Lâu Diệp

Lâu Diệp
娄烨
Sinh1965 (58–59 tuổi)
Thượng Hải
Nghề nghiệpNhà làm phim
Năm hoạt động1990–nay
Tên tiếng Trung
Phồn thể婁燁
Giản thể娄烨

Lâu Diệp (giản thể: 娄烨; phồn thể: 婁燁; bính âm: Lóu Yè; Wade–Giles: Lou Yeh, sinh năm 1965) là một nhà biên kịch kiêm đạo diễn người Trung Quốc, thường được xếp trong "Thế hệ đạo diễn thứ 6" của nền điện ảnh Trung Quốc.[1][2][3]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh ra ở Thượng Hải, Lâu theo học tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh. Năm 1993, ông làm bộ phim điện ảnh đầu tay mang tên Người tình cuối tuần, song hai năm sau phim mới được phát hành, có buổi trình chiếu toàn thế giới tại Liên hoan phim quốc tế Mannheim-Heidelberg, nơi tác phẩm giành giải Rainer Werner Fassbinder. Giữa lúc hoàn thành và ra mắt Người tình cuối tuần, ông đã làm và công chiếu Nguy tình thiếu nữ, một tác phẩm giật gân nói về một cô gái thấy những cơn ác mộng của mình thành hiện thực vào năm 1994. Tuy nhiên, đến bộ phim thứ ba, tác phẩm neo-noir Sông Tô Châu thì Lâu mới thu hút sự chú ý của quốc tế. Bộ phim xoay quanh những câu hỏi về danh tính và gây khá nhiều tranh cãi khi trình chiếu ở Trung Quốc. Ở thời điểm phát hành, khán giả quốc tế đã dành lời khen ngợi Sông Tô Châu, làm nhiều nhà phê bình thấy liên tưởng tới phim Vertigo của Alfred Hitchcock, đặc biệt là cách cả hai tác phẩm chú trọng vào một người đàn ông ám ảnh với một phụ nữ bí ẩn.[4][5] Năm 1998, Lâu Diệp cùng với nữ diễn viên Nại An (đóng trong hai bộ phim đầu tiên của ông vả cả phim Sông Tô Châu) đã thành lập công ty sản xuất phim Dream Factory - đơn vị sẽ sản xuất toàn bộ các tác phẩm của Lâu.

Năm 2003, Lâu Diệp trình làng phim Tử hồ điệpChương Tử Di đóng. Tác phẩm kể về sự trả thù và phản bội diễn ra trong thời kì Thượng Hải bị Nhật Bản chiếm đóng, với cấu trúc kể chuyện phức tạp vay mượn nhiều từ các phim noir cũ. Dự án phim kế tiếp của Lâu mang tên Di Hoà Viên (2006), một câu chuyện về cặp tình nhân giữa thời buổi các cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989; phim một lần nữa làm Lâu dính vào hiếm khích với chính quyền Trung Quốc, kết quả là ông và nhà sản xuất phim bị cấm hoạt động trong 5 năm. Để lách lệnh cấm, bộ phim tiếp theo của ông mang tên Xuân phong trầm túy đích dạ hoàng được ghi hình lén ở Nam Kinh và đăng ký là tác phẩm hợp tác sản xuất của Hồng Kông-Pháp nhằm tránh kiểm duyệt. Phim tham gia tranh giải tại Liên hoan phim Cannes 2009[6] và biên kịch Mai Phong đã giành giải Kịch bản hay nhất.

Vấn đề kiểm duyệt

[sửa | sửa mã nguồn]

Những bộ phim của Lâu Diệp gây tranh cãi về mặt nội dung và thường đề cập đến những vấn đề tình dục, giới tính và nỗi ám ảnh. Các nhà kiểm duyệt của chính phủ đã cấm phát hành bộ phim đầu tiên của ông là Người tình cuối tuần trong hai năm, còn tác phẩm đột phá của Lưu là Sông Tô Châu vẫn bị cấm chiếu (còn Lâu nhận án cấm làm phim trong 2 năm). Không lâu sau, sau khi Lâu gửi phim Di Hoà Viên đi dự Liên hoan phim Cannes 2006 mà không có sự cho phép của các nhà kiểm duyệt Trung Quốc, ông một lần nữa bị cấm làm phim, lần này là trong thời hạn 5 năm.[7] Bản thân bộ phim cũng bị cấm chiếu, mặc dù theo Lâu nguyên nhân là vì phim không đáp ứng các tiêu chuẩn về hình ảnh và âm thanh của Tổng cục Quảng bá Phát thanh Truyền hình Quốc gia Trung Quốc.[8] Năm 2016, phim Trong gió có đám mây tạo mưa đóng máy. Phim nói về các vụ trục xuất cưỡng chế, cuộc biểu tình của người dân và các cảnh bạo lực như giết người và đốt xác. Nam diễn viên người Hồng Kông Trần Quán Hy cũng đóng trong phim này. Do đó, tác phẩm không được phép trong hơn hai năm. Năm 2018, cuối cùng phim đã có buổi trình chiếu toàn thế giới tại Liên hoan phim Kim Mã của Đài Loan.

Danh sách phim

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa tạm dịch Tựa tiếng Trung Quốc Ghi chú
1994 Nguy tình thiểu nữ 危情少女
1995 Người tình cuối tuần 周末情人 Giải Werner Fassbinder cho đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Mannheim-Heidelberg
2000 Sông Tô Châu 苏州河 Giải Tiger tại Liên hoan phim quốc tế Rotterdam 1999
2001 "Ở Thượng Hải" 在上海 Phim tài liệu ngắn 16m
2003 Tử hồ điệp 紫蝴蝶 Đề cử — Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes 2003
2006 Di Hoà Viên 頤和園 Đề cử — Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes 2006
2009 Xuân phong trầm túy đích dạ hoàng 春风沉醉的夜晚 Giải kịch bản hay nhất tại Liên hoan phim Cannes 2009
2011 Hoa
2012 Phù thành mê sự 浮城谜事 Giải điện ảnh châu Á cho phim hay nhất
2014 Thôi nã 推拿 Giải Kim Mã cho phim điện ảnh hay nhất
2018 Trong gió có đám mây tạo mưa 风中有朵雨做的云
2019 Đại kịch viện Lan Tâm 兰心大剧院 Đề cử – Giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim quốc tế Venezia lần thứ 76

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Valens, Grégory (2003). “Purple Butterfly”. FilmFestivals.com. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2007.
  2. ^ Hu, Brian (3 tháng 2 năm 2005). “Above Ground and Over His Head”. Asia Pacific Arts. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2007.
  3. ^ The Daily Telegraph Staff (28 tháng 2 năm 2006). “In the Realm of Censors”. The Daily Telegraph. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2002. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ Scott, A.O. (25 tháng 3 năm 2000). “Film Festival Review; A Chill Scene for Shadowy Characters”. The New York Times. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2007.
  5. ^ “Think Global, Act Local”. The Village Voice. 20 tháng 3 năm 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2021. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  6. ^ McCarthy, Todd (16 tháng 4 năm 2009). “Cannes taps heavy hitters”. Variety. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2009.
  7. ^ Variety Staff (4 tháng 9 năm 2006). “China gives 'Palace' pair 5-year bans”. Variety. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2007.
  8. ^ Jones, Arthur (8 tháng 2 năm 2007). 'Banned filmmaker' is a relative term”. Variety. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2007.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan