0-415-10057-7.
  6. ^ Gibbon, Edward. Decline and Fall of the Roman Empire, Chapter VI.
  7. ^ Niebuhr, B.G. History of Rome, p. 144 (1844). Elagabalus' vices were "too disgusting even to allude to them."
  8. ^ a b c d e f Herodian, Roman History V.3 Lưu trữ 2015-11-04 tại Wayback Machine
  9. ^ Cassius Dio, Roman History LXXIX.30
  10. ^ Birley, Septimius Severus: The African Emperor, p.p.217&222-223
  11. ^ “Sextus Varius Marcellus' article at Livius.org”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2013.
  12. ^ Lenormant, Francois (1881). “Sol Elagabalus”. Revue de l'Histoire des Religions. 3: 310.
  13. ^ "An Early Dedication to Elagabal" at Livius.org; the inscription is in now in Woerden's city museum.
  14. ^ Devlaminck, Pieter (2004). “De Cultus van Sol Invictus: Een vergelijkende studie tussen keizer Elagabalus (218–222) en keizer Aurelianus (270–275)” (bằng tiếng Hà Lan). University of Ghent. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2007.
  15. ^ Cassius Dio, Roman History LXXIX.31
  16. ^ Cassius Dio, Roman History LXXIX.32
  17. ^ a b c d Herodian, Roman History V.4 Lưu trữ 2007-08-20 tại Wayback Machine
  18. ^ Cassius Dio, Roman History LXXIX.36
  19. ^ Cassius Dio, Roman History LXXIX.38
  20. ^ a b Cassius Dio, Roman History LXXX.2
  21. ^ Cassius Dio, Roman History LXXX.1
  22. ^ a b c d e Herodian, Roman History V.5 Lưu trữ 2007-08-18 tại Wayback Machine
  23. ^ Benario, Herbert W. (1959). “The Titulature of Julia Soaemias and Julia Mamaea: Two Notes”. Transactions and Proceedings of the American Philological Association. Transactions and Proceedings of the American Philological Association, Vol. 90. 90: 9–14. doi:10.2307/283691. JSTOR 283691. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  24. ^ a b Cassius Dio, Roman History LXXX.4
  25. ^ Cassius Dio, Roman History LXXX.6
  26. ^ Augustan History, Life of Elagabalus 5
  27. ^ Cassius Dio, Roman History LXXX.7
  28. ^ van Zoonen, Lauren (2005). “Heliogabalus”. livius.org. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2007. Liên kết ngoài trong |nhà xuất bản= (trợ giúp)
  29. ^ a b c d e Herodian, Roman History V.7 Lưu trữ 2007-08-22 tại Wayback Machine
  30. ^ “Tulane University "Roman Currency of the Principate". Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2001. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2013.
  31. ^ a b c Cassius Dio, Roman History LXXX.15
  32. ^ a b Cassius Dio, Roman History LXXX.16
  33. ^ Augustan History, Life of Elagabalus 16
  34. ^ a b Augustan History, Life of Elagabalus 4
  35. ^ Benario, Herbert W. (1959). “The Titulature of Julia Soaemias and Julia Mamaea: Two Notes”. Transactions and Proceedings of the American Philological Association. Transactions and Proceedings of the American Philological Association, Vol. 90. 90: 9–14. doi:10.2307/283691. JSTOR 283691.
  36. ^ Halsberghe, Gaston H. (1972). The Cult of Sol Invictus. Leiden: Brill. tr. 36.
  37. ^ a b Cassius Dio, Roman History LXXX.11
  38. ^ a b c d e f g Herodian, Roman History V.6 Lưu trữ 2007-09-30 tại Wayback Machine
  39. ^ a b c Cassius Dio, Roman History LXXX.9
  40. ^ Plutarch, Parallel Lives, Life of Numa Pompilius, 10
  41. ^ Augustan History, Life of Elagabalus 3
  42. ^ Augustan History, Life of Elagabalus 10
  43. ^ Cassius Dio, Roman History LXXX.14
  44. ^ Cassius Dio, Roman History LXXX.13
  45. ^ Benjamin, Harry; Green, Richard (1966). The Transsexual Phenomenon, Appendix C: Transsexualism: Mythological, Historical, and Cross-Cultural Aspects. New York: The Julian Press, inc. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2007.
  46. ^ a b Godbout, Louis (2004). “Elagabalus”. GLBTQ: An Encyclopedia of Gay, Lesbian, Bisexual, Transgender, and Queer Culture. Chicago: glbtq, Inc. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2007.
  47. ^ a b c d Herodian, Roman History V.8 Lưu trữ 2007-09-30 tại Wayback Machine
  48. ^ a b Cassius Dio, Roman History LXXX.20
  49. ^ Herodian, Roman History VI.6 Lưu trữ 2007-08-20 tại Wayback Machine
  50. ^ Hay, J. Stuart (1911). The Amazing Emperor Heliogabalus. London: MacMillan. tr. 124. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2008.
