Kenneth Pitzer

Kenneth Sanborn Pitzer
Chức vụ
Chủ tịch thứ ba của Đại học Rice
Nhiệm kỳ1961 – 1968
Chủ tịch thứ sáu của Đại học Stanford
Nhiệm kỳ1969 – 1971
Thông tin cá nhân
Sinh(1914-01-06)6 tháng 1, 1914
Pomona, California
Mất(1997-12-26)26 tháng 12, 1997
Berkeley, California

Kenneth Sanborn Pitzer (6.1.1914 – 26.12.1997) là nhà hóa học lý thuyết và nhà giáo dục người Mỹ, đã đoạt Huy chương Priestleygiải Willard Gibbs.

Cuộc đời và Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Pitzer đậu bằng cử nhân khoa họcHọc viện Công nghệ California năm 1935 và bằng tiến sĩĐại học California tại Berkeley năm 1937. Sau đó ông được bổ nhiệm vào ban giảng huấn ở Phân khoa Hóa học Đại học California tại Berkeley rồi được nâng lên chức giáo sư. Từ năm 1951 tới năm 1960, ông làm chủ nhiệm khoa ở Trường Hóa học Đại học California tại Berkeley.

Ông nổi tiếng về công trình nghiên cứu các đặc tính nhiệt động lực của các phân tử,[1][2]

Ông làm giám đốc phụ trách nghiên cứu của Ủy ban nguyên tử năng Hoa Kỳ từ năm 1949 tới 1951 và là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ.[3]. Ông làm chủ tịch thứ ba của Đại học Rice từ năm 1961 tới 1968 và làm chủ tịch thứ sáu của Đại học Stanford từ 1969 tới 1971, rồi trở lại Đại học California tại Berkeley.

Ông nghỉ hưu năm 1984, nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu cho tới khi qua đời.

Kenneth Pitzer là người khai lời chứng chủ yếu chống lại Robert Oppenheimer trong phiên tòa xử Oppenheimer, do đó ông bị cách chức khỏi Ủy ban nguyên tử năng và thu hồi giấy phép an ninh.[4]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Cha ông - Russell K. Pitzer - là người sáng lập Pitzer College, một trong 7 Claremont CollegeCalifornia. Con trai ông - Russell M. Pitzer - cũng là nhà hóa học nổi tiếng hiện đang giảng dạy ở Đại học bang Ohio.

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Curl, Robert F.; Gwinn, William D. (1990). “Biography of Kenneth S. Pitzer”. J. Phys. Chem. 94 (20): 7743–7753. doi:10.1021/j100383a001.
  2. ^ Rard, Joseph A. (1999). “Memorial Tribute Kenneth Sanborn Pitzer 1914-1997”. Journal of Solution Chemistry. 28 (4): 247–264. doi:10.1023/A:1022619709105.
  3. ^ National Academy of Sciences memoir
  4. ^ Bird, Kai; Sherwin, Martin J. (2005). American Prometheus: The Triumph and Tragedy of J. Robert Oppenheimer. New York: Knopf. ISBN 0-375-41202-6.
  5. ^ Gold Book Link Lưu trữ 2008-09-07 tại Wayback Machine

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức danh học thuật
Tiền nhiệm:
William Vermillion Houston
President of Rice University
1961-1968
Kế nhiệm:
Norman Hackerman
Tiền nhiệm:
Wallace Sterling
President of Stanford University
1969–1971
Kế nhiệm:
Richard W. Lyman
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
14 nguyên tắc trong định luật Murphy
14 nguyên tắc trong định luật Murphy
Bạn có bao giờ nghiệm thấy trong đời mình cứ hôm nào quên mang áo mưa là trời lại mưa; quên đem chìa khóa thì y rằng không ai ở nhà
7 loại mặt nạ giấy thần thánh phục hồi da cấp tốc
7 loại mặt nạ giấy thần thánh phục hồi da cấp tốc
Sản phẩm mặt nạ giấy này được ngâm trong tinh chất chiết xuất từ các loại hoa làm lành da rất dịu nhẹ
Làm thế nào để biết bạn có bị trầm cảm hay không?
Làm thế nào để biết bạn có bị trầm cảm hay không?
Lo lắng và trầm cảm có một số biểu hiện tương đối giống nhau. Nhưng các triệu chứng chủ yếu là khác nhau