Trong suốt hơn 140 năm tồn tại (1802-1945) với 13 đời vua, nhà Nguyễn đã thực hiện hai cuộc chuẩn định lớn trong việc cải tổ hệ thống quan lại. Cuộc chuẩn định đầu là vào thời Gia Long năm 1804, còn gọi là Quan chế Gia Long. Cuộc chuẩn định sau là vào thời Minh Mạng năm 1827, còn gọi là Quan chế Minh Mạng.
Các sửa đổi và bổ sung vào thời các vua sau Minh Mạng không tạo ảnh hưởng đáng kể nên thường được đưa vào hoặc xem như là các sửa đổi trong cuộc chuẩn định thời Minh Mạng, tức Quan chế Minh Mạng.
Trong các triều đại quân chủ Á Đông, để phân biệt địa vị, chức vụ giữa các quan trong cơ cấu quan lại, triều đình do vua điều hành, thường dùng hai (2) hệ thống tước vị và phẩm hàm. Phong tước (vị) như phong các tước Vương, Công, Hầu, Bá, Tử, Nam là hình thức ban tặng danh hiệu cho các hoàng tử, thân vương, công thần có công lớn đặc biệt với triều đình trong chế độ quân chủ, thường đi kèm với việc ban tặng đất đai. Bổ phẩm hàm như bổ vào trật Chánh nhị phẩm, hàm Tổng đốc trong quan chế Minh Mạng là hình thức ban bổ, thăng chức, giáng cấp trong cơ cấu quan lại, thường được biết đến với thuật ngữ là Quan chế hoặc Quan chế Cửu phẩm Quan giai.
Quan chế triều Nguyễn, tương tự như quan chế trong các triều đại Trung Hoa hoặc Việt Nam trước đây, phân định hệ thống quan lại trong triều đình với hai (2) ban văn, võ và chín (9) phẩm từ Cửu phẩm là phẩm hạng thấp nhất đến Nhất phẩm là phẩm hạng cao nhất. Quan chế hai (2) ban, chín (9) phẩm này có tên gọi là Cửu phẩm Quan giai và được áp dụng tại hầu hết trong các triều đại quân chủ Á Đông.
Tổ chức phẩm hàm thường được áp dụng trong quan chế Cửu phẩm Quan giai như sau:
Quan lại trong triều đình chia làm hai (2) ban văn võ được gọi là Văn giai, Võ giai
Mỗi ban văn võ có chín (9) bậc phẩm. Văn giai có chín (9) phẩm, Võ giai có chín (9) phẩm
Chín (9) phẩm với Cửu phẩm là phẩm hạng thấp nhất và Nhất phẩm là phẩm hạng cao nhất (ngoại trừ trong quan chế Gia Long, còn có bậc phẩm cao hơn Nhất phẩm). Đường quan là 5 phẩm trên từ nhất phẩm đến ngũ phẩm; thuộc quan là quan cấp dưới từ lục phẩm đến cửu phẩm[1]
Mỗi bậc phẩm lại được chia nhỏ làm 2 trật khác nhau là Chánh và Tòng. Trật Chánh cao hơn trật Tòng. Vì vậy, phẩm Nhất phẩm có 2 trật là trật Chánh nhất phẩm và trật Tòng nhất phẩm, hoặc phẩm Thất phẩm có 2 trật là trật Chánh thất phẩm và trật Tòng thất phẩm
Vì mỗi phẩm có 2 trật (Chánh và Tòng), nên mỗi ban Văn võ có mười tám (18) trật khác nhau trong chín (9) phẩm. Văn giai có chín (9) phẩm mười tám (18) trật, Võ giai có chín (9) phẩm mười tám (18) trật
Mỗi trật (Chánh hoặc Tòng) có một hoặc nhiều hàm cùng trật. Ví dụ, trong quan chế Minh Mạng, trật Tòng nhất phẩm chỉ có hàm Hiệp biện Đại học sĩ, trong khi trật Chánh tam phẩm có các hàm Lục bộ Tả Hữu Thị lang; Hàn lâm viện Chưởng viện học sĩ; Hàn lâm viện Trực học sĩ; Thông chính sứ ty Thông chính sứ; Đại lý tự Khanh; Thái thường tự Khanh; Nội vụ phủ Thị lang; Vũ khố Thị lang; Thiêm sự phủ Thiêm sự; Thừa Thiên phủ Phủ doãn; Hiệp trấn các trấn; Bố chính sứ
Ngoài ra, trong quan chế Gia Long, mỗi trật còn có thể có các trật Tản giai tức các trật gồm những hàm được bổ nhưng không có chức kèm theo, được biết như các hàm nhàn tản, nên gọi là trật Tản giai. Ví dụ như trong quan chế Gia Long có trật Tản giai Chánh ngũ phẩm với hàm Khâm thiên giám Giám chính; Thái y viện Ngự y; Chánh cai bạ tào. Các hàm này là hàm với trật Tản giai Chánh ngũ phẩm tức là hàm có phẩm (và quyền lợi kèm theo) là Chánh ngũ phẩm, nhưng không được giao việc gì với hàm này vì đây là hàm tượng trưng, hàm Tản giai
Hàm được bổ và chức được giao cho có thể giống hoặc khác nhau tùy theo từng trường hợp. Ví dụ:
Tên hàm cũng là tên chức - đây là phần lớn các trường hợp trong quan chế - ví dụ như trong quan chế Minh Mạng, trật Chánh tứ phẩm, có hàm Án sát sứ cũng là chức Án sát sứ tại một tỉnh hoặc hàm Thái y viện Viện sứ cũng là chức Viện sứ tại Thái y viện
Tên hàm không là tên chức - phần lớn dành các quan với phẩm trật cao được bổ vào các chức quan trọng nhưng không cùng tên hàm - ví dụ như trong quan chế Minh Mạng, trật Chánh nhất phẩm, có hàm Cần Chánh điện Đại học sĩ, thường được bổ chức là Cơ mật viện Đại thần (do quy định Cơ mật viện được đảm nhiệm bởi bốn (4) vị đại thần văn võ từ tam phẩm trở lên)
Một quan có thể mang hàm và chức khác nhau trong cùng một trật - ví dụ như trong quan chế Minh Mạng, trật Chánh tứ phẩm, vị quan viên với hàm Lục bộ Lang trung có thể giữ chức Tôn nhân phủ Tả Tá lý, là chức cùng trật Chánh tứ phẩm
Tuy mô phỏng từ các triều đại trước, quan chế Cửu phẩm Quan giai nhà Nguyễn có những điểm nổi bật rất riêng biệt như sau:
1. Quan chế Gia Long, ban hành vào năm Gia Long 5 (1804) được biết đến là quan chế:
Có phẩm hàm trên cả nhất phẩm cho cả hai ban văn, võ như phẩm hàm Tôn nhân phủ Tôn nhân lệnh
Dùng nhiều danh xưng đã có từ các chúa Nguyễn như Chính dinh mà không hề có trong các triều đại quân chủ Á Đông khác
Chuẩn hóa quan chức liên quan đến miền Thượng du với các chức quan như vùng người Kinh nhưng có chữ "thổ" đằng trước như Thổ Tri phủ, Thổ Tri châu, Thổ Tri huyện
2. Quan chế Minh Mạng, ban hành vào năm Minh Mạng 8 (1827), cùng với các sửa đổi, bổ sung nhỏ sau này, được biết đến là quan chế:
duy nhất phong tặng Thụy hàm và Thụy hiệu kèm theo từng phẩm hàm để tiện dùng ngay khi vị quan mất mà không cần phải chờ triều đình hoặc vua sắc phong thụy hàm hoặc thụy hiệu sau này. Ví dụ, trật Chánh tam phẩm Văn giai được ban Thụy hàm và Thụy hiệu là Cáo thụ Gia Nghị đại phu, thụy Ôn Mục. Cáo thụ Gia Nghị đại phu là Thụy hàm, Ôn Mục là Thụy hiệu. Một ví dụ khác là trật Chánh thất phẩm Võ giai được ban Thụy hàm và Thụy hiệu là Sắc thụ Hiệu Trung kỵ uý, thụy Hùng Quả
Hoàn chỉnh nhất trong các triều đại quân chủ tại Việt Nam và được áp dụng cho đến ngày chấm dứt của triều Nguyễn vào năm 1945
Chịu ảnh hưởng rất nhiều từ quan chế Hồng Đức (1471) thời Lê Thánh Tông nên có các chức như Lục bộ, Tham Tri, Thị Lang, Thư Lại, v.v.
