Kyū

Kyū
Các đai có màu được đeo bởi các võ sinh được xếp hạng kyū trong nhiều môn võ thuật, bao gồm judo, karate, Kuk Sool Wontaekwondo.
Tên tiếng Nhật
Kanji
Hiraganaきゅう

Kyū ( (cấp)? phát âm tiếng Nhật: [kʲɯː]) là một thuật ngữ tiếng Nhật được sử dụng trong các bộ môn võ thuật hiện đại, cũng như trong nghệ thuật trà đạo, cắm hoa, các bộ môn cờ vâyshogi, các bài kiểm tra học thuật và các hoạt động tương tự khác để chỉ các cấp bậc, trình độ, mức độ thành thạo hoặc kinh nghiệm khác nhau. Tại Trung Quốc, kyū () được gọi là "ji", và nó được sử dụng cho các bài kiểm tra học thuật. Tại Hàn Quốc, thuật ngữ geup () được sử dụng (cũng được chuyển dịch là gup hoặc kup). Trong võ thuật Việt Nam, để chỉ khái niệm tương đương, người ta sử dụng âm Hán Việt của từ này là cấp (khớp).

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1883, Kanō Jigorō, người sáng lập judo, đã thành lập hệ thống xếp hạng theo dan để đánh giá khả năng của các học viên Judo.[1] Hệ thống này bắt nguồn từ hệ thống xếp hạng theo dan của cờ vây, một môn thể thao từ xa xưa. Một số tổ chức kiểm tra học thuật bắt đầu sử dụng hệ thống xếp hạng theo kyū để đánh giá khả năng của ứng viên.[2]

Tương tự, Sở cảnh sát Thủ đô Tokyo bắt đầu đưa vào sử dụng một hệ thống xếp hạng sử dụng kyū để đánh giá khả năng của cảnh sát về kendo. Các thứ hạng bao gồm từ kyū thứ 8 đến kyū thứ nhất.[3]

Trong thập niên 1890, Hiệp hội Đạo đức Võ đường Đại Nhật Bản đã giới thiệu hệ thống xếp hạng theo dankyū cho các bộ môn võ thuật khác ở Nhật Bản.[4]

Sử dụng trong võ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]
Chứng nhận 8 kyū trong karate.

Trong võ thuật Nhật Bản hiện đại, các võ sinh được xếp hạng theo kyū giữ các thứ hạng dưới dan hoặc đai đen. Hệ thống xếp hạng theo kyū có sự khác biệt giữa các bộ môn võ thuật, cũng như giữa các hệ phái trong mỗi bộ môn võ thuật đó. Trong một số môn võ, tất cả các võ sinh xếp hạng theo kyū đều đeo đai trắng, trong khi ở một số môn khác được đeo một loại đai có màu khác, hoặc có sọc hay được đánh dấu bằng các miếng vải; ví dụ, trong kendo không sử dụng hệ thống đai. Mặc dù một số hệ phái aikido có sử dụng một hệ thống đai có màu, tiêu chuẩn cho các cấp độ kyū nói chung chỉ đeo đai trắng, và với các cấp độ dan thì đeo đai đen.[5] Các võ sinh được xếp hạng kyū thường được gọi là mudansha (無段者 (vô đoàn giả)?), "người không có dan" và được coi là người đã có sự thọ giáo chứ không phải là võ sinh mới nhập môn. Khi các học viên đạt đến bậc nhất của đai đen, họ trở thành shodansha (初段者 (sơ đoàn giả)?). Người giữ đai đen ở bất kì cấp độ nào được gọi là một yūdansha (有段者 (hữu đoàn giả)?), "người có dan".