  51. ^ Augustan History, Life of Severus Alexander 1
  52. ^ Syme, Ronald (1971). Emperors and biography: studies in the 'Historia Augusta'. Oxford: Clarendon Press. tr. 218. ISBN 0-19-814357-5.
  53. ^ Cizek, Eugen (1995). Histoire et historiens à Rome dans l’Antiquité. Lyon: Presses universitaires de Lyon. tr. 297.
  54. ^ Syme, Ronald (1971). Emperors and biography: studies in the 'Historia Augusta'. Oxford: Clarendon Press. tr. 263. ISBN 0-19-814357-5.
  55. ^ Butler, Orma Fitch (1910). “Studies in the life of Heliogabalus”. University of Michigan studies: Humanistic series IV. New York: MacMillan: 140.
  56. ^ a b chapter 80.18
  57. ^ 80.11–12
  58. ^ Syme, Ronald (1971). Emperors and biography: studies in the 'Historia Augusta'. Oxford: Clarendon Press. tr. 145–146. ISBN 0-19-814357-5.
  59. ^ Lendering, Jona (2004). “Herodian”. Livius.org. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2008.
  60. ^ Cohen, Henry (1880–1892). Description Historiques des Monnaies Frappées sous l’Empire Romain (8 volumes). Paris. tr. 40.
  61. ^ Babelon, Ernest Charles François (1885–1886). Monnaies Consulaires II. Bologna: Forni. tr. 63–69.
  62. ^ Corpus Inscriptionum Latinarum, CIL II: 1409, 1410, 1413 and CIL III: 564–589.
  63. ^ Leonardo de Arrizabalaga y Prado, "Pseudo-Eunuchs in the Court of Elagabalus," 1999, p. 4.
  64. ^ Gibbon, Edward, The History of the Decline and Fall of the Roman Empire, Chapter VI
  65. ^ Gibbon, Edward, The History of the Decline and Fall of the Roman Empire, Chapter XL.
  66. ^ Đối với danh sách chi tiết về các tác phẩm của Elagabalus trong phương tiện truyền thông khác nhau, và một đánh giá quan trọng của một số những tác phẩm này, xem Martijn Icks, The Crimes of Elagabalus: The Life and Legacy of Rome's Decadent Boy Emperor (London, 2012), 219–224. (Tiếng Anh)
  67. ^ Augustan History, Life of Elagabalus 19
  68. ^ heliogábalo in the Diccionario de la Real Academia Española. Truy cập 2008-05-03.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn phụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Elagabalus
Sinh: , 203 Mất: 11 tháng 3, 222
Tước hiệu
Tiền nhiệm:
Macrinus
Hoàng đế La Mã
218–222
Kế nhiệm:
Alexander Severus
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm
Macrinus,
Marcus Oclatinius Adventus
Quan chấp chính của Đế quốc La Mã
218–220
với Marcus Oclatinius Adventus,
Quintus Tineius Sacerdos,
Valerius Comazon Eutychianus
Kế nhiệm
Gaius Vettius Gratus Sabinianus,
Marcus Flavius Vitellius Seleucus
Tiền nhiệm
Gaius Vettius Gratus Sabinianus,
Marcus Flavius Vitellius Seleucus
Quan chấp chính của Đế quốc La Mã
222
với Alexander Severus
Kế nhiệm
Marius Maximus,
Luscius Roscius Aelianus Paculus Salvius Julianus
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Akatsuki no Goei - Trinity Complete Edition [Tiếng Việt]
Akatsuki no Goei - Trinity Complete Edition [Tiếng Việt]
Cậu chuyện lấy bối cảnh Nhật Bản ở một tương lai gần, giai đoạn cảnh sát hoàn toàn mất kiểm soát, tội phạm ở khắp nơi
“Đi tìm lẽ sống” – Hơn cả một quyển tự truyện
“Đi tìm lẽ sống” – Hơn cả một quyển tự truyện
Đi tìm lẽ sống” một trong những quyển sách duy trì được phong độ nổi tiếng qua hàng thập kỷ, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới
Nhiệm vụ ẩn – Khúc bi ca của Hyperion
Nhiệm vụ ẩn – Khúc bi ca của Hyperion
Là mảnh ghép cuối cùng của lịch sử của Enkanomiya-Watatsumi từ xa xưa cho đến khi Xà thần bị Raiden Ei chém chết
[Xiao] Tứ Kiếp - Genshin Impact
[Xiao] Tứ Kiếp - Genshin Impact
Sau bài viết về Hutao với Đạo giáo thì giờ là Xiao với Phật giáo.