Bãi bỏ những quan chức thời chúa Nguyễn không còn thực dụng bắt đầu từ thời Minh Mạng như Tham Nghị, Thiêm sự
Thay đổi những quan chức liên quan đến cấp trấn, đạo với cuộc cải tổ hành chính năm Minh Mạng 13 (1832). Ví dụ như việc bãi bỏ các chức liên quan đến trấn, đạo như Trấn thủ, Hiệp thủ, lập các chức mới liên quan đến Tỉnh như Tổng đốc, Tuần vũ, Bố chính, Án sát
Chánh tam phẩm: Chánh thiêm sự; Thị trung Trực học sĩ; Thị trung học sĩ; Trực học sĩ các điện; Học sĩ các điện; Hiệp trấn các trấn; Cai bạ, Ký lục công đường các dinh
Chánh ngũ phẩm: Thị nội tham luận; Thần sách quân Tham luận; Hàn lâm viện Thừa chỉ; Hàn lâm viện Thị giảng; Hàn lâm viện Thị độc; Hàn lâm viện Chế cáo; Hàn lâm viện Thị thư; Hàn lâm viện Tu soạn; Hàn lâm viện; Đốc học các trấn dinh
Tòng ngũ phẩm: Tham luận các quân dinh; phó Đốc học các dinh trấn; Cai bạ các biệt đạo; Điển quân tham luận[5]
Tản giai tòng ngũ phẩm: Chính dinh Tri bạ, Thị trung Cai án tri bạ; Thị nội Cai án tri bạ; Trường thọ cung Cai án tri bạ; Khôn Đức cung Cai án tri bạ; Tri bạ tàu; Trưởng đồ Tham luận; Tu thiện Cai án; Lục bộ Lệnh sử ty Câu kê; Đồ gia Cai án tri bạ; Đồ gia Lệnh sử ty Câu kê; Lệnh sử tàu ty Câu kê; Thần sách quân Thư ký cai án tri bạ; Thư ký các trấn dinh cai án tri bạ; Cai án tri bạ các biệt đạo; Khâm thiên giám Giám phó, Thái y viện phó Ngự y, Khâm thiên giám Chiêm hậu
Tản giai tòng lục phẩm: Lục bộ Lệnh sử ty Cai hợp[6]; Thị trung Cai hợp; Thị nội Cai hợp; Thần sách quân Cai hợp; Trường Thọ cung Cai hợp; Khôn Đức cung Cai hợp; Cai hợp các quân dinh; Thái y viện Y chính; Đồ gia Lệnh sử ty Cai hợp; Lệnh sử tàu ty Cai hợp; Câu kê hai ty các trấn dinh
Tản giai Tòng thất phẩm: Lục bộ Lệnh sử ty Thủ hợp; Thị trung Thủ hợp; Thị nội Thủ hợp; Thần sách quân Thủ hợp; Trường Thọ cung Thủ hợp; Khôn Đức cung Thủ hợp; Thủ hợp các quân dinh; Thái y viện Y phó; Đồ gia Lệnh sử ty Thủ hợp; Lệnh sử tàu ty Thủ hợp; Cai hợp hai ty các trấn dinh; Cai hợp ty Chiêm hậu các trấn dinh; Cai án tri bạ các trấn dinh; Bình luận các đầu nguồn, cửa biển; Cai hợp các biệt đạo; Cai hợp các thủ sở[7]
Tản giai Tòng bát phẩm: Lục bộ Lệnh sử ty Bản ty; Trường thọ cung Lệnh sử ty Bản ty; Khôn Đức cung Lệnh sử ty Bản ty; Y viện Lệnh sử ty Bản ty; Đồ gia Lệnh sử ty Bản ty[8]; Lệnh sử tàu Bản ty; Chiêm hậu lại ty bản ty; Thủ hợp hai ty các trấn dinh; Chiêm hậu ty Thủ hợp các trấn dinh; Thủ hợp các biệt đạo; Thủ hợp các thủ sở[9]
Chánh cửu phẩm:Quốc tử giám Lễ sinh; Lễ sinh các phủ
Tòng cửu phẩm:
Tản giai Tòng cửu phẩm: Bản ty hai ty các dinh trấn; Chiêm hậu các dinh trấn; Lệnh sử các biệt đạo; Lệnh sử các thủ sở; Ký lục các phủ; Vị nhập lưu Ký lục, Thư lại các phủ; Đề lại các phủ huyện; Cai phủ tào; Ký lục tào; Lương y; Ngoại khoa Lương y; Pháp lục[10]; Tướng thần lại[10], Xã trưởng; Thôn trưởng; Trang trưởng; Cai trại; Tự thừa[11]; Cai hợp; Thủ hợp các cục tượng tức Nội tạo ty Thủ hợp[12]
Chánh nhất phẩm:Tôn nhân phủ Tả Hữu tôn chính; Tam thiếu[2] (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo), Chưởng quân Chưởng phủ sự; Chưởng Tượng chính; Thị trung Đô thống chế; Chưởng dinh
Tòng nhất phẩm: Chưởng quân Thự phủ sự; Thần sách Đô thống chế; Thị trung Phó Đô thống chế
Chánh nhị phẩm: Phó Tướng; Thần sách Phó Đô thống chế; Thị trung Thống chế; Thị nội Thống chế, Thủy dinh Thống chế
Tòng nhị phẩm: Phó Thống chế; Thị trung Vệ úy; Chưởng cơ
Chánh tam phẩm: Thị nội Vệ úy; Thần sách Vệ úy; Thị trung Phó Vệ úy; Thị trung Cai cơ; Đồ gia Chánh, Phó Quản cơ[13]; Thị nội Chánh, Phó Quản cơ; Chánh đồn Cai cơ; Trấn thủ; Lưu thủ
Tòng tam phẩm: Thị nội Phó Vệ úy; Thần sách Phó Vệ úy; Thủy dinh Phó Cai cơ[14]; Phó đồn Cai cơ; Tuần hải Chánh Đô dinh; Chư quân Vệ úy[15]
Chánh tứ phẩm: Chư quân Phó Vệ úy; Chư quân Chánh Quản cơ; Thần sách Chánh Quản cơ[16]; Thị nội Cai cơ; Thần sách Cai cơ; Trường Thọ cung Cai cơ; Tuần hải Phó Đô dinh
Tòng tứ phẩm: Thần sách Phó Quản cơ; Chư quân Phó Quản cơ; Tuyên úy Đại sứ Chánh Trưởng chi; Tuyên úy sứ Chánh Quản cơ; Tàu vụ[17] Chánh, Phó Quản cơ; Chư quân Cai cơ; Thị trung Cai đội, Đồ gia Cai đội; Đồ gia Phó đội;[18] Giám thành sứ; Án phủ sứ
Chánh ngũ phẩm: Thị nội Cai đội; Thần sách Cai đội; Trường Thọ cung Cai đội; Khôn Đức cung Cai đội; Thân vương phủ Cai đội; Thị trung Phó đội; Thần sách Chánh Hiệu úy; Tuyên úy Đại sứ Phó Trưởng chi; Tuyên úy sứ Phó Quản cơ; Chiêu thảo sứ; Phòng ngự sứ; Giám thành Phó sứ; Chư quân Cai cơ; Thủ sở Cai cơ
Tòng ngũ phẩm: Thị nội Phó đội; Thần sách Phó đội; Thần sách Phó Hiệu úy; Chánh Thủ hiệu; Trưởng hiệu; Tuyên úy Đồng Tri; Tuyên Úy Thiêm sự; Chư quân Cai đội; Sơn lăng Cai đội; Thái miếu Cai đội; Tư thiện Cai đội; Phó chi các biệt đạo; Chánh Hiệu úy, Tĩnh hải úy và Phi kỵ úy các biệt đạo;
Chánh lục phẩm: Ngoại trù[20] Cai đội; Từ đường Cai đội[21]; Chư quân Phó đội; Phó thủ hiệu; Phó hiệu; Phòng ngự Đồng tri; Phòng ngự Thiêm sự; Chiêu thảo Đồng tri: Chiêu thảo Thiêm sự; Phó hiệu úy; Tĩnh hải Phó úy; Phi kỵ Phó úy; Phó úy các biệt đạo; Thuộc kiên[22] Cai đội; Thuộc kiên Phó đội; Cai đội các dinh trấn, biệt đạo, thủ sở
Tản giai Chánh lục phẩm: Cai đội các đơn vị Thủ ngự cửa ải[23], Thủ ngự bả lệnh[24], Trường đà[19], Tiểu hầu, Công khố, Cục tượng, Công xa, Tòng quân; Cai đội hàm
Tòng lục phẩm: Đội trưởng của các quân Thị trung, Thị Nội, Thần sách; Đội trưởng cung Trường Thọ, cung Khôn Đức, các phủ vương tử vương tôn; Đội trưởng các chư quân; Chánh thuộc hiệu Cai đội và Phó đội biệt đạo dành cho các phiên thần; Đội trưởng các đơn vị Sơn lăng, Thái miếu, Tư Thiện, Ngoại trù, Từ đường; Đội trưởng các cơ Thuộc kiên, các dinh trấn; Các phiên thần làm Cai đội tòng quân; Đội trưởng các biệt đạo; Đội trưởng các thủ sở; Các phiên thần làm phó Thuộc hiệu và Đội trưởng
Tản giai Tòng thất phẩm: Khám lý; Khám lý hàm; Đề đốc các phủ; Tiểu hầu Đề lãnh hàm; Tiểu hầu Đội trưởng; Đề lãnh các khố; Trường đà Đề lãnh hàm; Trường đà Đội trưởng; Đội trưởng các đơn vị Trường đà, Bả lệnh, Công khố, Tòng quân; Đội trưởng hàm
Chánh bát phẩm: Không có
Tòng bát phẩm
Tản giai Tòng bát phẩm: Tiểu hầu Chánh Cai quan; Chánh Cai quan các cục tượng; Tiểu hầu Cai quản; Cai quản các cục tượng; Thứ đội trưởng các thuyền đội; Thứ đội trưởng các đơn vị Bả lệnh, Công Khố, Công xa
Chánh cửu phẩm: Không có
Tòng cửu phẩm
Tản giai Tòng cửu phẩm: Tiểu hầu Chánh Ty quan; Chánh Ty quan các cục tượng; Tiểu hầu Ty quan; Ty quan các cục tượng; Thứ đội trưởng hàm; Cai huyện; Vị nhập lưu Cai thuộc; Các phiên thần làm Cai châu và Cai tổng; Cai tổng hàm; Các phiên thần làm Phó châu và Phó tổng; Phó tổng hàm; Thủ hợp các cục tượng.