Sử dụng trong các bài kiểm tra học thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tổ chức võ thuật không phải là nơi duy nhất sử dụng hệ thống dạng này. Một vài tổ chức học thuật và chuyên nghiệp cũng sử dụng kyūdan như các cách để đánh giá khả năng của con người. Ví dụ, Bài kiểm tra Năng lực Kanji Nhật Bản kiểm tra khả năng đọc, viết và sử dụng kanji một cách chính xác, được phân cấp dựa trên kyū.[6]

Danh sách các thứ hạng kyū

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số môn võ gọi tên các thứ hạng kyū hoàn toàn bằng tiếng Nhật. Các thứ hạng kyū đánh giá sự tiến bộ bằng cách sử dụng một hệ thống thứ tự giảm dần, do đó kyū thứ nhất là thứ hạng cao nhất. Chẳng hạn, kyū thứ nhất có thứ hạng cao hơn kyū thứ 2. Hệ thống xếp hạng theo dan bắt đầu sau cấp bậc kyū thứ nhất. Về cơ bản, kyū là số bậc phải vượt qua trước khi đạt đến sự thành thạo trong các động tác, trong khi dan là số bậc trong quá trình thành thạo.

"Chuẩn" kyū thứ nhất và "chuẩn" kyū thứ hai là các cấp bậc sử dụng trong các bài kiểm tra ngôn ngữ, bởi vì thường khó có thể vượt qua kỳ thi ở thứ hạng kyū thứ nhất và thứ hai.

Cấp bậc Phiên âm Tiếng Nhật
Nhất cấp (thứ nhất - cao nhất) Ikkyū 1級 / 一級
Chuẩn nhất cấp Jun'ikkyū 準1級 / 準一級
Nhị cấp (thứ hai) Nikyū 2級 / 二級
Chuẩn nhị cấp Junnikyū 準2級 / 準二級
Tam cấp (thứ ba) Sankyū 3級 / 三級
Tứ cấp (thứ tư) Yonkyū 4級 / 四級
Ngũ cấp (thứ năm) Gokyū 5級 / 五級
Lục cấp (thứ sáu) Rokkyū 6級 / 六級
Thất cấp (thứ bảy) Nanakyū 7級 / 七級
Bát cấp (thứ tám) Hakkyū / Hachikyu 8級 / 八級
Cửu cấp (thứ chín) Kyūkyū 9級 / 九級
Thập cấp (thứ mười) Jikkyū / Jukkyū 10級 / 十級
Vô cấp (không xếp hạng) Mukyū 無級

Thứ hạng thấp nhất trong kyū đôi khi được gọi là "Mukyū" (無級), nghĩa là "không xếp hạng". Thứ hạng kyū thấp nhất phụ thuộc vào các tổ chức. Ví dụ, Liên đoàn Judo Hoa Kỳ đặt kyū thứ 12 là cấp bậc thấp nhất trong lớp thiếu niên, và kyū thứ bảy là thấp nhất trong lớp trưởng thành.

Tại Nhật, độ khó được phân thành ba loại như trong danh sách sau đây.

Cấp bậc Phiên âm Tiếng Nhật
Thượng cấp (cao nhất) Jōkyū 上級
Trung cấp (hạng trung) Chūkyū 中級
Sơ cấp (mới bắt đầu) Shokyū 初級

Sử dụng hệ thống kyū ở Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống phân cấp kyū cũng được sử dụng ở Trung Quốc. Kyū () ở Trung Quốc được gọi là "ji" (với cùng kí tự nhưng khác cách phát âm), và thứ tự giảm dần được sử dụng tương tự như ở Nhật Bản.

Đai có màu

[sửa | sửa mã nguồn]
Các karateka đeo các đai có màu khác nhau

Trong một số phong cách, võ sinh đeo đai trắng cho tới khi nhận được thứ hạng dan đầu tiên hoặc đai đen, trong khi ở các môn khác một loạt các màu sắc được sử dụng cho các cấp bậc kyū khác nhau. Việc đeo các đai có màu sắc thường được gắn liền với các thứ hạng kyū, đặc biệt trong các môn võ thuật hiện đại như karate và judo (là nơi bắt nguồn tục lệ này). Tuy nhiên, không có sự liên kết mang tính tiêu chuẩn nào của các màu sắc của đai với các cấp bậc cụ thể và các hệ phái cũng như các tổ chức khác nhau mà phân định màu sắc một cách độc lập; xem Xếp hạng trong judo cho các ví dụ của biến thể trong khuôn khổ một môn võ thuật. Tuy nhiên, màu trắng thường là đai có thứ hạng thấp nhất và màu nâu là màu có thứ hạng kyū cao nhất, và thường thì màu sẫm hơn thì có thứ hạng cao hơn, nghĩa là gần với đai đen hơn.

