Làng đúc Mỹ Đồng

Đúc cơ khí ở Mỹ Đồng

Làng đúc Mỹ Đồng là một làng nghề truyền thống của xã Mỹ Đồng, nay là phường Lê Hồng Phong, thành phố Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.[1][2] Trong đó, nghề rèn được hình thành từ rất sớm, đã từng nổi tiếng nhất vùng, được duy trì và phát triển đến tận ngày nay[3]. Nghề đúc Mỹ Đồng được hình thành từ đầu thế kỷ XX và bắt đầu nổi tiếng từ năm 1938, khi các nghệ nhân trong làng đúc bộ phận giữ thăng bằng đuôi, gọi là "con rùa đối trọng" nặng khoảng một tấn cho con tàu ngoại quốc bị hỏng ở cảng Hải Phòng [4], từng được mệnh danh làng nghề “vua biết mặt, nước nhớ tên”. Hiện nay, Mỹ Đồng là một trong số ít địa phương có khu công nghiệp làng nghề, là một trong những làng nghề lớn sản xuất hàng cơ khí phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đồng thời trở thành một trong những địa điểm du lịch sinh thái thuộc ngoại thành Hải Phòng[5].

Giai đoạn hình thành và phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1955

[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng như những vùng quê khác, nghề rèn ở Mỹ Đồng hình thành từ rất sớm với các sản phẩm phục vụ đời sống dân sinh, sản xuất nông nghiệp (dao, liềm, hai, cuốc, mai, xẻng, thuổng...). Tuy nhiên, sản phẩm chủ lực của nghề rèn ở Mỹ Đồng là đinh thuyền[3]. Nghề đúc ở Mỹ Đồng được hình thành muộn hơn, từ đầu thế kỷ XX, khi dân làng học được bí quyết nghề từ những người thợ giỏi đến đúc lưỡi cày, cuốc ở làng. Từ đó, nghề đúc và nghề rèn ở Mỹ Đồng phát triển nhanh, trở thành nghề truyền thống, là kế sinh nhai của nhiều hộ gia đình trong xã[3].

Đến năm 1945, làng tham gia sản xuất vũ khí, máy in... phục vụ cho chiến tranh chống Pháp, nhiều thợ giỏi của làng tham gia vào các xưởng sản xuất vũ khí của quân đội Việt Nam[3]. Do ảnh hưởng của chiến tranh, thời kỳ này, làng nghề cũng bị tàn phá nặng nề.[6].

Giai đoạn 1955 - 1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1955, sau khi chiến tranh chống Pháp kết thúc ở Miền Bắc, làng nghề được khôi phục và phát triển dưới hình thức cá thể, thủ công gia đình [6]. Đến năm 1959, hình thành hợp tác xã thủ công [7] sản xuất nồi, xoong, chảo... phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người, nông cụ sản xuất như lưỡi cay, cuốc, rèn đúc vũ khí, các chi tiết máy in, chân vịt tàu biển, đinh thuyền[7]... cung cấp tại Hải Phòng và các tỉnh Miền Bắc như Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam [8]...

Từ 1965, trong điều kiện chiến tranh phá hoại, làng nghề vẫn duy trì và phát triển, tạo sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cho quốc phòng [9].

Giai đoạn 1976 - 1985

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, làng nghề tập trung cải tiến kỹ thuật, tự trang tự chế máy móc, thiết bị và từng bước cơ khí hóa, điện khí hóa sản xuất, cho ra nhiều loại sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng, quốc phòng, cơ khí nông nghiệp, giao thông vận tải… [10].

Giai đoạn 1986 - 1995

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ những năm 1986, khi Việt Nam đổi mới, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân và kinh tế gia đình, nghề đúc, rèn ở Mỹ Đồng tiếp tục được duy trì va tiếp tục phát triển theo hướng tư nhân và hộ gia đình. Năm 1990, Mỹ Đồng có trên 40 hộ đúc tư nhân, 50 hộ rèn công cụ, 5 hộ chuyên cơ khí va 4 tổ kinh doanh [11]. Bên cạnh đó, các sản phẩm đúc, rèn của Mỹ Đồng từng bước tiếp cận tốt với thị trường, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ khá, nghề đúc, rèn tăng trưởng hàng năm. Đến năm 1995, toàn xã có 60 hộ làm nghề đúc, 80 hộ rèn, 6 hộ làm nghề cơ khí, 02 xí nghiệp đúc, 06 tổ hợp sản xuất [12]...

Từ năm 1996 cho đến nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1996, ở Mỹ Đồng đã hình thành nhanh những xí nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã cơ khí vừa và nhỏ. Sản phẩm đúc, rèn đa dạng, phong phu với nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Năm 2000, toàn xã có 67 hộ đúc (trong đó có khoảng 50% số hộ hộ đúc xuất khẩu), 28 hộ làm cơ khí, 35 hộ rèn, 01 cơ sở luyện thép. Từ năm 2001, hình thành và phát triển khu công nghiệp làng nghề Mỹ Đồng. Làng nghề truyền thống đúc, rèn kim loại Mỹ Đồng vẫn tiếp tục là mô hình tiên tiến, hiệu quả sản xuất cao, trở thành điểm du lịch của thành phố Hải Phòng[13].