Tòng tam phẩm:Thượng bảo Khanh; Quang lộc tự Khanh; Thái bộc tự Khanh; Thông chính sứ ty Thông chính phó sứ - Cáo thụ Trung Nghị đại phu, thụy Hiến Tĩnh 憲靜
Tòng tứ phẩm: Thượng bảo thiếu Khanh; Quang lộc tự thiếu Khanh; Thái bộc tự thiếu Khanh; Quốc tử giám Tư nghiệp; Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ; Từ tế Tả Hữu ty Từ tế sứ; Quản đạo; Hoàng tử phủ Phó trưởng sử; Thân công phủ phó Trưởng sử - Cáo thụ Triều Liệt đại phu, thụy Đoan Lượng 端諒
Chánh ngũ phẩm: Hồng lô tự thiếu Khanh; Hàn lâm viện Thị độc; Đô sát viện Khoa đạo (Lục khoa Cấp sự trung, Giám sát ngự sử các đạo); Đốc học; Viên ngoại lang; Từ tế Tả Hữu ty Từ tế phó sứ; phó Quản đạo; Tào chính ty Tào chính phó sứ; Thái y viện Ngự y, Khâm thiên giám Giám chính; Thương bạc ty Thương bạc phó sứ - Cáo thụ Phụng Nghị đại phu, thụy Đoan Trực 端直
Tòng ngũ phẩm: Hàn lâm viện Thừa chỉ; Hàn lâm viện Thị giảng; Từ tế Tả Hữu ty Miếu lang; Tri phủ; Thái y viện phó Ngự y; Khâm thiên giám Giám phó; Khâm thiên giám Chiêm hậu[30]; Cẩm y Tri bạ; Thị trung Tri bạ - Cáo thụ Phụng Thành đại phu, thụy Đoan Thận 端慎
Chánh lục phẩm: Hàn lâm viện Trước tác; Chủ sự; Đồng tri phủ; Kinh huyện Tri huyện[31]; Khâm Thiên giám Ngũ quan chính; Thị nội Tri bạ; Khinh kỵ Tri bạ[32]; Phi kỵ Tri bạ;[33] Thái y viện Tả viện phán - Sắc thụ Thừa vụ lang, thụy Đôn Nhã 敦雅
Tòng lục phẩm: Hàn lâm viện Tu soạn; Quốc tử giám Học chính; Từ tế Tả Hữu ty Miếu thừa; Tri châu; Tri huyện; Kinh huyện Huyện thừa[34]; Giám thành Tri bạ; Võng thành Tri bạ; Chư quân[35] Tri bạ; Chư thành, trấn, đạo, tỉnh, vệ, cơ Tri bạ; Tả Hữu Thông phán; Thổ Tri phủ; Thái y viện Hữu viện phán - Sắc thụ Văn Lâm lang, thụy Đôn Túc 敦肅
Tòng thất phẩm: Hàn lâm viện Kiểm thảo; Thái y viện Y chính; Chiêm hậu ty Linh đài lang; Hiệp thủ; Thổ tri châu; Thổ tri huyện - Sắc thụ Trưng Sĩ tá lang, thụy Đôn Kính 敦敬
Chánh bát phẩm: Hàn lâm viện Điển tịch; Huấn đạo; Thái y viện Ngoại khoa Y chính; Phủ tri sự; Chánh bát phẩm Thư lại; Chánh bát phẩm Hành nhân - Sắc thụ Tu Chức lang, thụy Cung Doãn 恭允
Tòng bát phẩm: Hàn lâm viện Điển bạ; Quốc tử giám Điển bạ; Thái y viện Y phó; Tòng bát phẩm Thư lại; Thân công phủ Chủ bạ[36]; Huyện tri sự; Thổ huyện thừa; Văn miếuTự thừa tại Kinh sư[37] - Sắc thụ Tu Chức tá lang, thụy Cung Xác 恭愨
Chánh cửu phẩm: Hàn lâm viện Cung phụng; Thái y viện Ngoại khoa Y phó; Thái y viện Y sinh; Chánh cửu phẩm Thư lại; Chánh cửu phẩm Hành nhân; Văn miếu Tự thừa ngoài Kinh sư; Phủ Lại mục; Tượng y ty tượng Y phó[38] - Sắc thụ Đăng sĩ lang, thụy Cung Mậu 恭茂
Tòng cửu phẩm:Hàn lâm viện Đãi chiếu; Quốc tử giám Điển tịch; Thái y viện Ngoại khoa Y sinh; Lương y ty Y sinh; Tòng cửu phẩm Thư lại; Cai tổng; Thổ lại mục; Huyện lại mục; Tượng y ty tượng Y sinh - Sắc thụ Đăng sĩ tá lang, thụy Cung Phác 恭樸
Ngoài ra, còn có các Vị nhập lưu thư lại[39], chưa xếp vào ngạch, ở các bộ, viện, phủ, ty, giám, tự, ty văn hàn hàm phủ Hoàng tử, phủ Thân công; các đội, vệ, cơ ở các thành, trấn, đạo, tỉnh, Lễ sinh ở Văn Miếu...
Chánh nhất phẩm:Ngũ quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự[40][41][42] - Cáo thụ đặc tiến Tráng Võ tướng quân, thụy Võ Nghị 武毅
Tòng nhất phẩm: Đô thống [43]; Thần sách Đô thống chế[44][45] - Cáo thụ Tráng Võ tướng quân, thụy Võ Khác 武恪
Chánh nhị phẩm: Thống chế [46]; Thần sách Phó Đô thống chế[47][48]; Đề đốc[49] (bao gồm Kinh thành Đề đốc[50], Thủy sư Đề đốc[51], Đề đốc (quân vụ)[49]) - Cáo thụ Nghiêm Oai tướng quân, thụy Trung Liệt 忠烈
Tòng nhị phẩm: Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ ty Đô chỉ huy sứ; Cẩm y vệ Chưởng vệ sự; Thị trung Tả Hữu dực Vệ uý; Khinh xa Đô uý (tập ấm); Chưởng cơ[52]; Chưởng vệ[52]; phó Đề đốc[53]- Cáo thụ Hùng Oai tướng quân, thụy Trung Phấn 忠奮
Chánh tam phẩm: Nhất đẳng Thị vệ; Cẩm y vệ Đô Chỉ huy sứ ty Chỉ huy sứ (tức Phó sứ); Cẩm y vệ Vệ úy[54]; Thị trung Tả Hữu dực Phó vệ uý; Thị nội Thần cơ Vệ úy; Thị nội Tiền phong Vệ úy; Thị nội Long võ Vệ úy; Thị nội Hổ oai Vệ úy; Thị nội Nội hầu Vệ úy; Thị nội Kỳ võ Vệ úy; Thị nội Thành võ Vệ úy; Thị nội Thị tượng Vệ úy; Thượng tứ viện Viện sứ; Nội thủy Vệ úy; Phấn dực Vệ uý; Kiêu kỵ Vệ uý; Phi kỵ Vệ uý; Thần sách Vệ uý; Hộ lăng Vệ uý; Chư quân Thống quản thập cơ; Trấn thủ; Thân binh Vệ uý[55][56]; Cấm binh Vệ uý[55][57]; Lãnh binh[58] - Cáo thụ Anh Dũng tướng quân, thụy Anh Túc 英肅
Tòng tam phẩm: Hộ thành binh mã ty Binh mã sứ; Giám thành Vệ úy; Võng thành Vệ úy; Chư quân Vệ úy; Ngũ hộ Vệ úy;[59] Thị nội Thần cơ Phó vệ úy; Thị nội Tiền phong Phó vệ úy; Thị nội Long võ Phó vệ úy; Thị nội Hổ oai Phó Vệ úy; Thị nội Nội hầu Phó vệ úy; Thị nội Kỳ võ Phó vệ úy; Thị nội Thành võ Phó vệ úy; Thị nội Thị tượng Phó vệ úy; Thượng trà viện Viện sứ; Nội thủy Phó vệ úy; Phấn dực Phó vệ úy; Kiêu kỵ Phó vệ úy; Phi kỵ Phó vệ úy; Thần sách Phó vệ úy; Hộ lăng Phó vệ úy; Chư quân Phó Thống quản thập cơ; Kinh thương Giám đốc; Kiêu kỵ Đô uý (tập ấm); phó Lãnh binh[58]; Phò mã Đô úy - Cáo thụ Phấn Dũng tướng quân, thụy Anh Mại 英邁
Chánh tứ phẩm: Nhị đẳng Thị vệ; Hộ thành binh mã ty Binh mã Phó sứ; Thượng trà viện Phó sứ; Giám thành Phó vệ úy; Võng thành Phó vệ uý; Chư quân Phó Vệ úy; Ngũ hộ Phó Vệ úy[60]; Quản cơ; Kinh thương Phó giám đốc - Cáo thụ Minh Nghĩa đô úy, thụy Tráng Dực 壯翼
Tòng tứ phẩm: Thành thủ úy; Cai đội tại Trung hầu, Nội hầu, Cẩm y, Thị nội Tả Hữu dực, Thị trung Tả Hữu dực; Giám đốc tại các cục Bảo hoá, Bảo tuyền, Tạo tác; Kỵ đô úy (tập ấm), Phòng Thủ úy, Tuyên úy sứ, Trưởng chi các chi Thổ binh, phó Quản cơ - Cáo thụ Tín Nghĩa đô uý, thụy Tráng Nghĩa 壯義
Chánh ngũ phẩm: Tam đẳng thị vệ; Cẩm y Hiệu úy; Cai đội tại Thị nội Thần cơ, Thị nội Tiền phong, Thị nội Long võ, Thị nội Hổ oai, Thị nội Nội hầu, Thị nội Kỳ võ, Thị nội Thành võ, Thị nội Thị tượng, Thị nội Tả hầu, Thị nội Hữu hầu, Thị nội Trung hầu, Thị nội Dực võ, Thị nội Thượng trà, Thị nội Tiểu sai, Thị nội Tả vệ, Thị nội Hữu vệ, Thị nội Kim đao, Thị nội Kim sang, Thị nội Ngân sang, Thị nội Thị nghi, Thị nội Thượng thiện, Thị nội Tiểu hầu, Thị nội Tài hoa, Phấn dực, Nội thủy, Kiêu kỵ, Phi kỵ, Thần sách, Hộ lăng; Thị nội Tả Hữu dực Phó đội; Thị trung Tả Hữu dực Phó đội; Chánh Đội trưởng Suất đội tại Trung Hầu, Nội Hầu; Nam Bắc Tào Quản lãnh - Cáo thụ Võ Công đô uý, thụy Tráng Nhuệ 壯銳
