Phạm Hồng Thái | |
---|---|
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | tháng 4, 1924 - tháng 6, 1924 – |
Tiền nhiệm | Hồ Tùng Mậu |
Kế nhiệm | Lê Hồng Sơn |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 14 tháng 5 năm 1895 Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An, Trung Kỳ, Đông Dương thuộc Pháp |
Mất | 19 tháng 6, 1924 Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Hoa Dân Quốc | (29 tuổi)
Nghề nghiệp | nhà cách mạng của Phong trào Đông Du |
Đảng chính trị | không |
Phạm Hồng Thái, tên khai sinh là Phạm Thành Tích (chữ Hán: 范鴻泰; 14 tháng 5, 1895 – 19 tháng 6, 1924), là một nhà hoạt động trong Phong trào Đông Du và là người đặt bom ám sát Toàn quyền Đông Dương Martial Merlin vào ngày 19 tháng 6 năm 1924.
Tên thật của ông là Phạm Thành Tích (范成績), quê ở Nghệ An, là con quan Huấn đạo Phạm Thành Mỹ. Ông cùng với một nhóm thanh niên có tâm huyết theo Vương Thúc Oánh (thành viên Việt Nam Quang phục Hội) vượt biên qua Xiêm (Thái Lan) rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc) khoảng cuối năm 1918. Tháng 4 năm 1924, ông gia nhập tổ chức Tâm Tâm Xã do Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn thành lập. Nhóm này chủ trương bạo động.
Ngày 19 tháng 6 năm 1924, sau khi viết bản cáo trạng tố cáo tội ác của thực dân Pháp đến nhân dân toàn thế giới, ông giả dạng ký giả vào Khách sạn Victoria tại tô giới Sa Diện ở Quảng Châu để ám sát toàn quyền Đông Dương Martial Henri Merlin. Merlin lúc bấy giờ đang trên chuyến công du sang Nhật để điều đình việc trục xuất các nhà cách mạng Việt Nam. Trên đường từ Nhật về Đông Dương, Merlin dừng lại thăm khu tô giới của Pháp ở Quảng Châu và định dự tiệc đêm 19 tháng 6 năm 1924.[1] Tổ chức Tâm Tâm Xã muốn giết viên thực dân này để gây thanh thế. Vì ông được sự hỗ trợ của Lê Hồng Sơn nên đã nhận nhiệm vụ thực hiện sứ mạng này. Trong bữa tiệc ông đã quăng một quả lựu đạn được ngụy trang trong một chiếc máy ảnh vào giữa bàn tiệc. Tuy nhiên vụ mưu sát không thành, Merlin chỉ bị thương nhẹ và thoát chết, dù vậy có năm doanh nhân Pháp tử thương là Pelletier, Rougeau, Gérin và vợ chồng Desmarets. Phạm Hồng Thái thoát được khỏi khách sạn nhưng bị truy đuổi gắt gao. Vì không muốn bị bắt nên ông đã nhảy xuống dòng Châu Giang và bị nước cuốn trôi vì kiệt sức.[1] Sự kiện này được nêu tên gọi "Tiếng bom Sa Diện", đã làm chấn động thời sự trong vùng.
Ông được người Trung Quốc an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Hoàng Hoa Cương ở Quảng Châu.
Hay tin ông hy sinh, Trần Huy Liệu lúc đó đang làm báo ở Sài Gòn đã cảm khái:[2]
Có nhiều đường phố hoặc trường học ở các địa phương Việt Nam được đặt theo tên ông để vinh danh[3], như tại:
Phạm Hồng Thái là chú ruột của Trung tướng Phạm Hồng Sơn, một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam.[4]