Lê Dung

Nghệ sĩ Nhân dân
Lê Dung
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Lê Thị Dung[1]
Ngày sinh
5 tháng 6, 1951 hoặc
7 tháng 11, 1951
Nơi sinh
Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Mất
Ngày mất
29 tháng 1, 2001(2001-01-29) (49 tuổi)
Nơi mất
Hà Nội
Nguyên nhân
Tai biến mạch máu não
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpCa sĩ
Gia đình
Chồng
Hồng Thanh Quang
Con cái
Nguyễn Anh Tuấn
Lĩnh vựcNhạc thính phòng
Khen thưởngHuân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Nhì
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (1984)
Nghệ sĩ nhân dân (1993)
Sự nghiệp âm nhạc
Năm hoạt động1968 – 2000
Đào tạoTrường Âm nhạc Việt Nam
Nhạc viện Tchaikovsky
Dòng nhạc
  • Opera
  • Nhạc tiền chiến
  • Nhạc đỏ
  • Nhạc trẻ
Ca khúc

Lê Dung (5 tháng 6 năm 195129 tháng 1 năm 2001) là một ca sĩ và giảng viên giọng soprano của âm nhạc Việt Nam. Bà đã từng đứng ra tổ chức nhiều đêm nhạc cổ điển, trình diễn nhiều aria, đào tạo hàng các ca sĩ như Tạ Minh Tâm, Ngọc Anh... Bà cũng là nghệ sĩ đã làm rạng danh cho nền nhạc opera của Việt Nam. Bà được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1993.[2] Bà còn được mệnh danh là "Người đàn bà hát", một cụm từ dùng để tôn vinh những nữ nghệ sĩ có sắc đẹp và giọng hát trời phú.[3]

Lê Dung thành công trong nhiều thể loại, từ opera, nhạc tiền chiến, dân ca, nhạc đỏ và cả nhạc trẻ. Những tác phẩm bà thể hiện để lại dấu ấn mạnh mẽ ngay cả khi ca khúc đã được thể hiện rất thành công bởi người hát trước đó.

Lê Dung thể hiện rất thành công bài hát của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng như Văn CaoNguyễn Văn Tý, Văn Ký, Nguyễn Đình Thi, Trần Hoàn, Hoàng Hiệp, Nguyễn Tài Tuệ, Ngô Thụy Miên, Phú QuangHồng Đăng,... và ngoài ra là các nhạc phẩm của nhạc sĩ mang quốc tịch Pháp Lê Khắc Thanh Hoài.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Dung tên thật là Đoàn Lê Dung, nhiều tài liệu và giấy tờ pháp lý của bà ghi là Lê Thị Dung.[a] Do thời gian chiến tranh loạn lạc nên bà không được biết chính xác ngày sinh và nơi sinh của mình, về sau bà chọn ngày 5 tháng 6 năm 1951[b] làm ngày sinh và nơi lớn lên là Quảng Ninh làm nơi sinh.

Bà sống cùng bố mẹ ở phường Cao Xanh của Thị xã Hòn Gai (nay là thành phố Hạ Long).[5]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc sĩ Đức Huyên lúc đó làm công tác Đoàn ở Quảng Ninh đã xuống lớp học của Lê Dung và phát hiện ra tài năng này. Ông đưa Lê Dung vào Câu lạc bộ Thiếu nhi Hạ Long, đưa đi diễn, thu thanh tại Đài Tiếng nói Việt Nam, đi hát phục vụ các đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước mỗi khi đến Hạ Long.

Sự nghiệp ca hát chuyên nghiệp của Lê Dung bắt đầu năm 17 tuổi khi bà đầu quân vào Đoàn Văn công Quân khu Tả Ngạn.[6] Năm đó, Lê Dung thi đỗ đại học ngành y nhưng lại bỏ không học, quyết tâm theo con đường ca hát. Bà đi diễn khắp nơi, phục vụ ở thao trường, dưới hầm mỏ, và hát cho các chiến sĩ chiến đấu bảo vệ miền Bắc.[7]

Bắt đầu sự nghiệp ca hát năm 17 tuổi, bà đầu quân vào Đoàn Văn công Quân khu Tả Ngạn. Năm 1976, Lê Dung về Đoàn ca múa Tổng cục chính trị và một năm theo học thanh nhạc tại Trường Âm nhạc Việt Nam từ 1977. Bà đã theo học với nhiều giảng viên có tài năng và kinh nghiệm như nghệ sĩ nhân dân Trung Kiên hay Nhà giáo ưu tú Hồ Mộ La và đã có một thời gian thụ giáo Nghệ sĩ nhân dân Thương Huyền. Năm 1982 tốt nghiệp hạng Thủ khoa và từ đó cái tên Lê Dung bắt đầu được công chúng yêu nhạc biết đến. Năm 1984, Lê Dung được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.[7]