Tòng ngũ phẩm: Tứ đẳng thị vệ; Cai đội tại Giám thành, Võng thành, Chư quân, Thân công phủ, Ngũ hộ, Lục kiên, Lý thiện, Tuần bạc, Tuần thành; Chánh đội trưởng Suất đội tại Thị nội Thần cơ, Thị nội Tiền phong, Thị nội Long võ, Thị nội Hổ oai, Thị nội Nội hầu, Thị nội Kỳ võ, Thị nội Thành võ, Thị nội Thị tượng, Thị nội Tả hầu, Thị nội Hữu hầu, Thị nội Trung hầu, Thị nội Dực võ, Thị nội Thượng trà, Thị nội Tiểu sai, Thị nội Tả vệ, Thị nội Hữu vệ, Thị nội Kim đao, Thị nội Kim sang, Thị nội Ngân sang, Thị nội Thị nghi, Thị nội Thượng thiện, Thị nội Tiểu hầu, Thị nội Tài hoa, Nội thủy Phấn dực, Kiêu kỵ, Phi kỵ, Thần sách, Hộ lăng, Từ tế Tả Hữu; phó Lãnh binh Nam Bắc tào; Phi kỵ uý (tập ấm); Tuyên uý Phó sứ; Phòng ngự sứ; Phó chi các chi thổ binh - Cáo thụ Kiến Công đô uý, thụy Tráng Hiển 壯顯
Chánh lục phẩm: Ngũ đẳng thị vệ, Cai đội tại các thuộc binh, thành, trấn, đạo, tỉnh; Chánh đội trưởng Suất đội tại Giám thành, Võng thành, Chư quân, Thân công phủ, Ngũ hộ, Lục kiên, Lý thiện, Tuần bạc, Tuần thành; Chánh đội trưởng Suất thập tại Trung hầu, Nội hầu; Thủ ngự các cửa biển và cửa ải, Đốc vận - Sắc thụ Tráng Tiết kỵ uý, thụy Hùng Kính 雄勁
Tòng lục phẩm: Chánh đội trưởng Suất đội tại các thuộc binh, các thành, trấn, đạo, tỉnh; (Chánh đội trưởng sau đây đều là Chánh đội trưởng suất thập), Cẩm y Chánh đội trưởng; Thị trung Tả dực Chánh đội trưởng; Thị trung Hữu dực Chánh đội trưởng; Trung hầu đội Đội trưởng; Nội hầu đội Đội trưởng; Thị nội Thần cơ Chánh đội trưởng; Thị nội Tiền phong Chánh đội trưởng; Thị nội Long võ Chánh đội trưởng; Thị nội Hổ oai Chánh đội trưởng; Thị nội Nội hầu Chánh đội trưởng; Thị nội Kỳ võ Chánh đội trưởng; Thị nội Thành võ Chánh đội trưởng; Thị nội Thị tượng Chánh đội trưởng; Thị nội Tả hầu Chánh đội trưởng; Thị nội Hữu hầu Chánh đội trưởng; Thị nội Trung hầu nhất Chánh đội trưởng; Thị nội Dực võ Chánh đội trưởng; Thị nội Thượng trà Chánh đội trưởng; Thị nội Tiểu sai Chánh đội trưởng; Thị nội Tả vệ Chánh đội trưởng; Thị nội Hữu vệ Chánh đội trưởng; Thị nội Kim đao Chánh đội trưởng; Thị nội Kim sang Chánh đội trưởng; Thị nội Ngân sang Chánh đội trưởng; Thị nội Thị nghi Chánh đội trưởng; Thị nội Thượng Thiện Chánh đội trưởng; Thị nội Tiểu hầu Chánh đội trưởng; Thị nội Tài hoa Chánh đội trưởng; Nội thủy Phấn dực Chánh đội trưởng; Kiêu kỵ Chánh đội trưởng; Phi kỵ Chánh đội trưởng; Thần sách Chánh đội trưởng; Hộ lăng Chánh đội trưởng; Từ tế Chánh đội trưởng; Ân kỵ uý (tập ấm); Tuyên uý Đồng tri; Phòng ngự Đồng tri; Cai đội Thổ binh - Sắc thụ Tráng Tiết tá kỵ uý, thụy Hùng Tiết 雄節
Chánh thất phẩm: Chánh đội trưởng Suất thập tại Giám thành; (Chánh đội trưởng sau đây đều là Chánh đội trưởng suất thập), Võng thành Chánh đội trưởng; Chư quân Chánh đội trưởng; Thân công phủ Chánh đội trưởng; Ngũ hộ Chánh đội trưởng; Lục kiên Chánh đội trưởng; Lý thiện Chánh đội trưởng; Tuần bạc Chánh đội trưởng; Tuần thành Chánh đội trưởng; (Đội trưởng sau đây đều là đội trưởng suất thập), Cẩm y Đội trưởng; Tả dực quân Thị trung Đội trưởng; Thị trung Hữu dực Đội trưởng; Thần cơ Thị nội Đội trưởng; Thị nội Tiền phong Đội trưởng; Thị nội Long võ Đội trưởng; Thị nội Hổ oai Đội trưởng; Thị nội Nội hầu Đội trưởng; Thị nội Kỳ võ Đội trưởng; Thị nội Thành võ Đội trưởng; Thị nội Thị tượng Đội trưởng; Thị nội Tả hầu Đội trưởng; Thị nội Hữu hầu Đội trưởng; Thị nội Trung hầu nhất Đội trưởng; Thị nội Dực võ Đội trưởng; Thị nội Thượng trà Đội trưởng; Thị nội Tiểu sai Đội trưởng; Thị nội Tả vệ Đội trưởng; Thị nội Hữu vệ Đội trưởng; Thị nội Kim đao Đội trưởng; Thị nội Kim sang Đội trưởng; Thị nội Ngân sang Đội trưởng; Thị nội Thị nghi Đội trưởng; Thị nội Thượng thiện Đội trưởng; Thị nội Tiểu hầu Đội trưởng; Thị nội Tài hoa Đội trưởng; Nội thủy Phấn dực Đội trưởng; Kiêu kỵ Đội trưởng; Phi kỵ Đội trưởng; Thần cơ Đội trưởng; Hộ lăng Đội trưởng; Từ tế Đội trưởng; Thiên hộ; Nội tạo Cục tượng Chánh tri sự - Sắc thụ Hiệu Trung kỵ uý, thụy Hùng Quả 雄果
Tòng thất phẩm: Chánh đội trưởng Suất thập tại các thuộc binh, thành, trấn, đạo, tỉnh; (Đội trưởng sau đây đều là Đội trưởng suất thập), Giám thành Đội trưởng; Võng thành Đội trưởng; Thân công phủ Đội trưởng; Chư quân Đội trưởng; Ngũ hộ Đội trưởng; Lục kiên Đội trưởng; Lý thiện Đội trưởng; Tuần bạc Đội trưởng; Tuần thành Đội trưởng; Phó thiên hộ; Nội tạo Cục tượng Phó tri sự; Lãnh vận thiên tổng; Đội trưởng các công thương công khố; Dịch trạm Đội trưởng; Phụng ân uý (tập ấm); Thổ binh Đội trưởng - Sắc thụ Trung Tá kỵ uý, thụy Hùng Cảm 雄敢
Chánh bát phẩm: Đội trưởng Suất thập tại các thuộc binh, thành, trấn, đạo, tỉnh; Chánh bát phẩm Bá hộ; Nội tạo Cục tượng Tri sự công thương; Công khố Thứ đội trưởng; Dịch trạm Thứ đội trưởng - Sắc thụ Trung Tín hiệu uý, thụy Dũng Kiên 勇堅
Tòng bát phẩm: Tòng bát phẩm Đội trưởng; Tòng bát phẩm Bá hộ; các Cục tượng Phó tri sự; Thừa ân uý (tập ấm) - Sắc thụ Trung Tín tá hiệu uý, thụy Dũng Mậu 勇懋
Chánh cửu phẩm: Chánh cửu phẩm Bá hộ; các cục tượng Chánh cửu phẩm Tượng mục; Chánh cửu phẩm Đội trưởng; Phủ lệ mục - Sắc thụ Hiệu Lực hiệu uý, thụy Dũng Lệ 勇勵
Tòng cửu phẩm: Tòng cửu phẩm Bá hộ; Hộ trưởng các hộ; thợ các cục; các cục tượng Tòng chẩm tượng mục; Tòng cửu phẩm Đội trưởng; Huyện lệ mục - Sắc thụ Hiệu Lực tá hiệu uý, thụy Dũng Mẫn 勇敏
Ngoài phẩm hàm, thụy hàm và thụy hiệu dành cho các quan viên trong quan chế Cửu phẩm Quan giai, nhà Nguyễn còn chuẩn định việc phong ân sung thụy hàm, tức phong phẩm hàm cho người mất là cha mẹ (ruột hay nuôi), ông bà (tức ông bà nội), ông bà cụ (tức ông bà cố nội), và những phu nhân của các quan viên. Các thụy hàm này là các phẩm hàm được sung ân, tức vinh danh, được phong khi mất, được khắc trên bia mộ, sắc phong, nên không là thực hàm, không ăn lương.
