Lâm Đức Thụ

Lâm Đức Thụ (chữ Hán: 林德樹; 1890 - 1947) là người hoạt động cách mạng chống Pháp rồi trở thành chỉ điểm cho mật thám Pháp[1], người được cho là đã bán đứng Phan Bội Châu cho thực dân Pháp [2] và cũng là người được phía Trung Quốc cho rằng đã mai mối Tăng Tuyết Minh cho Nguyễn Ái Quốc[3].

Lâm Đức Thụ tên thật là Nguyễn Công Viễn (阮公遠), còn có biệt danh là Trương Béo hoặc bí danh là Hoàng Chấn Đông, quê ở Thái Bình, con trai cụ tú tài Nguyễn Hữu Đàn và là cháu nội nhà nho yêu nước Nguyễn Mậu Kiến. Lâm Đức Thụ thi đỗ đầu xứ, nên còn gọi là Đầu xứ Viễn.

Năm 1912, Lâm Đức Thụ gia nhập Việt Nam Quang phục Hội của Phan Bội Châu.

Năm 1923, do bất mãn với tư tưởng bảo thủ của cánh già, Lâm Đức Thụ cùng với một số thanh niên nhiệt huyết như: Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Giãng Khanh, Đặng Xuân Hồng...đã ly khai Việt Nam Quang phục Hội lập một đoàn thể cấp tiến hơn gọi là Tâm Tâm xã.

Năm 1925, Lâm Đức Thụ và một số đồng chí sáng lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, tổ chức cách mạng thoát thai từ tổ chức Tâm tâm xã. Lâm Đức Thụ có một người vợ Trung Quốc tên là Lý Huệ Quần (có tài liệu gọi là Lương Huệ Quần). Ngôi nhà của gia đình Lý Huệ Quần tại đường Văn Minh, Quảng Châu là nơi thế hệ cách mạng đầu tiên của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội trú ngụ và huấn luyện lý thuyết cách mạng, công tác vận động quần chúng.

Một số tác giả cho rằng Lâm Đức Thụ đã cùng Lý Thụy chỉ điểm Phan Bội Châu cho Pháp[4][5][6][7][8].

Năm 1947, do bị phát hiện là "chỉ điểm", "mật thám", "tay sai cho Pháp", Lâm Đức Thụ bị "dân quân" ám sát tại quê hương làng Vũ Trung, huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ William J. Duiker (2000). Ho Chi Minh: A Life. Hyperion. tr. 206.
  2. ^ Theo cuốn Mối liên hệ giữa Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc, 1924-1925 – giới thiệu tài liệu của Vĩnh Sính tr. 242
  3. ^ Bài Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh đăng trên tạp chí Đông Nam Á tung hoành (Dọc ngang Đông Nam Á), số tháng 12 năm 2001, xuất bản tại Nam Ninh, Trung Quốc, tác giả: Hoàng Tranh (Phó Giáo sư, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Quảng Tây, Trung Quốc)
  4. ^ Vietnam at war : the history, 1946-1975, Davidson, Phillip B., Novato, Calif. : Presidio Press, 1988
  5. ^ Joseph Buttinger, “A Dragon Embattled”, volume 1, New York: Praeger, 1967
  6. ^ David Halberstam, Ho, page 45, Rowman & Littlefield, 2007
  7. ^ Victory at Any Cost The Genius of Viet Nam's Gen. Vo Nguyen Giap By Cecil B. Currey
  8. ^ Thành ngữ - Điển tích - Danh nhân Từ điển, Trịnh Vân Thanh, trang 742, Nhà Xuất bản Văn học, 2008

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tản mạn - Hành trình trở lại Long Tích Tuyết Sơn - Phần 1
Tản mạn - Hành trình trở lại Long Tích Tuyết Sơn - Phần 1
tựa như hồn, tinh ngân tựa như cốt. Nhưng người ngoại bang có thể lay chuyển nó, Imunlau...
Làm thế nào để biết bạn có bị trầm cảm hay không?
Làm thế nào để biết bạn có bị trầm cảm hay không?
Lo lắng và trầm cảm có một số biểu hiện tương đối giống nhau. Nhưng các triệu chứng chủ yếu là khác nhau
Nhân vật Gamma - The Eminence in Shadow
Nhân vật Gamma - The Eminence in Shadow
Gamma (ガンマ, Ganma?) (Γάμμα) là thành viên thứ ba của Shadow Garden, là một trong Seven Shadows ban đầu
 Huy hiệu của Baal không phải là biểu tượng của hệ lôi
Huy hiệu của Baal không phải là biểu tượng của hệ lôi
Nếu chúng ta soi kĩ, chúng ta sẽ thấy được điểm khác biệt của huy hiệu này với cái biểu tượng của hệ lôi