Sau đó, năm 1986 Lê Dung được trường gửi theo học cao học thanh nhạc tại Nhạc viện Tchaikovsky, Liên Xô.[8] Đến năm 1990 bà về nước và trở thành nghệ sĩ solo của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Năm 1993, Lê Dung được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.[6]

Năm 1992 Lê Dung cũng là ca sĩ Việt Nam đầu tiên tự tổ chức một đêm solo âm nhạc tại Nhà hát Lớn Hà Nội với hơn 20 bài hát thuộc các dòng nhạc mang tính hàn lâm, từ những aria trong nhạc kịch nổi tiếng Cô Sao của Đỗ Nhuận tới Thiên Thai của Văn Cao.

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Dung mất ngày 29 tháng 1 năm 2001 tức mùng 6 Tết Tân Tỵ, do tai biến mạch máu não.[7] Khi đó, hãng bảo hiểm Prudential cho rằng hồ sơ bảo hiểm của nghệ sĩ Lê Dung có những điểm kê khai chưa chính xác nên đã từ chối bồi thưởng bảo hiểm. Vụ việc gây tranh cãi.[9]

Đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà cũng là giảng viên thỉnh giảng bậc cao học thanh nhạc của các trường Nhạc viện Hà Nội, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí MinhTrường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội. Trong sự nghiệp giảng dạy, Lê Dung từng đào tạo nhiều học trò thành công như Tạ Minh Tâm, Hà Thủy, Thái Bảo[10], Việt Hoàn[11], Phương Nga[12],...

Giọng hát

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà thuộc giọng nữ cao (Soprano).[5] Lê Dung hát bằng phẩm chất nữ tính, bay bổng, mềm mại nhưng khi cần bà có thể đẩy độ mãnh liệt của giọng lên ngang với giọng bán kịch tính.[13]

Lê Dung vẫn nằm trong số ít ca sĩ có trình độ kỹ thuật gần đạt tới ngưỡng hoàn hảo.[13] Sự ra đi của bà đã để lại một sự mất mát lớn đối với nền âm nhạc Việt Nam.[13] Lê Dung có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền opera của Việt Nam.[6] Bà cũng là ca sĩ hàng đầu của dòng nhạc đỏnhạc tiền chiến.[6]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Dung từng có một người chồng và có một con trai tên là Nguyễn Anh Tuấn. Năm 1991, Lê Dung kết hôn với Hồng Thanh Quang.[14] Bài hát "Khúc mùa thu" phổ thơ Hồng Thanh Quang, trình bày bởi Lê Dung được xem là bài hát mà nhạc sĩ Phú Quang viết riêng cho cặp đôi tài hoa nhưng nhiều trắc trở này, và hầu như không có nghệ sĩ nào hát bài hát này ấn tượng ngoài chính Lê Dung. Cuộc hôn nhân của họ kéo dài được 6 năm, sau đó 2 người ly dị.[15]

Danh sách đĩa nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Album phòng thu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Mùa xuân bên cửa sổ – Tiếng hát Lê Dung
  • Màu nắng có bao giờ phai đâu (1989)
  • Tình khúc lãng mưa (1990)
  • Họa mi hót trong mưa (1993)[1]
  • Mưa trên biển vắng (10/05/1994), phát hành bởi Dihavina
  • Cát bụi – Những tình khúc của Trịnh Công Sơn, phát hành bởi Quê hương Audio & Video
  • 10 ca khúc Hồng Đăng (1995), phát hành bởi Saigon Audio
  • Tình khúc Lê Khắc Thanh Hoài (1995)
  • Những tình khúc bất tử 16 (1995)
  • Kỉ niệm vàng son 1
  • Kỉ niệm vàng son 2
  • Classic 1
  • Áo vàng em mặc (1995)
  • Tình nghệ sĩ (1996)
  • Tiếng thời gian (1997)
  • Dạ khúc (2000)
  • Tiếng hát Lê Dung (2001)
  • Âm thanh ngày mới (2001)
  • Những tác phẩm thính phòng (2001)
  • Lời ru cho anh (2001), phát hành bởi Hồ Gươm AV
  • Những tình khúc thính phòng (2001)