Năm Minh Mạng 7 (1826), vua Minh Mạng ban lệnh chuẩn định việc phong ân sung thụy hàm cho phu nhân (nếu chỉ một vợ) hoặc các phu nhân (nếu nhiều vợ) của các quan viên. Thụy hàm này không phân biệt trật chánh tòng hoặc ban văn võ, được chuẩn định như sau:[61]
Vợ quan Nhất phẩm: Phu nhân (夫人);
Vợ quan Nhị phẩm: Phu nhân (夫人), sau đổi Đoan nhân (端人)[62];
Vợ quan Tam phẩm: Thục nhân (淑人);
Vợ quan Tứ phẩm: Cung nhân (恭人);
Vợ quan Ngũ phẩm: Nghi nhân (宜人);
Vợ quan Lục phẩm: An nhân (安人);
Vợ quan Thất phẩm: An nhân (安人), sau đổi Nhu nhân (柔人)[62];
Vợ quan Bát phẩm: Nhụ nhân (孺人), sau đổi Cẩn nhân (謹人)[62];
Quan Chánh nhất phẩm: cha, Thượng thư; mẹ, chánh nhị phẩm Phu nhân; ông, Thiêm sự phủ Thiêm sự; bà, chánh tam phẩm Thục nhân; cụ ông, Hàn lâm viện Thị độc học sĩ [64]; cụ bà, chánh tứ phẩm Cung nhân
Quan Tòng nhất phẩm: cha, Đô sát viện Hữu phó Đô ngự sử; mẹ, tòng nhị phẩm phu nhân; ông, Thái bộc tự Khanh; bà, tòng tam phẩm Thục nhân; cụ ông, Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ; bà, Tòng tứ phẩm Cung nhân
Quan Chánh nhị phẩm: cha, Thiêm sự phủ Thiêm sự; mẹ, chánh tam phẩm Thục nhân; ông, Hàn lâm viện Thị độc học sĩ; bà, chánh tứ phẩm Cung nhân
Quan Tòng nhị phẩm: cha, Thái bộc tự Khanh; mẹ, tòng tam phẩm Thục nhân; ông, Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ; bà, tòng tứ phẩm Cung nhân
Quan Chánh tam phẩm: cha, Hàn lâm viện Thị độc học sĩ; mẹ, chánh tứ phẩm Cung nhân
Quan Tòng tam phẩm: cha, Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ; mẹ, tòng tứ phẩm Cung nhân [65]
Quan Chánh tứ phẩm: cha, Hàn lâm viện Thị độc; mẹ, chánh ngũ phẩm Nghi nhân
Quan Tòng tứ phẩm: cha, Hàn lâm viện Thị giảng; mẹ tòng ngũ phẩm Nghi nhân
Quan Tản giai thuộc tứ phẩm (tức Tản giai chánh tứ phẩm hoặc Tản giai tòng tứ phẩm): không được phong tặng
Ngoài ra, đối với các quan tứ phẩm trở lên nhưng bị giáng chức:
Nếu bị giáng xuống trật chánh ngũ phẩm: cha, Lục bộ Thanh lại ty Chủ sự; mẹ, chánh lục phẩm An nhân
Nếu bị giáng xuống trật tòng ngũ phẩm: cha, Hàn lâm viện Tu soạn; mẹ, tòng lục phẩm An nhân
Nếu bị giáng xuống trật chánh lục phẩm: cha, Hàn lâm viện Biên tu; mẹ, chánh thất phẩm An nhân
Nếu bị giáng xuống trật tòng lục phẩm: cha, Hàn lâm viện Kiểm thảo; mẹ, tòng thất phẩm An nhân
Các quan từ hàm Ngũ phẩm đến Cửu phẩm: không phong cho đời nào
Cùng với cải cách địa chính các năm 1831, 1832: đổi các trấn thành tỉnh và chia địa chính Việt Nam thành 31 tỉnh, thì vua Minh Mạng cũng tiến hành sửa đổi hệ thống quan chế theo lối nhà Thanh (Trung Quốc). Thay thế các chức quan Tổng trấn, Hiệp trấn bằng chức Tổng đốc. Đặt thêm các chức Tuần phủ (tương đương với Tỉnh trưởng), Bố chính sứ ở các tỉnh thành. Cải cách này theo hướng tập quyền hơn vào triều đình trung ương, so với quan chế thời Gia Long (vốn phân chia quyền hành bớt cho các Tổng trấn).
Lương bổng của các quan tương đối ít nhưng quan lại được hưởng nhiều quyền lợi, cha họ được khỏi đi lính, làm sưu và miễn thuế tùy theo quan văn hay võ, hàm cao hay thấp. Ngoài ra con cái các quan còn được hưởng lệ tập ấm.[67]
Dân địa phương hàng xã và hàng tổng còn cung ứng phục dịch cho nhà quan nhân lực và tiền bạc để xây nhà, sửa đường sở. Ca dao còn nhắc:
Hàng huyện xây cổng
Hàng tổng đắp nền.
Khi quan di chuyển thì phải có đoàn tùy tùng từ 10 đến 40 người tùy thuộc vào phẩm cấp của vị quan như phu khiêng cáng, kéo xe v.v.[1]
Khi về hưu thì vị quan nhà Nguyễn mỗi năm được phát 100 đến 400 quan tiền gọi là ân cấp của vua, thu từ một đến năm xã địa phương gọi là dân lộc. Khi mất thì triều đình có thể cấp cho tang gia 20-200 quan tiền để lo việc tang ma.[1]
Nhìn chung bộ máy quan lại triều Nguyễn không cồng kềnh, nhưng tham nhũng vẫn là một trong những vấn đề lớn trong hàng ngũ quan lại. Để hạn chế tệ tham nhũng, nhà Nguyễn đặc biệt quan tâm đến chế độ lương bổng đảm bảo cuộc sống ổn định, khá giả cho đội ngũ quan lại.[68] Ngoài lương bổng chính, còn có thêm phụ cấp, gọi là tiền dưỡng liêm.
Đồng thời, trong bộ luật triều Nguyễn có những hình phạt rất nghiêm khắc đối với tội này.
