Quốc huy Việt Nam

Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chi tiết
Thuộc sở hữuCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Được thông qua2 tháng 7 năm 1976
Khẩu hiệuCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Phiên bản cũ
Sử dụngQuốc huy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được sử dụng từ năm 1956 cho đến năm 1976 (khi trở thành CHXHCN VN)

Quốc huy Việt Nam hiện nay (nguyên thủy là Quốc huy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) được Quốc hội Việt Nam khóa I, kỳ họp Quốc hội thứ VI (từ 15 tháng 9 tới 20 tháng 9 năm 1955), phê chuẩn từ mẫu quốc huy do Chính phủ đề nghị. Mẫu quốc huy này do họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ, và họa sĩ Trần Văn Cẩn chỉnh sửa.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1950, một số quốc gia trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để mở rộng quan hệ với các nước, khẳng định chủ quyền của Việt Nam thông qua hoạt động ngoại giao, Bộ Ngoại giao đã có công văn gửi Ban thường vụ Quốc hội về việc sáng tác quốc huy.

Năm 1951, cuộc thi sáng tác mẫu Quốc huy đã được phát động và đã thu hút đông đảo họa sĩ trên cả nước tham gia. Trong đó, họa sĩ Bùi Trang Chước đã có 112 bản vẽ phác thảo và chi tiết. 15 bản vẽ của ông đã được Ban mỹ thuật chọn gửi Bộ Tuyên Truyền để trình lên Chính phủ.[2]

Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam cuối cùng của ông là hình tròn, hai bên là các bông lúa, có mấy bông rủ vào bên trong ôm cái đe ở giữa phía dưới, dưới đe là dải lụa có chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Phía trên bên trong là ngôi sao vàng trên nền đỏ, dưới ngôi sao gần giữa trung tâm là vòng cung mặt trời, có tia chiếu sáng xung quanh, gợi lên hình ảnh buổi bình minh. Toàn bộ Quốc huy dùng hai màu vàngđỏ, là các màu cổ truyền của hoành phi và câu đối. Các mẫu này khi trình lên Chính phủ thì được Chủ tịch Hồ Chí Minh góp ý: "Hình tượng cái đe là thủ công nghiệp cá thể, nên dùng hình tượng tượng trưng cho nền công nghiệp hiện đại".[3]

Mẫu quốc huy này của ông đã được Trung Ương duyệt, và chỉ đạo chỉnh sửa một số chi tiết nhỏ. Lúc đó, họa sĩ Bùi Trang Chước đang được giao một nhiệm vụ tuyệt mật là vẽ và in tiền, do đó, họa sĩ Trần Văn Cẩn đã chỉnh sửa mẫu Quốc huy.

Ngày 14 tháng 1 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 254-SL về việc ban bố mẫu quốc huy của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kèm theo đó là Phụ lục số 1, 2 in mẫu vẽ quốc huy có tô màu vàng kim nhũ và Quốc huy không tô màu.[2][4]

Năm 1976, khi đất nước Việt Nam thống nhất, mẫu Quốc huy được sửa đổi phần quốc hiệu (theo phê chuẩn của Quốc hội Việt Nam khóa VI). Vì vậy, Quốc huy Việt Nam chính thức mang dòng chữ (in hoa) "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM".

Mẫu Quốc huy được phê duyệt bởi Quốc hội vào tháng 9 năm 1955.
Mẫu Quốc huy được phê chuẩn, ban bố và đưa vào hiệu lực bởi chính quyền Chủ tịch Hồ Chí Minh vào đầu năm 1956 và cũng trở thành thiết kế chuẩn cho Quốc huy Việt Nam đến tận bây giờ.

Khi được ban hành lần đầu năm 1956, quốc huy nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được mô tả tại Điều 2 Sắc lệnh 254/SL của Chủ tịch nước như sau:[4]

Hiến pháp năm 2013 mô tả Quốc huy tại khoản 2 Điều 13 như sau:[5]

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc huy Việt Nam được thiết kế theo mẫu:

  • Tổng thể Quốc huy có dạng hình tròn, có hai màu chủ đạo là đỏvàng, đối xứng qua trục dọc đi qua chính tâm của Quốc huy;
  • Xung quanh Quốc huy là 2 bó lúa nếp chín vàng, mỗi bó có 5 cọng lúa,[6] với 54 hạt lúa tượng trưng cho 54 dân tộc Việt Nam;[7]
  • Ở giữa phía trên là ngôi sao màu vàng có 5 cánh đều, đỉnh ngôi sao hướng thẳng lên trên, 5 cánh nổi ở tâm ngôi sao, thể hiện đổ bóng với nguồn ánh sáng chiếu từ bên phải sang, theo bản đồ Việt Nam là ánh sáng ban mai từ biển Đông chiếu vào,[8] màu vàng của các cánh sao có sự thay đổi sắc độ vàng theo đổ bóng của ánh sáng;
  • Dưới ngôi sao là bánh xe răng, nhìn rõ tâm, bên trong bánh xe có 5 đường tròn đồng tâm, rìa ngoài bánh xe có thể nhìn thấy rõ 10 răng;[7][8]
  • Dải lụa màu đỏ cuốn quanh bó lúa, viền màu vàng, trên dải lụa có 2 dòng chữ in hoa, dòng trên ghi "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA", dòng dưới ghi "VIỆT NAM".

Lỗi kỹ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc huy Việt Nam ở Tòa nhà Quốc hội

Đầu năm 2007, họa sĩ, đại biểu Quốc hội Trần Khánh Chương cho rằng việc in ấn, sao chép hình quốc huy Việt Nam có nhiều sai sót so với Hiến pháp quy định như:[9]

  • Hạt lúa không thuôn nhỏ mà to tròn.
  • Bánh xe răng không đủ 10 răng.
  • Các đường tròn đồng tâm trong bánh xe răng không chính xác.
  • Khe giữa 2 vành bông lúa phía trên cùng to nhỏ tùy hứng.

Những mẫu quốc huy khác từng xuất hiện trong lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn bộ lãnh thổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Một phần lãnh thổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Mẫu Quốc huy là của HS Bùi Trang Chước và Trần Văn Cẩn”. báo Tuổi trẻ. ngày 29 tháng 9 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2010.
  2. ^ a b “Những phác thảo Quốc huy Việt Nam”. Báo điện tử VnExpress. ngày 25 tháng 8 năm 2020.
  3. ^ “Hành trình sáng tạo Quốc huy Việt Nam”. Báo điện tử VnExpress. ngày 2 tháng 9 năm 2022.
  4. ^ a b “Sắc lệnh 254/SL của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật. ngày 14 tháng 1 năm 1956.
  5. ^ “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật. ngày 28 tháng 11 năm 2013.
  6. ^ “Nhà Quốc hội phải xứng tầm là biểu tượng quyền lực của quốc gia”. Báo Tiền phong. ngày 23 tháng 3 năm 2007.
  7. ^ a b “Sai trên Quốc huy: Lúa nếp thành lúa mì!”. Vietnamnet.vn. ngày 27 tháng 6 năm 2011.
  8. ^ a b “Quốc huy Việt Nam ngày ấy và bây giờ”. Báo Thanh Niên. ngày 27 tháng 8 năm 2011.
  9. ^ "Biểu tượng Quốc huy - In quá tùy tiện", báo Thể thao & Văn hóa, số 36, ngày 24 tháng 3 năm 2007, trang 37

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cảm nhận sách: lối sống tối giản thời công nghệ số - Cal Newport
Cảm nhận sách: lối sống tối giản thời công nghệ số - Cal Newport
Cuốn sách “lối sống tối giản thời công nghệ số” là một tập hợp những quan điểm, suy tư của Cal Newport về cách sử dụng công nghệ ngày nay
Sơ lược lịch sử đầy chính trị của Phở
Sơ lược lịch sử đầy chính trị của Phở
Phở đã trở nên gần gũi với Văn hóa Việt Nam tới mức người ta đã dùng nó như một ẩn dụ trong các mối quan hệ tình cảm
Giới thiệu AG Izumo the Reinoha - Artery Gear: Fusion
Giới thiệu AG Izumo the Reinoha - Artery Gear: Fusion
Nhìn chung Izumo có năng lực sinh tồn cao, có thể tự buff ATK và xoá debuff trên bản thân, sát thương đơn mục tiêu tạo ra tương đối khủng
Download Mahoutsukai no Yoru [Tiếng Việt]
Download Mahoutsukai no Yoru [Tiếng Việt]
Trong một ngôi nhà đồn rằng có phù thủy sinh sống đang có hai người, đó là Aoko Aozaki đang ở thời kỳ tập sự trở thành một thuật sư và người hướng dẫn cô là một phù thủy trẻ tên Alice Kuonji