Hệ thống sử dụng các đai màu khác nhau để đánh dấu thứ hạng không được chấp nhận rộng rãi trong võ thuật. Những người ủng hộ các màu sắc của đai chỉ ra sự sử dụng của họ như là một dấu hiệu thị giác đơn giản thể hiện kinh nghiệm, như kết hợp các đối thủ để thi đấu tự do, cho phép các đối thủ đánh giá kỹ năng của nhau một cách chính xác và phân chia chúng cho các cuộc thi.[7] Những người phản đối việc sử dụng đai có màu cũng thường lo ngại rằng võ sinh sẽ lo lắng quá nhiều về các thứ hạng mang tính tương đối, và trở nên kiêu ngạo với sự quảng bá và sự khác biệt không đáng kể,[8] trong khi những người ủng hộ cảm thấy rằng bằng cách cung cấp những dấu hiệu nhỏ cho thấy sự thành công và được công nhận, võ sinh sẽ cảm thấy tự tin hơn, và việc đào tạo của họ sẽ có cấu trúc hơn, và rằng hệ thống xếp hạng khuyến khích võ sinh đạt đến trình độ cao hơn để hỗ trợ những người có trình độ thấp hơn và những võ sinh có thứ hạng thấp hơn tôn trọng người cao cấp hơn.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Black Belt Magazine, May 1991 Page 64.
  2. ^ Pauley, Daniel C. Pauley's Guide - A Dictionary of Japanese Martial Arts and Culture By Daniel C. Pauley, Samantha Pauley, 2009 p208
  3. ^ “Kendo America: Kendo Rank”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2017.
  4. ^ “Morris, Phil; The Origins Of Judo's Kyu/Dan Grading System. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2017.
  5. ^ Lawler, Jennifer; Martial Arts For Dummies John Wiley & Sons, 2011 ISBN 978-1-118-06961-5
  6. ^ SOAS: Japanese Kanji Aptitude Tests
  7. ^ Homma, Gaku; Children and the Martial Arts: An Aikido Point of View North Atlantic Books, 1993, ISBN 978-1-55643-139-5 p32
  8. ^ Lowry, Dave; In the dojo: the rituals and etiquette of the Japanese martial arts Shambhala Publications, 2006, p55

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Karate schools

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu bộ kỹ năng của Childe trong Genshin Impact
Giới thiệu bộ kỹ năng của Childe trong Genshin Impact
Theo như bản cập nhật 1.1 sắp tới chúng ta sẽ những kỹ năng buff team cực kì mạnh từ Childe
Góc nhìn khác về nhân vật Bố của Nobita
Góc nhìn khác về nhân vật Bố của Nobita
Ông Nobi Nobisuke hay còn được gọi là Bố của Nobita được tác giả Fujiko F. Fujio mô tả qua những câu truyện là một người đàn ông trung niên với công việc công sở bận rộn
Tuyển người giỏi không khó, tuyển người phù hợp mới khó
Tuyển người giỏi không khó, tuyển người phù hợp mới khó
Thông thường HM sẽ liệt kê các công việc (Trách nhiệm) của vị trí, dựa trên kinh nghiệm của cá nhân mình
Hướng dẫn tìm Pokémon Shiny bản D/P/Pt
Hướng dẫn tìm Pokémon Shiny bản D/P/Pt
Với chúng ta, là những fan pokemon khi bắt gặp 1 chú shiny pokemon thì thật vô cùng sung sướng