Lá cờ Oklahoma

Oklahoma
TênNative America's flag
Sử dụngDân sựcờ nhà nước
Ngày phê chuẩn2 tháng 4 năm 1925; 99 năm trước (1925-04-02), 1 tháng 11 năm 2006; 18 năm trước (2006-11-01) [1][2]
Thiết kếKhiên bằng da Bò bison châu Mỹ và 7 sợi lông đại bàng trên nền cờ màu xanh da trời, phía dưới mang dòng chữ in hoa "Oklahoma".
Thiết kế bởiLouise Fluke

Lá cờ Oklahoma là lá cờ chính thức của tiểu bang Oklahoma với hình ảnh một tấm khiên bọc da trâu của người da đỏ bản địa Osage đính kèm bảy chiếc lông chim đại bàng trên nền màu xanh da trời.

Tấm khiên của người thổ dân Osage được bao bọc bởi hai biểu tượng hòa bình của hai nền văn hóa khác nhau. Thứ nhất là "chiếc tẩu hòa bình" của người thổ dân da đỏ, là loại tẩu được người da đỏ hút trong các cuộc thương lượng hòa bình và thứ hai là cành cây ôliu, là biểu tượng hòa bình của người da trắng. Trên tấm khiên bằng da trâu còn có 6 chữ thập màu nâu, tượng trưng cho ngôi sao theo quan niệm của người thổ dân bản địa. Màu xanh da trời được lấy từ màu xanh trên lá cờ của người Choctaw trong cuộc Nội chiến Mỹ.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Lá cờ Oklahoma 1911-1925

Lá cờ đầu tiên của Oklahoma được chấp nhận vào năm 1911, bốn năm sau khi Oklahoma gia nhập liên bang. Lá cờ này có 3 màu đỏ, xanh lam và trắng được lấy từ quốc kỳ nước Mỹ. Lá cờ này gồm có một ngôi sao màu trắng được đặt ở trung tâm, có viền màu xanh lam trên nền màu đỏ. Ở giữa ngôi sao của lá cờ có số 46, thể hiện ý nghĩa Oklahoma là tiểu bang thứ 46 gia nhập liên bang.

Năm 1924, một cuộc thi thiết kế lá cờ mới được tổ chức để thay thế là cờ nói trên do màu đỏ chủ đạo trên lá cờ có thể bị coi là sự gần gũi với chủ nghĩa cộng sản. Louise Fluke đã chiến thắng cuộc thi với lá cờ Oklahoma hiện nay, khi đó chưa có hàng chữ "Oklahoma" bên dưới. Năm 1941, hàng chữ "Oklahoma" được thêm vào như một công cụ để tuyên truyền cho việc chống lại nạn mù chữ. Những hình ảnh và màu sắc trên lá cờ chính thức được quy định một cách rõ ràng trong đạo luật 1359 của Oklahoma, được thống đốc Brad Henry ký ngày 23 tháng 5 năm 2006.

Lá cờ các tiểu bang Hoa Kỳ
Liên bang Quốc kỳ Hoa Kỳ
Các tiểu bang Alabama | Alaska | Arizona | Arkansas | California | Colorado | Connecticut | Delaware | Florida | Georgia | Hawaii | Idaho | Illinois | Indiana | Iowa | Kansas | Kentucky | Louisiana | Maine | Maryland | Massachusetts | Michigan | Minnesota | Mississippi | Missouri | Montana | Nebraska | Nevada | New Hampshire | New Jersey | New Mexico | New York | North Carolina | North Dakota | Ohio | Oklahoma | Oregon | Pennsylvania | Rhode Island | South Carolina | South Dakota | Tennessee | Texas | Utah | Vermont | Virginia | Washington | West Virginia | Wisconsin | Wyoming
Đặc khu liên bang Đặc khu Columbia
Vùng quốc hải Samoa thuộc Mỹ | Guam | Quần đảo Bắc Mariana | Puerto Rico | Quần đảo Virgin thuộc Mỹ

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “The Oklahoma State Flag”. NetState. NState, LLC. ngày 6 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015. Colors shall be colorfast and shall not bleed one into another. Added by Laws 1925, c. 234, p. 340, § 1. Amended by Laws 1941, p. 90, § 1; Laws 2006, c. 181, § 1, eff. Nov. 1, 2006.
  2. ^ “Enrolled Senate Bill No. 1359”. Oklahoma State Courts Network. ngày 23 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015. This act shall become effective ngày 1 tháng 11 năm 2006.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Thuật toán A* - Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất giữa hai điểm bất kì được Google Maps sử dụng
Thuật toán A* - Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất giữa hai điểm bất kì được Google Maps sử dụng
Đây là thuật toán mình được học và tìm hiểu trong môn Nhập môn trí tuệ nhân tạo, mình thấy thuật toán này được áp dụng trong thực tế rất nhiều
Tất tần tật về nghề Telesales
Tất tần tật về nghề Telesales
Telesales là cụm từ viết tắt của Telephone là Điện thoại và Sale là bán hàng
Nhân vật Araragi Koyomi - Monogatari Series
Nhân vật Araragi Koyomi - Monogatari Series
Araragi Koyomi (阿良々木 暦, Araragi Koyomi) là nam chính của series Monogatari.
Power vs Force – khi “thử cơ” bá đạo hơn “cầu cơ”
Power vs Force – khi “thử cơ” bá đạo hơn “cầu cơ”
Anh em nghĩ gì khi nghe ai đó khẳng định rằng: chúng ta có thể tìm ra câu trả lời đúng/sai cho bất cứ vấn đề nào trên đời chỉ trong 1 phút?