Mặc dù triều Nguyễn đã có nhiều cố gắng rất lớn, tệ tham nhũng là một vấn đề lớn của triều đại nhà Nguyễn, đặc biệt trong những đời vua cuối và ở các cấp địa phương xa. Nhiều bằng chứng vào thời đó cho thấy những sự hà lạm của quan lại như tiếm nghịch, biển thủ của công và ăn hối lộ không phải là hiếm. Nguyên nhân của việc này nằm ở chỗ hệ thống hành chính thiếu sự kiểm tra và điều khiển. Quyền lực tuyệt đối của vị Hoàng đế đặt lên trên các thần dân đã thành nguyên tắc, đưa dân chúng vào khuôn phép, phải tuân lệnh từ bên trên. Các quan chức triều đình không ai giám sát các quan ngoài Hoàng đế trong khi vị vua này không thể đủ sức lo xuể tất cả mọi vấn đề. Nhà vua là cơ quan chủ động của guồng máy hành chính tập trung nhưng lại không đủ khả năng để điều hành toàn bộ guồng máy này.[69]
^ abcTrần Văn Tích. Sự muôn năm cũ. Toronto, Canada, 1992. Tr 170-87
^ abThời Gia Long có Tam thái, nhưng ít khi phong cho người còn sống, thường chỉ phong cho người đã qua đời. Quan chế Minh Mạng bãi bỏ chức này
^Lục bộ Tả Hữu Tham Tri - phần lớn các sách, bài viết đều không viết thêm 2 từ Tả Hữu vì các sách sử không nhắc đến trong chiếu chuẩn định năm 1804 thời Gia Long. Thật ra, theo Đại Nam thực lục quyển 1, năm 1793, chúa Nguyễn Ánh đã lệnh cho "Hàn lâm viện chế cáo Hoàng Minh Khánh làm Tả tham tri Hộ bộ"
^Tản giai là chức nhàn tản có tên quan nhưng không có việc làm, không phải là chính giai
^Trong Đại Nam thực lục và các bài viết khác ghi là "Cai bạ điển quân; Tham luận các biệt đạo" nhưng có lẽ không đúng vì chức Cai bạ điển quân đã được ở trật cao hơn là Tòng tứ phẩm, nên không thể lập lại ở Tòng ngũ phẩm này. Vì vậy có lẽ Từ điển chức quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh đúng hơn khi ghi là "Cai bạ các biệt đạo, Điển quân tham luận"
^Theo Từ điển chức quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, đây là 2 ty riêng gồm Cai hợp ty, Lệnh sử ty 6 bộ (trang 523 - Quan chế Gia Long). Điều này không đúng vì Cai hợp là một chức trong các ty, nên đây là Lục bộ Lệnh sử ty Cai hợp, chứ không phải là 2 cơ quan Cai hợp ty, Lệnh sử ty (không phải chức) được bang trật
^Trong Đại Nam thực lục và các bài viết khác, chức này được viết là "Tri án Cai hợp các thủ sở", chữ Tri Án có lẽ thêm vào và không đúng, chỉ có chức Cai hợp các thủ sở vì bên dưới trật Tòng bát phẩm có chức Thủ hợp các thủ sở chức không có Tri Án Thủ hợp các thủ sở
^Theo Đại Nam thực lục quyển 1 ghi là "bản ty ty Lệnh sử Y viện, Đồ gia" có lẽ muốn viết là Thái Y viện Lệnh sử ty Bản ty, Đồ gia Lệnh sử Ty Bản ty hơn là Y Viện Đồ Gia Lệnh sử Ty Bản ty vì Đồ gia không gồm đồ của Thái Y viện
^Theo Từ điển chức quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, đây là chức Chư thủ hợp các thủ sở. E rằng đây là một cách viết nửa Hán nửa Quốc ngữ không đúng, chữ Chư không cần thiết. Thủ hợp các thủ sở đúng với cách viết chữ Quốc ngữ hơn, hoặc nếu viết tiếng Hán thì sẽ viết là Chư thủ sở thủ hợp
^ abTheo Đại Nam thực lục quyển 1, Pháp lục, Đạo sĩ, Xá sai, Tướng thần lại là các ty tôn giáo, xem đoạn "Lại ra lệnh cho bốn dinh bãi bỏ những nhân viên ở hai ty Pháp lục và Đạo sĩ cho sung bổ và hai ty Xá sai và Tướng thần lại..."
^Tự thừa là chức quan coi giữ đền miếu. Nhiều bài viết Từ thừa là không đúng.
^Các bài viết, sách sử Việt dịch là Thủ hợp tại gia hoặc Thủ hợp ở nhà, nhưng triều Nguyễn không có các chức này, chỉ có chức Thủ hợp các cục tượng (cục tượng tức Nội tạo ty) (Tòng cửu phẩm), xem thêm Từ điển chức quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, Thủ hợp trang 698
^Đồ gia Chánh quản cơ - cách sách phần lớn viết Chánh quản Đồ gia Cai cơ hoặc Đồ gia Chánh quản cai cơ. Chánh quản Cai cơ tức Chánh quản cơ
^Thủy dinh Phó Cai cơ - các sách phần lớn viết Cai cơ phó Thủy dinh, e đây là một sai lầm trong dịch thuật vì không có quân dinh nào với tên Phó Thủy dinh thời Gia Long. Còn nếu viết phó Thủy dinh Cai cơ đúng chữ Hán nhưng tối nghĩa khi đọc bằng chữ Quốc ngữ vì độc giả không hiểu là chức Cai cơ của đơn vị quân đội Phó Thủy dinh hay là chức phó Cai cơ của đơn vị quân đội Thủy dinh. Vì vậy, bài viết này chỉnh sửa lại là Thủy dinh Phó cai cơ, tương tự như chức Thị trung Phó Đô thống chế
^Chư quân Vệ úy - các sách phần lớn viết Vệ úy các dinh quân, e đây là một sai lầm trong dịch thuật vì Vệ úy các dinh tức 5 dinh Thần sách (hoặc Thần sách quân Vệ úy) đã thuộc trật Chánh tam phẩm, Vệ úy trật Tòng tam phẩm không thể lại là Thần sách quân Vệ úy, chỉ có thể là Vệ uy ở các đơn vị quân đội thấp hơn. Vì vậy, đây là các Chư quân Vệ úy tức Vệ úy các đơn vị quân đội thấp hơn Dinh quân, là Cơ quân hoặc Vệ quân (hoặc thấp hơn nữa) Vệ úy
^Thần sách Quản cơ - các sách phần lớn viết Cai cơ chánh chi các dinh quân. Tên này tối nghĩa, nên bài viết dùng tên Thần sách Quản cơ
^Tàu - tên một cấp bậc cơ quan như Ty, Tàu, v.v., không phải là Tàu như tàu thuyền
^Đồ gia Phó đội - có sách viết Đồ gia Phó Cai đội là không đúng vì chức Phó Cai đội là Phó đội
^ abTrường đà - là tên một đội thuyền thời Nguyễn, như đội Trường đà. Trường đà nghĩa là thuyền có bánh lái dài. Theo Đại Nam thực lục quyển 01 trang 182, "...Mùa thu, tháng 7, sai các quân đóng binh thuyền. Đỗ Thanh Nhân sai thủy quân lấy thứ gỗ nam [kiền kiền] để đóng thuyền trường đà [bánh lái dài], trên gác sàn chiến đấu, hai bên dựng phên tre che thủy binh ở dưới để cho chuyên sức mà chèo, còn trên thì bày bộ binh để xung trận mà đánh. Do đó đi đường biển thuận lợi mà nghề thủy quân sở trường càng tinh thêm.."
^Ngoại trù - là một đội, tức một đơn vị quân đội trong kinh kỳ, gồm nhiều thuyền, khoảng 200 - 500 lính. Xem Đại Nam thực lục, quyển 01, trang 691 "... Năm Gia Long 5 (1806), các đội của đội Tiểu sai, đội Thị trà, đội Loan nghi, ba đội Tả vệ, Hữu vệ, Nội hoàng kiếm, mười đội của vệ Chấn dực Nội thủy, ba vệ Thị tượng, các đội Nội mã, Tả mã, Hữu mã, Tư thiện, Thị hành, Thị nội, Trung cần thị nội, Nội cần thị nội, Nội sai, Ngoại trù..."
^Từ đường - là một đơn vị sở tuần bên sông, theo Đại Nam thực lục quyển 01 trang 99 "...Tân tỵ, năm thứ 10 [1701]...Quân thủy bộ dinh Bố Chính chia đặt 36 sở tuần từ đường Phong Nha men sông và Đại Thành đến lũy Trấn Ninh: 3 thuyền Đột tam, Tiên trụ và Nhuệ súng thuộc đội Tuần bộ, đội Tả hùng, đội Tiền thắng, 3 thuyền Hữu súng..."
^Thuộc kiên - là tổ chức đơn vị quân sự thuyền thời Nguyễn. Thuyền gồm khoảng từ 30 - 100 lính.
^Thủ ngự cửa ải - Quan chỉ huy các đồn ải, phòng thủ bên biên giới hải đảo (xem Từ điển chức quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, 2002 trang 700 mục 1435. Thủ ngự)
^Thủ ngự bả lệnh - Quan giữ việc lọng, dù (xem Từ điển chức quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, 2002 trang 700 mục 1435. Thủ ngự)
^Thiêm sự - năm Minh Mạng 8 (1827) mùa đông tháng 11, đổi chức Thiêm sự các nha sáu bộ làm Lang trung (theo Đại Nam thực lục tập 02 trang 659)
^Thiếu thiêm sự - năm Minh Mạng 8 (1827) mùa đông tháng 11, đổi chức Thiêm sự các nha sáu bộ làm Lang trung (theo Đại Nam thực lục tập 02 trang 659). Vì vậy, có lẽ chức Thiếu thiêm sự là cấp phó Thiêm sự, được đổi thành Viên ngoại lang, tức chức phó Lang trung
^Tôn Nhân phủ Tả Hữu Tá lý - được ban Chánh tứ phẩm vào năm Minh Mạng 17 (1836) (Đại Nam thực lục, tập 04 trang 1157)
^Khâm thiên giám Chiêm hậu trật Tòng ngũ phẩm đến năm Minh Mạng 8 (1827), khi vua Minh Mạng lệnh bỏ chức này, thay bằng chức Ngũ quan chính và định trật mới là Chánh lục phẩm
^Kinh huyện tri huyện là chức tri huyện tại kinh kỳ, khác với Tri huyện là chức tri huyện tại các huyện khác trên toàn quốc
^Khinh kỵ Tri bạ - theo Đại Nam thực lục, tập 2, chức này gọi là Kiên kỵ. Có lẽ dịch sai.
