Tháng 1 năm 1888, tỉnh Hải Phòng (thành lập từ tháng 9 năm 1887) được tách ra để thành lập tỉnh Kiến An và thành phố Hải Phòng. Tháng 8 năm 1902, tỉnh Kiến An đổi tên thành tỉnh Phù Liễn, lấy theo tên đồi thiên văn Phù Liễn, nhưng tới tháng 2 năm 1906, tỉnh Phù Liễn đổi lại tên thành tỉnh Kiến An. Tháng 11 năm 1946, tỉnh Kiến An hợp nhất với Hải Phòng thành liên tỉnh Hải – Kiến; nhưng đến tháng 12 năm 1946 liên tỉnh lại tách về như cũ, lấy tỉnh lỵ là thị xã Kiến An.
Ngày 27 tháng 10 năm 1962, Quốc hội ban hành Nghị quyết[3] về việc sáp nhập tỉnh Kiến An vào thành phố Hải Phòng. Khi đó, thị xã Kiến An thuộc thành phố Hải Phòng.
Ngày 5 tháng 3 năm 1980, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 72-CP[4] về việc:
Thành lập huyện Kiến An trên cơ sở thị xã Kiến An và 16 xã của huyện An Thụy: An Thái, An Thọ, Mỹ Đức, Chiến Thắng, Tân Viên, Tân Dân, Thái Sơn, Trường Sơn, Quốc Tuấn, An Thắng, An Tiến, Trường Thành, Trường Thọ, Bát Trang, Quang Hưng, Quang Trung.
Chuyển khu vực nội thị của thị xã Kiến An trở thành thị trấn Kiến An – thị trấn huyện lỵ của huyện Kiến An.
Huyện Kiến An có 19 xã: An Thái, An Thọ, Mỹ Đức, Chiến Thắng, Tân Viên, Tân Dân, Thái Sơn, Trường Sơn, Quốc Tuấn, An Thắng, An Tiến, Trường Thọ, Trường Thành, Bát Trang, Quang Hưng, Quang Trung, Đồng Hòa, Nam Hà, Bắc Hà và thị trấn Kiến An.
Ngày 6 tháng 6 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 100-HĐBT[5] về việc:
Thành lập thị xã Kiến An trên cơ sở thị trấn Kiến An và 3 xã: Bắc Hà, Đồng Hoà, Nam Hà thuộc huyện Kiến An.
Đổi tên huyện Kiến An thành huyện An Lão.
Thị xã Kiến An có 6 phường: Cận Sơn, Lê Quốc Uy, Bắc Sơn, Trần Thành Ngọ, Ngọc Sơn, Phù Liễn và 3 xã: Đồng Hòa, Bắc Hà, Nam Hà với diện tích 2.650,56 ha (kể cả 2,5 hécta của xã Thái Sơn đưa vào sân bay Kiến An) và dân số 68.061 nhân khẩu.
Ngày 28 tháng 8 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 110-HĐBT[6] về việc:
Sáp nhập phường Lê Quốc Uy vào phường Trần Thành Ngọ.
Sáp nhập phường Cận Sơn vào phường Phù Liễn.
Thành lập phường Quán Trữ trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Đồng Hòa.[7]
Ngày 29 tháng 8 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 100-CP[8] về việc:
Thành lập quận Kiến An thuộc thành phố Hải Phòng trên cơ sở toàn bộ 2.669,85 ha diện tích tự nhiên và 73.297 nhân khẩu của thị xã Kiến An.
Thành lập phường Đồng Hòa trên cơ sở xã Đồng Hòa.
Thành lập phường Tràng Minh trên cơ sở một phần của xã Bắc Hà.
Thành lập phường Văn Đẩu trên cơ sở một phần của phường Phù Liễn và một phần của các xã Bắc Hà, Nam Hà.
Sáp nhập phần còn lại của xã Bắc Hà vào phần còn lại của phường Phù Liễn.
Thành lập phường Nam Sơn trên cơ sở phần còn lại của xã Nam Hà.
Quận Kiến An có 9 phường: Bắc Sơn, Đồng Hòa, Nam Sơn, Ngọc Sơn, Phù Liễn, Quán Trữ, Trần Thành Ngọ, Tràng Minh, Văn Đẩu.
Từ tháng 4 năm 2007, phường Quán Trữ được chia thành hai phường Quán Trữ và Lãm Hà, sau khi chia tách, quận Kiến An có 10 phường.[9] Ngày 1 tháng 1 năm 2025, phường Bắc Hà được thành lập trên cơ sở phường Phù Liễn và phường Tràng Minh, đồng thời hai phường Quán Trữ và phường Lãm Hà được sáp nhập vào phường Đồng Hòa.[10] Từ đó, quận Kiến An có 7 phường như hiện nay.
Trong những năm gần đây, quận Kiến An đã tạo được bước phát triển nhanh, toàn diện ở tất cả các lĩnh vực với cơ cấu kinh tế đã được xác định: Công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại, Du lịch Dịch vụ và Nông nghiệp.
Kiến An có khu công nghiệp Quán Trữ, với khá nhiều nhà máy công nghiệp nhẹ. Nhờ chính sách ưu đãi về đầu tư, Kiến An đang có bước chuyển mình mạnh mẽ.
Hiện nay, quận đã thu hút đầu tư của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc. Nhờ đó, có thể chỉ trong vài năm tới, Kiến An sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ, và rất có thể là mũi nhọn tăng trưởng của thành phố Hải Phòng. Hiện nay, quận đã thu hút đầu tư của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc. Nhờ đó, có thể chỉ trong vài năm tới, Kiến An sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ, và rất có thể là mũi nhọn tăng trưởng của thành phố Hải Phòng.
Hiện nay quận Kiến An đang triển khai xây dựng khu đô thị Cựu Viên nằm trên địa bàn phường Bắc Sơn.
Kiến An có đồi Thiên Văn, nơi đặt đài thiên văn lớn nhất Miền Bắc, không những làm nhiệm vụ phục vụ cho khí tượng thủy văn, mà từ trên đỉnh đồi có thể ngắm nhìn toàn cảnh quận Kiến An. Tại đây, bạn có thể cảm thấy mình đang ở trong một khu rừng thực sự, và khi leo lên đỉnh đồi, bạn có thể cảm nhận được công sức mình bỏ ra là không uổng phí. Bạn có thể phóng tầm mắt ra tận chân trời để nhìn ngắm toàn cảnh quận Kiến An.Với những đồi thông xanh mướt rì rào bạn sẽ cảm thấy xua tan mệt nhọc khi đến đây chơi vào những ngày hè nóng bức thì không khí vẫn mát mẻ như Đà Lạt. Có thể nói đồi thiên văn có nét hao hao giống Đà Lạt.
Kiến An còn có hồ Hạnh Phúc, đây là một công trình phục vụ nhân dân, hồ đẹp và rộng, được Quận tiến hành nạo vét xây kè xung quanh, trồng cây xanh tạo khung cảnh của một công viên rất đẹp không thua kém bất kỳ hồ công viên nào khác.
Cho đến hiện tại Kenjaku đang từng bước hoàn thiện dần dần kế hoạch của mình. Cùng nhìn lại kế hoạch mà hắn đã lên mưu kế thực hiện trong suốt cả thiên niên kỉ qua nhé.