Kim khánh

Một mẫu kim khánh.

Kim khánh (chữ Hán: 金磬) là một loại trang sức đặc biệt dùng để khẳng định địa vị tôn quý thời nhà Nguyễn, do chính Hoàng đế ban tặng cho các quý tộc, đại thần. Kim khánh có vai trò giống như một tưởng niệm chương hay huân chương ngày nay. Sau khi Việt Nam trở thành một nước cộng hòa, địa vị của kim khánh cũng bị bãi bỏ.

Kim khánh là một vật trang sức khá phù hợp với trang phục áo dài lụa trong giới quý tộc, quan lại thời Nguyễn, nhưng dưới mắt người châu Âu thì nó là một trang sức khá khác thường. Nó có hình dáng cách điệu như một chiếc khánh, một loại nhạc cụ cổ truyền của người Trung Quốc, được làm bằng vàng (hoặc bằng bạc đối với ngân khánh và bằng ngọc đối với ngọc khánh), cùng với các các họa tiết trang trí như long (hoặc long châu), lân, quyphụng. Đôi khi kim khánh cũng có dạng hình chữ nhật, dùng ban cho các công chúa. Bên dưới là chuỗi ngọc kết thành dạng cách điệu của một con dơi (đồng âm với "phúc" trong Hán Việt), được làm bằng ngọc trai trắng và cam, các hạt san hô đỏ và trắng, ngọc trai nước ngọt và vàng. Phía sau kim khánh có dòng chữ Hán ghi niên hiệu của hoàng đế ban tặng. Dòng chữ Hán phía trước ghi phân biệt để khẳng định địa vị của người được ban tặng.

Kim khánh là tưởng niệm chương đặc biệt của nội bộ triều đình nhà Nguyễn. Tuy vậy, vào năm 1875, một kim khánh đặc biệt đã được triều đình Tự Đức trao cho Tổng thống Pháp Adolphe Thiers sau Hòa ước Giáp Tuất.[1] Một phiên bản giản lược cũng được tạo ra để trao tặng cho các quan chức thực dân của Pháp hoặc các vương công ở châu Á như Susuhunan của Surakarta Pakubuwono X.

Kích thước của kim khánh thường có chiều rộng 85 mm và cao 153 mm. Nó được trao trong một chiếc hộp hình chữ nhật bằng bạc hoặc vàng có trang trí hình rồng và lót lụa đỏ.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Kim khánh được cho là ban hành đầu triều Nguyễn, dưới thời Gia Long hoặc Minh Mạng. Không rõ kim khánh ban đầu này ra đời vào những thời điểm cụ thể nào và bao gồm những hạng bậc gì.[2] Những kim khánh thời Thiệu Trị có chạm hình hai con rồng chạm nổi hướng về mặt trời, được trang điểm bằng ngọc trai tốt, với dòng chữ Hán Ân tứ (恩賜, "vua ban") nạm bằng ngọc trai.[2] Kim khánh thời kỳ này chỉ dành riêng cho hoàng tộc hoặc cho một trong bốn vị đại thần Tứ trụ triều đình.[2]

Kim khánh hiếm khi được ban cho thường dân, nó được tạo ra nhằm ban thường cho các văn quan võ tướng có công trạng xuất sắc.[2] Chỉ những quan viên cấp cao mới có quyền đeo kim khánh nơi công cộng. Những người khác phải cất chúng ở nhà.[2] Thay vào đó, họ được quyền sử dụng các loại kim tiền hoặc ngân tiền để đeo ở nơi công cộng (chiểu theo sắc chỉ của vua Đồng Khánh năm 1885).[2]

Ngoài ra, còn có một loại Đại hạng Kim khánh chỉ danh ban thường cho các quan lai cao cấp cao tuổi (60 hoặc 70 tuổi) nhằm tôn vinh công lao của những vị này đối với triều đình.[2]

Các hạng và các biến thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo sắc chỉ của vua Đồng Khánh năm 1885, đĩa kim khánh có các hạng được làm bằng vàng (kim khánh), mạ vàng (tử kim khánh) hoặc bằng bạc (ngân khánh).[2] Thiết kế của kim khánh có hình chạm nổi hai con rồng đối mặt với mặt trời (hoặc một minh châu rực lửa).[2]

Cho đến năm 1885, kim khánh chỉ gồm 2 hạng:[2]

Hạng Hình ảnh
Đại hạng Kim khánh
Kim khánh

Năm 1885, vua Đồng Khánh chia hạng kim khánh thành 3 hạng nhỏ, tổng cộng thàng 4 hạng:[2]

Hạng Mô tả Hình ảnh
Đại hạng Kim khánh Dòng chữ Hán ghi Đồng Khánh sắc tứ (同慶 敕賜) và Báo nghĩa thù huân (報 義 酬 勳)
Trung kim khánh Tương tự như trên, nhưng trọng lượng nhẹ hơn.
Thứ kim khánh Dòng chữ Hán ghi Sanh thiện thượng công (X 善 賞 功).
Tiểu kim khánh Dòng chữ Hán ghi Lao năng khả tưởng (勞 能 可 槳).