^Theo Đại Nam thực lục tập 02 trang 636 viết về việc phẩm định quan giai năm 1827 thời Minh Mạng, đã đưa Thần sách Tri bạ vào trật Chánh lục phẩm. E rằng đây là một sai lầm vì ngay tại trật Tòng lục phẩm có chư quân Tri bạ, mà chư quân đây chính là năm dinh Trung, Tiền, Tả, Hữu, Hậu quân Thần sách nên lại đưa thêm Thần sách Tri bạ vào Chánh lục phẩm không đúng. Vả lại, theo Đại Nam thực lục tập 02 trang 595 ghi rõ " ... Bắt đầu đặt hai vệ Kiêu kỵ, Phi kỵ... đều thuộc viện Thượng tứ, cấp bậc cũng như quân Thị nội... ", không hề ghi về Tri bạ tại các quân dinh Thần sách được trật Chánh lục phẩm như Khinh kỵ Tri bạ và Phiêu kỵ Tri bạ
^Kinh huyện Huyện thừa - Giáp thân, năm Minh Mệnh thứ 5 (1824), đặt thêm chức Huyện thừa ở kinh huyện, trật Tòng lục phẩm (theo Đại Nam thực lục, tập 02 trang 359
^Chư quân - tất quân 5 dinh Trung, Tiền, Tả, Hữu, Hậu quân Thần sách
^Thân công phủ Chủ bạ - theo Từ điển chức quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, 2002, chức Chủ bạ đã bị bãi bỏ từ thời Hồng Đức nhưng đây là một ngộ nhận (xem Đại Nam thực lục tập 02 hoặc tập 03) có rất nhiều đoạn viết về chức Chủ bạ thời Nguyễn. Chủ bạ là chức coi giữ sổ sách. Lưu ý trong Đại Nam thực lục tập 03 trang 1094 có đoạn vào năm Minh Mạng 14 (1833) "Văn miếu: Tự thừa đốc suất lễ sinh thừa hành mọi việc tế tự. Các tự thừa, lễ sinh và chủ bạ ở các tỉnh theo người quản lĩnh coi giữ sổ sách.". Không hiểu các chủ bạ ở tỉnh có cùng trật với Thân công phủ Chủ bạ không? Hay là Chủ bạ trong việc phong chức này là tất cả Chủ bạ, chứ không chỉ Thân công phủ Chủ bạ ?
^Văn miếu Tự thừa tại Kinh sư - tức chức Tự thừa tại Văn miếu thuộc Kinh sư (phủ Thừa Thiên). Ngoài Văn miếu tại Kinh sư, còn có các Văn miếu tại các thành, trấn, đạo, tỉnh khác
^Tượng y ty không có chức Tượng y chính, chỉ có chức Tượng y phó (Đại Nam thực lục, tập 3)
^Những thư lại chưa xếp vào ngạch bậc vì chưa qua thi tuyển. Nếu thi đạt sẽ được phong phẩm hàm
^Ngũ quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự - còn được biết qua tên là Ngũ quân Đô thống phủ Đô thống Chưởng phủ sự - lập vào năm 1832 (xem Đại Nam thực lục quyển 03 trang 432 đoạn "...Bắt đầu đặt chức Ngũ quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự...". Nếu vậy, từ 1804 đến 1832, chức này có lẽ vẫn dùng tên chức thời Gia Long là Chưởng quân Chưởng phủ sự. Tuy nhiên, tên chức này ít được dùng, tên thường dùng là Chưởng Tả quân, Chưởng Hữu quân, v.v. Theo Đại Nam thực lục quyển 02 trang 639, chép về việc chuẩn định quan chế năm 1827 "Võ giai: Chánh nhất phẩm: Chư quân Đô thống phủ, Chưởng phủ sự,". Chưa tìm thấy dữ liệu về việc Đô thống phủ đã xuất hiện trước hoặc vào năm 1827 như câu chép trên. Chức Đô thống như Đô thống chế thì đã có trước năm 1827 ví dụ như trong Đại Nam thực lục quyển 01 trang 448 "năm Gia Long 1 (1802)... Cho Đô thống chế Tả dinh quân Thần sách là Lê Văn Duyệt làm Khâm sai chưởng Tả quân bình Tây tướng quân", nhưng Đô thống phủ thì không thấy được nhắc đến trước hoặc vào năm 1827. Không hiểu đây là dịch thêm hay viết sai hay thật sự đã có Đô thống phủ vào năm 1827, rồi đến năm 1832, triều đình lập Ngũ quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự dựa trên Đô thống phủ Chưởng phủ sự đã có từ năm 1827.
^Ngũ quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự - theo Đại Nam thực lục quyển 03 trang 432 "...Nhâm thìn, năm Minh Mệnh thứ 13 [1832], mùa thu, tháng 9... Bắt đầu đặt chức Ngũ quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự...Dùng Chưởng doanh, thự Tiền quân ấn vụ là Trần Văn Năng làm Tiền quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự, vẫn kiêm coi quản ấn triện vệ Kinh tượng cùng Hoa danh sách và giáo dưỡng binh. Thự trung quân ấn vụ là Tống Phước Lương làm Trung quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự. Đô thống chế, thự Hậu quân ấn vụ là Phan Văn Thuý, thăng thự Hậu quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự. Đô thống lĩnh Tổng đốc Hà Ninh là Nguyễn Văn Hiếu, thăng thự Tả quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự. Hữu quân Phó tướng, gia hàm Đô thống là Nguyễn Văn Xuân, thực thụ Đô thống, thự Hữu quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự.Ra lệnh cho chế cấp ấn quan phòng bằng bạc cho Ngũ quân Đô thống phủ, mỗi phủ một cái."
^Ngũ quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự - là tên gọi chung. Khi viết về chức của riêng từng vị quan giữ chức này, thường viết với tên quân mà vị quan điều hành. Ví dụ, Trung quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự, Tiền quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự, Hậu quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự, Tả quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự, Hữu quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự
^Đô thống - bao gồm Ngũ quân Đô thống phủ Đô thống, Thị nội Thần cơ dinh Đô thống, Thị nội Tiền phong dinh Đô thống, Thị nội Long võ dinh Đô thống, Thị nội Hổ oai dinh Đô thống, Thần sách ngũ dinh Đô thống. Lưu ý, thời này đã không còn chức Thị trung Đô thống chế
^Thần sách Đô thống chế - chức này không được chép trong các sách, và vài bài viết cho rằng chức đã bị xóa sau Quan chế Minh Mạng năm 1827. Tuy nhiên, trong bộ Đại Nam thực lục, chức Đô thống chế vẫn còn được áp dụng sau cuộc quan chế Minh Mạng năm 1827, ít nhất là 1 hoặc 2 năm sau năm 1827. Ví dụ, theo Đại Nam thực lục quyển 02 trang 752 "...Năm Minh Mạng 9 (1828)... Lấy Đô thống chế Tả dinh quân Thần sách Nguyễn Văn Hiếu làm Đô thống, vẫn lĩnh Trấn thủ Nghệ An, Đề đốc Kinh thành là Nguyễn Văn Phượng làm thự Thống chế Tả dinh quân Thần sách, vẫn kiêm lĩnh Đề đốc kinh thành quản lý việc phủ Thừa Thiên...."
^Tại sao chỉ đưa Thần sách Đô thống chế mà không đưa hết tất cả Đô thống chế ví dụ Thị trung Đô thống chế? Vì khi dò trong Đại Nam thực lục sau 1827, tất cả các chức Đô thống chế còn lại đều thuộc Thần sách quân (như Tả doanh, Hữu doanh, v.v). Vả lại, theo Quan chế Gia Long, Thị trung Đô thống chế trật cao hơn Thần sách Đô thống chế. Có lẽ vào năm 1827, triều đình đã xóa bỏ chức Thị trung Đô thống chế và chỉ áp dụng chức Thần sách Đô thống chế trong một thời gian không lâu sau năm 1827 rồi đổi tất cả sang hệ thống Ngũ quân Đô thống phủ vào năm 1832, dùng chức Đô thống thay thế cho Đô thống chế.
^Thống chế - bao gồm Thống chế tại tức cả quân dinh, trong đó có Thị trung Tả Hữu dực Thống chế; Thị nội Thần cơ dinh Thống chế; Thị nội Tiền phong dinh Thống chế; Thị nội Long võ dinh Thống chế; Thị nội Hổ oai dinh Thống chế; Thần sách ngũ quân Thống chế; Chư quân Thống chế;
^Thần sách Phó Đô thống chế - chức này không được chép trong các sách, và vài bài viết cho rằng chức đã bị xóa sau Quan chế Minh Mạng năm 1827. Tuy nhiên, trong bộ Đại Nam thực lục, chức Phó Đô thống chế vẫn còn được áp dụng sau cuộc quan chế Minh Mạng năm 1827, ít nhất là đến năm 1831, 1 năm trước cuộc cải tổ hành chính năm 1832. Ví dụ, theo Đại Nam thực lục quyển 02 trang 752 "...Năm Minh Mạng 12 (1831)... Cho Đô thống Nguyễn Văn Hiếu làm Đô thống Trung doanh quân Thần sách vẫn lĩnh chức Trấn thủ Nghệ An, Phó đô Thống chế Trung doanh là Đoàn Văn Trường làm Thống chế Hữu dinh..."
