Publius Septimius Geta

Geta
Hoàng đế thứ 23 của Đế quốc La Mã
Tượng bán thân của Geta
Nguyên thủ thứ 23 của La Mã
Trị vì2094 tháng 2 năm 211
4 tháng 2 năm 211 – 26 tháng 12 năm 211
(325 ngày)
Đồng trị vìSeptimius Severus (209 - 4/2/211)
Caracalla (209 - 26/12/211)
Tiền nhiệmSeptimius Severus (một mình)
Kế nhiệmCaracalla (một mình)
Thông tin chung
Sinh(189-03-07)7 tháng 3 năm 189
Rome
Mất26 tháng 12 năm 211(211-12-26) (22 tuổi)
Tên đầy đủ
Publius Septimius Geta
(từ lúc sinh cho tới năm 209);
Caesar Publius Septimius Geta Augustus (từ năm 209 đến 211)
Hoàng tộcNhà Severus
Thân phụSeptimius Severus
Thân mẫuJulia Domna

Geta (tiếng Latinh: Publius Septimius Geta Augustus;[1]; 189211), là Hoàng đế La Mã đồng trị vì với cha ông là Septimius Severus và người anh Caracalla từ năm 209 đến 211, về sau bị ám sát theo lệnh của Caracalla.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuở thiếu thời

[sửa | sửa mã nguồn]

Geta là con út của Septimius Severus và vợ lẽ Julia Domna. Geta được sinh ra ở Roma vào ngày 7 tháng 3 năm 189, lúc này cha ông chỉ là một thống đốc tỉnh phò tá Hoàng đế Commodus.

Hồi còn nhỏ Geta luôn ở một nơi gần chỗ người anh Lucius, người thừa kế ngôi vị Hoàng đế La Mã sau gọi là Caracalla. Có lẽ vì điều này khiến mối quan hệ giữa hai bên gặp nhiều khó khăn từ những năm thiếu thời. Những cuộc xung đột liên miên đều cần đến sự trung gian hòa giải của mẹ họ. Để an ủi đứa con út của mình, Septimius Severus đã phong cho Geta danh hiệu Augustus vào năm 209.

Trong chiến dịch chống lại người Briton (Anh quốc) trong những năm đầu thế kỷ thứ 3, tài liệu tuyên truyền của Đế quốc đã giới thiệu hình ảnh của một gia đình hạnh phúc vì được chia sẻ trách nhiệm trị quốc. Septimus Severus giao cho người vợ Julia Domna làm cố vấn cho ông, trưởng nam Caracalla giữ trọng trách chỉ huy quân đội và Geta được cha trao việc quản lý triều chính. Tuy nhiên, trong thực tế sự ghen ghét và ác cảm ngấm ngầm giữa hai anh em đã không còn cách gì cứu vãn được nữa.

Đồng Hoàng đế

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi Septimius Severus mất ở Eboracum vào đầu năm 211, Caracalla và Geta đều tuyên bố là đồng hoàng đế và trở về Rome. Bất chấp việc chia sẻ ngôi vị không thành công: hai anh em đều tranh cãi về mọi quyết định, từ luật lệ đến các sắc lệnh chính trị. Các nguồn tài liệu sau này suy đoán về những khát khao của cả hai đều muốn chia tách Đế quốc thành hai nửa. Đến cuối năm, tình hình đã vô cùng bế tắc. Caracalla cố gắng muốn giết Geta trong lễ hội Saturnalia nhưng không thành công. Sau đó vào cuối tháng 12, ông đã nhờ mẹ sắp xếp một cuộc gặp mặt thân mật với người em trai trong phủ đệ của mẹ mình, rồi sau bí mật phái viên sĩ quan centurion lẻn vào trong nhà giết chết Geta.

Sau vụ ám sát Geta, Caracalla thầm rủa trí nhớ của mình và ra lệnh phải xóa bỏ tên của ông ra khỏi các câu viết khắc trên bia vì sợ người đời chê cười hành động giết em ruột. Giờ đây vị Hoàng đế duy nhất còn nắm lấy cơ hội tống khứ những kẻ thù chính trị của mình, trên cơ sở âm mưu phản nghịch với người quá cố. Nhà sử học Cassius Dio nói rằng khoảng 20.000 người ở cả hai giới đã bị giết hoặc bị lưu đày trong thời gian này.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trong tiếng Latinh cổ, cái tên Geta có thể được viết là PVBLIVS SEPTIMIVS GETA AVGVSTVS.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Publius Septimius Geta tại Wikimedia Commons

Publius Septimius Geta
Sinh: , 189 Mất: , 211
Tước hiệu
Tiền nhiệm
Septimius Severus
Hoàng đế La Mã
209–211
Cùng với: Septimius SeverusCaracalla
Kế nhiệm
Caracalla
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm
Lucius Fabius Cilo,
Marcus Annius Flavius Libo
Quan chấp chính của Đế quốc La Mã
205
với Caracalla
Kế nhiệm
Marcus Nummius Umbrius Primus Senecio Albinus,
Lucius Fulvius Gavius Numisius Petronius Aemilianus
Tiền nhiệm
Lucius Annius Maximus,
Gaius Septimius Severus Aper
Quan chấp chính của Đế quốc La Mã
208
với Caracalla
Kế nhiệm
Lucius Aurelius Commodus Pompeianus,
Quintus Hedius Lollianus Plautius Avitus
Tước hiệu
Trống
Interregnum
Danh hiệu cuối cùng được tổ chức bởi
Lucius
Vua nước Anh Kế nhiệm
Bassianus
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng quan về sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Tổng quan về sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Sức mạnh Titan (巨人の力 Kyojin no Chikara) là khả năng cho phép một người Eldia biến đổi thành một trong Chín Titan
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Tương truyền, sau khi Hằng Nga ăn trộm thuốc trường sinh mà Hậu Nghệ đã xin được từ chỗ Tây Vương Mẫu, nàng liền bay lên cung trăng
Định Luật Hubble - Thứ lý thuyết có thể đánh bại cả Enstein lẫn thuyết tương đối?
Định Luật Hubble - Thứ lý thuyết có thể đánh bại cả Enstein lẫn thuyết tương đối?
Các bạn có nghĩ rằng các hành tinh trong vũ trụ đều đã và đang rời xa nhau không
Cái nhìn tổng quát về Kokomi - Genshin Impact
Cái nhìn tổng quát về Kokomi - Genshin Impact
Dựa vào một số thay đổi, hiện giờ nguồn sát thương chính của Kokomi sẽ không dựa vào Bake Kurage (kỹ năng nguyên tố/E) mà sẽ từ những đòn đánh thường