Vào năm Thành Thái thứ 12 (1900), Kim khánh dành cho các quan lại Việt Nam được đổi như sau:[2]

Âm Hán Việt Dòng chữ Hán Hình ảnh
Báo nghĩa thù huân 報 義 酬 勳
Gia thiện sanh năng 嘉善 (...) 能
Lao năng khả tưởng 勞 能 可 槳

Đối với người Pháp và người ngoại quốc, vua Thành Thái đã cho lập ra 3 hạng kim khánh.[2] Một mặt ghi dòng chữ Đại Nam Hoàng Đế sắc tứ (大 南 黃帝 敕賜) nhưng mặt còn lại có những dòng chữ khác nhau.[2]

Âm Hán Việt Dòng chữ Hán Hình ảnh
Nhất hạng Kim Khánh 一項 金 磬
Nhị hạng Kim Khánh 二 項 金 磬
Tam hạng Kim Khánh 三項 金 磬

Ngọc khánh

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngọc khánh (玉 磬) là một cấp phân biệt cao hơn cả kim khánh. Ngọc khánh chỉ được ban tặng cho những đại thần nhất phẩm.[2] Nó được làm bằng ngọc và có dòng chữ Trân bửu (珍寶, "Bảo vật quý giá") trước niên hiệu của Hoàng đế.[2]

Miền Nam Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi nhà Nguyễn sụp đổ, quy chế kim khánh cũng bị bãi bỏ. Khi chính thể Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam được thành lập ở miền Nam Việt Nam, tổng thống Ngô Đình Diệm, một cựu quan lại nhà Nguyễn, đã sử dụng hình ảnh cách điệu của kim khánh như là quốc huy Đệ nhất Cộng hòa, với các họa tiết rặng tre, bút lông (tượng trưng cho các quan chức dân sự) và thanh kiếm (tượng trưng cho các chỉ huy quân sự), thay cho các họa tiết rồng và chữ Hán của thời phong kiến.[2]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

 

  1. ^ In 1875 to President Thiers, see the Bulletin des Amis du Vieux Hué, n°4, 1914, p. 392
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q Philippe Truong (ngày 8 tháng 3 năm 2008). “Décoration vietnamienne. - LE KIM KHANH. - 08 mars 2008 à 22:40 - philippe truong - Le kim khánh 金磬 ("gong en or") est un ordre décerné par les souverains d'Annam. On ignore pour le moment sa date de création. Elle remonte probablement au règne de Gia Long (1802-1820) ou Minh Mang (1820-1840)” (bằng tiếng Pháp). Les Carnets de Philippe Truong. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2021.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review và Cảm nhận “Một thoáng ra rực rỡ ở nhân gian”
Review và Cảm nhận “Một thoáng ra rực rỡ ở nhân gian”
Đây là cuốn sách nhưng cũng có thể hiểu là một lá thư dài 300 trang mà đứa con trong truyện dành cho mẹ mình - một người cậu rất rất yêu
Một số thông tin đáng lưu ý về tính chuẩn xác khi nói về Lôi Thần của Inazuma - Raiden Ei
Một số thông tin đáng lưu ý về tính chuẩn xác khi nói về Lôi Thần của Inazuma - Raiden Ei
Vị thần của vĩnh hằng tuy vô cùng nổi tiếng trong cộng đồng người chơi, nhưng sự nổi tiếng lại đi kèm tai tiếng
Một ma thần chưa rõ danh tính đang ngủ say tại quần đảo Inazuma
Một ma thần chưa rõ danh tính đang ngủ say tại quần đảo Inazuma
Giai đoạn Orobashi tiến về biển sâu là vào khoảng hơn 2000 năm trước so với cốt truyện chính, cũng là lúc Chiến Tranh Ma Thần sắp đi đến hồi kết.
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
BPD là một loại rối loạn nhân cách về cảm xúc và hành vi mà ở đó, chủ thể có sự cực đoan về cảm xúc, thường xuyên sợ hãi với những nỗi sợ của sự cô đơn, phản bội