^Tại sao chỉ đưa Thần sách Phó Đô thống chế mà không đưa hết tất cả Đô thống chế ví dụ Thị trung Phó Đô thống chế? Vì khi dò trong Đại Nam thực lục sau 1827, tất cả các chức Phó Đô thống chế còn lại đều thuộc Thần sách quân (như Tả doanh, Hữu doanh, v.v). Vả lại, theo Quan chế Minh Mạng, Thị trung được chuẩn định dùng chức Thống chế từ năm 1827, nên có lẽ sau 1827 đã không còn chức Thị trung Phó Đô thống chế nữa.
^ abĐề đốc - đây là chức Đề đốc thường được biết như các Đề đốc điều hành binh lính tại dinh hoặc tỉnh. Về trật phẩm, theo Đại Nam thực lục quyển 04 trang 1162 đoạn "...Định lại: trật Đề đốc là Chánh nhị phẩm (trước: Tòng nhị phẩm). Chuẩn cho: Đề đốc Kinh thành là Nguyễn Văn Mỹ, Đề đốc Hà - Ninh là Hoàng Văn An đều do nguyên hàm Tòng nhị phẩm, được thăng thự..."
^Kinh thành Đề đốc - vốn được đặt vào năm Minh Mạng 4 (năm 1823) trật Chánh tam phẩm (xem Đại Nam thực lục quyển 02 trang 245 đoạn "...Bắt đầu đặt các chức Đề đốc Kinh thành..."), thăng trật Tòng nhị phẩm trong cuộc chuẩn định quan chế năm 1827 (xem Đại Nam thực lục quyển 02 trang 639 đoạn "Tòng nhị phẩm: Cẩm y Đô chỉ huy sứ ty Đô chỉ huy sứ, Cẩm y Chưởng vệ sự, Kinh thành Đề đốc", thăng trật Chánh nhị phẩm năm Minh Mạng 17 (năm 1836) (xem Đại Nam thực lục quyển 02 trang 1162 đoạn "...Định lại: trật Đề đốc là Chánh nhị phẩm (trước: Tòng nhị phẩm). Chuẩn cho: Đề đốc Kinh thành là Nguyễn Văn Mỹ, Đề đốc Hà - Ninh là Hoàng Văn An đều do nguyên hàm Tòng nhị phẩm, được thăng thự..."
^Thủy sư Đề đốc - theo Đại Nam thực lục quyển 04 trang 874 đoạn "Ất Mùi, Minh Mệnh năm thứ 16 [1835], mùa thu, tháng 9... Bắt đầu đặt chức Đề đốc Thủy sư, trật Chánh nhị phẩm..."
^ abChưởng cơ / Chưởng vệ - năm Minh Mạng 17 (1836), đổi Chưởng cơ làm Chưởng vệ (Đại Nam thực lục, tập 04 trang 1150)
^Phó Đề đốc - trật Tòng nhị phẩm này được trích từ Từ điển nhà Nguyễn, Võ Hương An trang 114 Cửu Phẩm Văn Giai
^Cẩm y vệ Vệ úy - do Thân binh Vệ úy bao gồm Cẩm y vệ Vệ úy. Đưa chức Cẩm y vệ Vệ úy vào kế bên Cẩm y vệ Phó sứ để độc giả biết Cẩm y vệ Phó sứ và Cẩm y vệ Vệ uy đều có trật ngang nhau
^ abThân binh Vệ úy / Cấm binh Vệ úy thuộc Chánh tam phẩm - không có trong Đại Nam thực lục, có trong Từ điển nhà Nguyễn, Võ Hương An trang 115 Cửu phẩm Quan Giai
^Thân binh - binh tại Kinh đô gồm Thân binh (hộ vệ vua), Cấm binh (phòng thủ hoàng thành), Kinh binh trong đó Thân binh gồm có doanh Vũ Lâm, và các vệ Cẩm Y, Kim Ngô, Loan Giá, Tuyền Phong (theo Từ điển nhà Nguyễn, Võ Hương An trang 517 quân hiệu)
^Cấm binh - binh tại Kinh đô gồm Thân binh (hộ vệ vua), Cấm binh (phòng thủ hoàng thành), Kinh binh trong đó Cấm binh gồm có doanh Thần cơ, Tiền phong, Long Võ, Hổ Oai, Hùng Nhuệ, Kỳ Võ; các vệ Kinh Tượng, Long Thuyền, Võng Thánh; các viện Thượng Tứ, Thượng Trà, Võ Bị; các đội Tư Pháo, Tài Thụ, Giáo Dưỡng, Thượng Thiện, Phụng Thiện; các ty Tả, Hữu Tử Tế (theo Từ điển nhà Nguyễn, Võ Hương An trang 517 quân hiệu)
^ abLãnh binh / Phó Lãnh binh - Theo Đại Nam thực lục, quyển 04 trang 980 đoạn "...Ất Mùi, Minh Mệnh năm thứ 16 [1835]... 2 Lãnh binh quan thành Trấn Tây, đều trật Chánh tam phẩm, 2 Phó lãnh binh quan đều trật Tòng tam phẩm..."
^Theo các sách sử, Võ giai Tòng tam phẩm còn có các chức Chư quân Vệ úy; Ngũ hộ Vệ úy. Tuy nhiên, cách sách sử không đưa ra ví dụ Chư quân Vệ úy là gồm các quân nào vì Thị trung, Thần sách, Thị nội và các ty vệ khác đều đã được đưa ra trong các phẩm trật trên hoặc trong Tòng tam phẩm. Ngoài ra, không hiểu Ngũ hộ Vệ úy nghĩa là thuộc đơn vị nào. Vì vậy, người viết đem Chư quân Vệ úy; Ngũ hộ Vệ úy vẫn được đưa vào đây để nếu độc giả nào có dữ liệu, chú thích nguồn để các độc giả khác có thể tra khảo thêm
^Theo các sách sử, Võ giai Chánh tứ phẩm còn có các chức Chư quân Phó Vệ úy; Ngũ hộ Phó Vệ úy. Tuy nhiên, các sách sử không đưa ra ví dụ Phó Vệ úy các quân là gồm các quân nào vì Thị trung, Thần sách, Thị nội và các ty vệ khác đều đã được đưa ra trong các phẩm trật trên hoặc trong Chánh tứ phẩm. Ngoài ra, không hiểu Ngũ hộ Phó Vệ úy nghĩa là thuộc đơn vị nào. Vì vậy, người viết vẫn đưa Chư quân Phó Vệ úy; Ngũ hộ Phó Vệ úy vào đây để nếu độc giả nào có dữ liệu, chú thích nguồn để các độc giả khác có thể tra khảo thêm
^Theo Đại Nam thực lục, tập 02 trang 540 đoạn "Bắt đầu định hàm và thuỵ phong tặng cho quan viên văn võ..."
^Theo Đại Nam thực lục, tập 05 trang 803 đoạn "Vua nghĩ khánh tiết đã xuống ân chiếu phong tặng cho cha mẹ quan viên..."
^Theo Đại Nam thực lục, quyển 02, Cụ ông quan Chánh nhất phẩm được phong hàm Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ. Đây có lẽ là dịch sai hoặc viết sai vì chức Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ thuộc trật Tòng tứ phẩm, nên nếu đây đúng là chức cho Cụ ông, thì Cụ bà không thể được phong trật Chánh tứ phẩm Cung nhân mà phải là trật Tòng tứ phẩm Cung nhân. Vả lại, Cụ ông của quan Tòng nhị phẩm lại được phong là Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ, nên chắc chắn chức của Cụ ông quan Chánh nhất phẩm cần cao hơn chức của Cụ ông quan Tòng nhị phẩm. Vì vậy, chức của Cụ ông quan Chánh nhất phẩm phải là Hàn lâm viện Thị độc học sĩ (trật Chánh tứ phẩm), chứ không phải là Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ (trật Tòng tứ phẩm), xứng với chức Cụ bà của quan Chánh nhất phẩm được phong trật Chánh tứ phẩm Cung nhân
^Theo Đại Nam thực lục, quyển 02, Mẹ quan Tòng tam phẩm được phong trật là Tòng ngũ phẩm Nghi nhân. Đây có lẽ là dịch sai hoặc viết sai vì Cha quan Tòng tam phẩm được phong hàm Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ, trật Tòng tứ phẩm, thì Mẹ quan Tòng tam phẩm đáng lẽ có trật được phong là Tòng tứ phẩm Cung nhân, chứ không thể nào có trật Tòng ngũ phẩm Nghi nhân (là trật được phong cho Mẹ quan Tòng tứ phẩm tức quan thấp hơn 2 trật) được
^Theo Đại Nam thực lục, quyển 02, cha Quan chánh nhị phẩm Võ giai được phong là Cẩm vệ y Chưởng vệ sự e là không đúng. Chỉ có Cẩm Y vệ thời Nguyễn, chứ không có Cẩm Vệ Y. Vì vậy, chức này là Cẩm Y Chưởng vệ sự, chứ không phải là Cẩm Vệ Y Chưởng v sự
Bối cảnh Summer Pocket được đặt vào mùa hè trên hòn đảo Torishirojima. Nhân vật chính của chúng ta, Takahara Hairi sống ở thành thị, nhưng vì một sự việc xảy ra nên anh mượn cớ cái chết gần đây của bà ngoại để đến hòn đảo này với lí do phụ giúp người dì dọn dẹp đồ cổ của người bà quá cố
Câu chuyện kể về Minazuki Kashou, con trai của một gia đình sản xuất bánh kẹo truyền thống bỏ nhà ra đi để tự mở một tiệm bánh của riêng mình tên là “La Soleil”