Sản phẩm của Mỹ Đồng ngày nay phục vụ cho các cơ sở kinh tế của Nhà nước, các ngành: xây dựng, giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp, tiêu dùng với các sản phẩm vỏ motor điện, máy mơm, khung xe máy, chân máy khâu, các bành răng, các bộ phận máy xay sát, máy nghiền, xec măng máy nổ, các dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt [14]... Bên cạnh đó, Mỹ Đồng đã thành công trong sản xuất kết cấu thép, vật liệu hàn (que hàn, dây hàn), thiết bị tàu thủy như cửa chống cháy, nồi hơi, nắp hầm, thiết bị boong, phụ kiện đường ống, xích neo, neo, cánh quạt, động cơ thủy lực, sợi polyester, bộ phận động cơ, sản phẩm hộp số, vỏ máy bơm, chân vịt tàu, các thiết bị kim loại...[1]

Hiện nay, Mỹ Đồng có gần 200 doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực đúc, gia công cơ khí. Mỗi tháng, làng sản xuất ra 8.000 tấn[15] sản phẩm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang Châu Âu, Đức, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc...[16].

Một xưởng đúc ở làng Mỹ Đồng

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Làng nghề Mỹ Đồng đã góp phần rất lớn để xã Mỹ Đồng được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì.[4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Focus on Supporting Industry Development”. http://www.vietmaz.com/. Truy cập 10 tháng 1 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  2. ^ “Nghề truyền thống vùng nông thôn đồng bằng Sông Hồng trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi, trang 9”.
  3. ^ a b c d Địa chí Thủy Nguyên, Nhà xuất bản Hải Phòng, 2015, HĐND và UBND huyện Thủy Nguyên, trang 522.
  4. ^ a b “Làng nghề Mỹ Đồng hôm nay”. http://qdnd.vn. Truy cập 17 tháng 1 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  5. ^ “Hai Phong to utilise craft villages in tourism push”. http://vietnamnews.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2016. Truy cập 10 tháng 1 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  6. ^ a b Địa chí Thủy Nguyên, Nhà xuất bản Hải Phòng, 2015, HĐND và UBND huyện Thủy Nguyên, trang 527.
  7. ^ a b Địa chí Thủy Nguyên, Nhà xuất bản Hải Phòng, 2015, HĐND và UBND huyện Thủy Nguyên, trang 528.
  8. ^ Địa chí Thủy Nguyên, Nhà xuất bản Hải Phòng, 2015, HĐND và UBND huyện Thủy Nguyên, trang 529.
  9. ^ Địa chí Thủy Nguyên, Nhà xuất bản Hải Phòng, 2015, HĐND và UBND huyện Thủy Nguyên, trang 531.
  10. ^ Địa chí Thủy Nguyên, Nhà xuất bản Hải Phòng, 2015, HĐND và UBND huyện Thủy Nguyên, trang 534.
  11. ^ Địa chí Thủy Nguyên, Nhà xuất bản Hải Phòng, 2015, HĐND và UBND huyện Thủy Nguyên, trang 537.
  12. ^ Địa chí Thủy Nguyên, Nhà xuất bản Hải Phòng, 2015, HĐND và UBND huyện Thủy Nguyên, trang 538.
  13. ^ Địa chí Thủy Nguyên, Nhà xuất bản Hải Phòng, 2015, HĐND và UBND huyện Thủy Nguyên, trang 541.
  14. ^ Địa chí Thủy Nguyên, Nhà xuất bản Hải Phòng, 2015, HĐND và UBND huyện Thủy Nguyên, trang 540.
  15. ^ “Làng nghề Mỹ Đồng”. http://thoibaokinhdoanh.vn/. Truy cập 15 tháng 1 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  16. ^ “Nghề đúc Mỹ Đồng”. http://vietnam.vnanet.vn/. Truy cập 15 tháng 01 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Làm việc tại cơ quan ngoại giao thì thế nào?
Làm việc tại cơ quan ngoại giao thì thế nào?
Bạn được tìm hiểu một nền văn hóa khác và như mình nghĩ hiện tại là mình đang ở trong nền văn hóa đó luôn khi làm việc chung với những người nước ngoài này
Eye of Perception - Weapon Guide Genshin Impact
Eye of Perception - Weapon Guide Genshin Impact
A great opportunity for you to get this weapon. Here is the description as well as other information regarding this weapon.
Anime Ganbare Douki-chan Vietsub
Anime Ganbare Douki-chan Vietsub
Dù rằng vẫn luôn cố gắng kiềm nén cảm xúc, chàng trai lại không hề hay biết Douki-chan đang thầm thích mình
GPS Là gì? Có phải bạn luôn bị theo dõi khi bật định vị trên điện thoại?
GPS Là gì? Có phải bạn luôn bị theo dõi khi bật định vị trên điện thoại?
Phát triển bởi quân đội Mỹ nhưng tín hiệu GPS được cung cấp miễn phí cho tất cả mọi người.