[16]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Phóng sự "Lê Dung - Người đàn bà hát" phát sóng trong Chương trình Hải Phòng thành phố tôi yêu, do xưởng phim truyền hình Đài truyền hình Hải Phòng thực hiện.[18]

  1. ^ Theo quyết định số 64/KT-CTN về việc phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1993, tên thật của bà là Đoàn Lê Dung.[1]
  2. ^ Nhiều tài liệu và nguồn sách báo cho rằng bà sinh ngày 7 tháng 11 năm 1951, ngoài ra các văn bản lí lịch khác của bà ghi rằng năm sinh là 1953, có lúc là 1950.[4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Trần Thị Trường, 2016, "NSND Lê Dung 15 năm ngày chia xa...", Báo Công an Nhân dân
  2. ^ Đại, Thời (15 tháng 7 năm 2015). “3 Nghệ sĩ Nhân dân trẻ tuổi nhất Việt Nam”. Thời Đại. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2023.
  3. ^ News, VietNamNet. “Báo VietnamNet”. VietNamNet News (bằng tiếng vietnamese). Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2023.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  4. ^ “Lê Dung”. bcdcnt.net.
  5. ^ a b Phạm Học (21 tháng 6 năm 2021). “Nên có con đường mang tên NSND Lê Dung”. baoquangninh.com.vn. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2022.
  6. ^ a b c d Trần Thị Trường (25 tháng 3 năm 2016). “NSND Lê Dung 15 năm ngày chia xa...”. cand.com.vn.
  7. ^ a b c “Nghệ sĩ Nhân dân Lê Dung: Tài sắc và đa đoan”.
  8. ^ a b c “Nghệ sĩ nhân dân Lê Dung”. Báo điện tử VnExpress. 30 tháng 1 năm 2001. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2022.
  9. ^ VnExpress. “Prudential từ chối trả tiền bảo hiểm cho gia đình NS Lê Dung”. vnexpress.net. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2023.
  10. ^ danviet.vn. “NSND Thái Bảo và kỷ niệm nhớ đời khi bị cố NSND Lê Dung từ chối dạy nhạc”. danviet.vn. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2022.
  11. ^ “Ca sĩ Việt Hoàn tiết lộ chuyện thú vị về cố NSND Lê Dung”. VOV.VN. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2022.
  12. ^ “Cái nắm tay cuối cùng với cố NSND Lê Dung”. Báo Điện tử An ninh Thủ đô. 27 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2022.
  13. ^ a b c News, VietNamNet. 'Người đàn bà hát' Lê Dung, tài sắc và đa đoan”. VietNamNet. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2022.
  14. ^ “Tình cờ duyên kiếp”. ct.qdnd.vn. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2022.
  15. ^ Khiết Giang (18 tháng 7 năm 2010). “Tan vỡ không làm "phá giá" hạnh phúc và tình yêu…”. Báo điện tử Phụ nữ Online. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2014.
  16. ^ “BĂNG CASSETTE HOẠ MI HÓT TRONG MƯA, NSND LÊ DUNG”. BĂNG CASSETTE. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2018.
  17. ^ a b c d Trần Thị Trường (22 tháng 1 năm 2021). “Tết này nhớ Lê Dung”. daibieunhandan.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  18. ^ “Người đàn bà hát (Phim tư liệu về NSND Lê Dung)”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Làm sao để phán đoán một người có thích bạn hay không?
Làm sao để phán đoán một người có thích bạn hay không?
[Zhihu] Làm sao để phán đoán một người có thích bạn hay không?
Hướng dẫn farm Mora tối ưu mỗi ngày trong Genshin Impact
Hướng dẫn farm Mora tối ưu mỗi ngày trong Genshin Impact
Đối với Genshin Impact, thiếu Mora - đơn vị tiền tệ quan trọng nhất - thì dù bạn có bao nhiêu nhân vật và vũ khí 5 sao đi nữa cũng... vô ích mà thôi
Đại hiền triết Ratna Taisei: Tao Fa - Jigokuraku
Đại hiền triết Ratna Taisei: Tao Fa - Jigokuraku
Tao Fa (Đào Hoa Pháp, bính âm: Táo Huā) là một nhân vật phản diện chính của Thiên đường địa ngục: Jigokuraku. Cô ấy là thành viên của Lord Tensen và là người cai trị một phần của Kotaku, người có biệt danh là Đại hiền triết Ratna Ratna Taisei).
Cung thuật Tengu - Genshin Impact
Cung thuật Tengu - Genshin Impact
Kujou Sara sử dụng Cung thuật Tengu, một kĩ năng xạ thuật chết chóc nổi tiếng của Tengu.