Kiến Thành
|
|||
---|---|---|---|
Xã | |||
Xã Kiến Thành | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Tỉnh | An Giang | ||
Huyện | Chợ Mới | ||
Trụ sở UBND | Ấp Kiến Thuận II | ||
Thành lập | 1979[1] | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Dương Mai Thanh Sơn | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°30′41″B 105°24′27″Đ / 10,51139°B 105,4075°Đ | |||
| |||
Diện tích | 22,68 km² | ||
Dân số (2019) | |||
Tổng cộng | 17.279 người[2] | ||
Mật độ | 762 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 30649[3] | ||
Kiến Thành là một xã thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, Việt Nam.
Kiến Thành là một phần nằm trong Cù lao Ông Chưởng (gồm 5 xã: Kiến An, Kiến Thành, Mỹ Hội Đông, Nhơn Mỹ, Long Giang). Xã Kiến Thành có vị trí địa lý:
Xã Kiến Thành có diện tích 22,68 km², dân số năm 2019 là 17.279 người[2], mật độ dân số đạt 762 người/km².
Xã Kiến Thành được chia thành 8 ấp: Kiến Thuận I, Kiến Thuận II, Kiến Hưng I, Kiến Hưng II, Kiến Qưới I, Kiến Qưới II, Phú Hạ I, Phú Hạ II.
Trụ sở UBND, HĐND xã tại ấp Kiến Thuận II gần chợ Cái Xoài.
Phần lớn, người dân xã hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp là trồng lúa, chăn nuôi bò, nuôi cá,..., trồng cây ăn quả và hoa màu, tiểu thủ công nghiệp,... Ngoài ra, một số lao động khác nhất là người trẻ làm việc tại các Khu công nghiệp, công ty, xí nghiệp ở trong và ngoài xã ở khu công nghiệp Bình Hoà, huyện Châu Thành và các công ty tại thành phố Long Xuyên,....
Hiện nay, mô hình nuôi lươn không bùn cho hiệu quả kinh tế cao đang được nhân rộng ra khởi điểm tại ấp Phú Hạ II. Mô hình chuyển đổi đất canh tác lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn trái và hoa màu cũng mang lại hiệu quả tích cực. Đời sống người dân ngày một nâng cao.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 35 triệu đồng/người/năm.
Xã Kiến Thành có hai cấp học chính: Tiểu học và Trung học cơ sở, không kể trường Mẫu giáo gồm:
Xã Kiến Thành hiện có 3 chợ lớn không kể các điểm họp chợ nhỏ, chợ chiều:
Ngày 27 tháng 10 năm 2017, UBND tỉnh An Giang đã công nhận xã Kiến Thành đạt chuẩn xã nông thôn mới năm 2016.[4]
Xã đã cơ bản lộ giới các con đường bằng nhựa, pê-tông, đá,...
Các con đường lớn bao gồm: Đường liên xã, Mương Lớn, Cái Xoài, Kinh Năm, Kinh Xáng - Cà Mau (nhỏ),...