Lãnh binh

Lãnh binh (chữ Hán: 領兵, tiếng Anh: Provincial Military Lead) là một chức võ quan phụ tá quan Đề đốc thời Nguyễn Gia Long, và nắm giữ binh quyền một tỉnh bắt đầu từ thời Nguyễn Minh Mạng, trật Chánh tam phẩm.[1] Cấp trên của Lãnh binh là các chức Chưởng doanh như Đề đốc, Thống chế.[2] Chức Lãnh binh đồng hạng với chức Chưởng cơ, Chưởng vệ, nắm giữ liên cơ (nhiều cơ khác nhau). Lãnh binh là chức trên của chức Cai cơ, Quản Cơ hoặc Hiệp quản.

Theo phép chia quân thời Nguyễn, Lãnh binh chỉ huy một liên cơ, khoảng 500 đến 600 lính. Thời Nguyễn Gia Long, Đề đốc là chức võ quan đứng đầu tại tỉnh. Thời Minh Mạng, Lãnh binh thay thế Đồ đốc là vị võ quan đứng đầu một tỉnh. Nhưng tại các tỉnh trọng yếu như Hà Nội, Đề đốc vẫn là võ quan cao nhất tỉnh, với hai phụ tá là Lãnh binh và phó Lãnh binh điều hành binh bị.

Tại các tỉnh,Lãnh binh là một trong bốn chức quan (Bố chính / Án sát / Đốc học / Lãnh binh), hợp thành một bộ tham mưu thân cận nhất của Tổng đốc để chỉ đạo hoạt động ở tỉnh và ở các cấp phủ, huyện, tổng, xã và chịu sự điều hành trực tiếp bởi quan Tổng Đốc.

Các vị Lãnh binh Việt Nam nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lịch sử triều Nguyễn, Lãnh binh Thăng được biết đến là một lãnh tụ phong trào chống Pháp tại Định Tường, Nam Kỳ. Cũng vào cùng thời kỳ này tại Nam Kỳ, một vị Lãnh Binh khác là Lãnh binh Tấn[3] được biết đến là một cộng sự đắc lực với nhà nước Pháp trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại Nam Kỳ.

Dưới thời vua Hàm Nghi, Lãnh binh Mai Lượng là võ tướng, lãnh tụ khởi nghĩa phong trào Cần Vương chống Pháp vào cuối thế kỷ 19 ở vùng hữu ngạn sông Gianh - Quảng Bình.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Từ điển Chức Quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, nhà xuất bản Thanh Niên (2002) 744. Lãnh Binh trang 394
  2. ^ “Quân đội triều Nguyễn”.
  3. ^ Chức Lãnh binh này không do triều đình nhà Nguyễn ban cho mà lại là một chức mà chính quyền Pháp tặng thưởng. Chức này chỉ độc riêng dành cho ông, sau này không còn ai được mang nữa - xem thêm chi tiết tại Lãnh binh Tấn
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Các vị thần bảo hộ 12 cung Hoàng Đạo theo quan niệm của người Hi Lạp - La Mã
Các vị thần bảo hộ 12 cung Hoàng Đạo theo quan niệm của người Hi Lạp - La Mã
Từ xa xưa, người Hi Lạp đã thờ cúng các vị thần tối cao và gán cho họ vai trò cai quản các tháng trong năm
Một số nickname, từ ngữ ấn tượng
Một số nickname, từ ngữ ấn tượng
Gợi ý một số nickname, từ ngữ hay để đặt tên ingame hoặc username ở đâu đó
Đức Phật Thích Ca trong Record of Ragnarok
Đức Phật Thích Ca trong Record of Ragnarok
Buddha là đại diện của Nhân loại trong vòng thứ sáu của Ragnarok, đối đầu với Zerofuku, và sau đó là Hajun, mặc dù ban đầu được liệt kê là đại diện cho các vị thần.
Câu chuyện của Nobara và Fumi - Jujutsu Kaisen
Câu chuyện của Nobara và Fumi - Jujutsu Kaisen
Nói với mọi người giúp tớ, Itadori. Cuộc sống tớ đã không tồi đâu