Lê Vũ Long

Lê Vũ Long
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1973 (50–51 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên, Biên đạo múa
Gia đình
Cha
Lê Dũng Nhi
Sự nghiệp điện ảnh
Vai tròDiễn viên
Năm hoạt động1996 – 2003
Vai diễnPhong trong Xin hãy tin em
Sự nghiệp sân khấu
Vai tròDiễn viên, Biên đạo múa
Năm hoạt động1994 – nay
Thể loạiBallet (1983 – 2001)
Múa đương đại (2002 – nay)
Quản lýNhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (trước 2011)
Thành viên củaNơi Đến (thành lập, điều hành)
Website

Lê Vũ Long là nhà biên đạo múa, diễn viên phim Việt Nam. Ông được biết đến qua vai diễn Phong "lãng tử" trong phim Xin hãy tin em và từng giành giải Nam diễn viên phụ phim điện ảnh xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14, cho vai diễn Phiên trong phim Người đàn bà mộng du.

Lê Vũ Long là con của diễn viên Dũng Nhi.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 9 tuổi, Lê Vũ Long được gia đình cho học múa, ông còn có khả năng chơi pianoguitar.

Năm 1999, khi công tác tại Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, ông được cử sang Pháp học hai năm chuyên ngành Múa đương đại. Năm 2001, ông về nước rồi cùng đồng nghiệp dàn dựng chương trình Lắng nghe đêm không lời. Sau đó ông đề xuất Nhà hát thành lập đoàn múa đương đại nhưng không được phê duyệt.[1]

Năm 2002, Lê Vũ Long và vợ thành lập nhóm múa "Nơi Đến" (Togetherhigher dance company), được sự ủng hộ của một số cựu lãnh đạo Nhà nước, nhóm có hai buổi diễn tại Nhà hát lớn. Sau này, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam bảo trợ đưa nhóm trở thành Đoàn múa Nơi đến,[1] đoàn gồm 10 diễn viên câm điếc. Nơi Đến từng có một số tiết mục lưu diễn tại Châu Âu.[2] Từ 2009 đến 2011, Lê Vũ Long làm biên đạo múa, đạo diễn cho show diễn Davines Hair Show và Đẹp Fashion Show.[3][4][5]

Năm 2011, Lê Vũ Long rời biên chế Nhà hát để phát triển Đoàn múa,[6] ông từng giữ chức Giám đốc tại Trung tâm UNESCO Phát triển Văn hóa và Thể thao.[7]

Năm 2012, sau 15 năm tập trung cho công việc đạo diễn và biên đạo múa, ông trở lại với điện ảnh qua bộ phim truyền hình "Hai phía chân trời". Năm 2017, Lê Vũ Long tham gia bộ phim Vợ ba - phim điện ảnh thứ năm trong sự nghiệp - do Nguyễn Phương Anh đạo diễn.

Năm 2017, Long được đạo diễn Đỗ Thanh Hải mời đóng vai Hùng trong phim truyền hình Tình khúc Bạch Dương, hai người cùng lên ý tưởng kịch bản cho quá khứ của Hùng. Lê Vũ Long cũng bỏ nửa năm tập luyện và giữ hình thể chuẩn bị cho vai diễn; 10 ngày trước khi bấm máy Đỗ Thanh Hải nhận ra sự tương đồng giữa vai Hùng và vai Vinh (phim Hai phía chân trời) của Lê Vũ Long, nên gọi điện thông báo Long sẽ chuyển sang đóng vai Quang. Với vai diễn mới, Lê Vũ Long không còn phải giữ dáng nữa, ông cũng là diễn viên đầu tiên của đoàn có mặt tại Châu Âu.[8] Qua vai diễn này, Lê Vũ Long lọt vào top 5 đề cử Diễn viên nam ấn tượng của giải thưởng Ấn tượng VTV 2018.

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông và vợ, Lưu Thị Thu Lan[2] một cựu sinh viên ballet - chung sống với nhau từ năm 1995 đến năm 1998 họ kết hôn.[9] Cả hai đều học ballet công tác tại Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, rồi chuyển sang múa đương đại.[10][11]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

2004 : Nam diễn viên phụ xuất sắc phim điện ảnh Người đàn bà mộng du - Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14.[12][13][14]

2008 : Giải thưởng quốc tế Franco Di Francescantonio tại Festival Costante Cambiamento.[7]

2019 : Đề cử Diễn viên nam ấn tượng giải thưởng Ấn tượng VTV - Sắc màu 2018.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa đề Vai diễn Đạo diễn Chú thích
1998 Những người thợ xẻ Ngọc Vương Đức
2000 Mùa hè chiều thẳng đứng Hòa Trần Anh Hùng
2002 Của rơi Dương Vương Đức
2003 Người đàn bà mộng du Phiên Nguyễn Thanh Vân
2018 Vợ ba Hùng Nguyễn Phương Anh
2019 Lính chiến Nguyễn Mạnh Hà
2020 Giữa bóng tối và tâm hồn Hùng Nguyễn Phương Anh Phiên bản đen-trắng của Vợ ba
2024 Mưa trên cánh bướm ông Thành Dương Diệu Linh

Truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa đề Vai diễn Phát sóng Chú thích
1996 Khi người ta yêu[15] VTV1 Điện ảnh truyền hình
1997 Xin hãy tin em Phong VTV3
2012 Hai phía chân trời Vinh VTV1 Dài tập
2018 Tình khúc bạch dương Quang VTV1

Vũ kịch

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lắng nghe đêm không lời (chương trình - 2001)
  • Một là một và một là hai (tiết mục tham gia biểu diễn - từ 2001)
  • Nơi đến (tiết mục đầu tiên dàn dựng - từ 2002)
  • Mắt bão (tiết mục - từ 2003)
  • Trời tròn đất vuông (tiết mục - từ 2004)
  • Kẻ thù và những vùng đất (tiết mục - từ 2004)
  • Thấu truyền (tiết mục - từ 2007)
  • Chuyện của chúng mình (2007)
  • Ký ức thở dài (tiết mục - từ 2009)
  • Tỉnh thức (Davines Hair Show 2009)
  • Ba mặt một lời (chương trình - 2012)
  • Một tập thể các cá nhân (tiết mục - từ 2014)
  • Việt Nam những năm 70 (Chương trình - 2014)

Sự kiện

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đẹp Fashion Show 2010 (Đạo diễn)
  • Davines Hair Show 2009 (Biên đạo 1 tiết mục)
  • Davines Hair Show 2010 (Tổng đạo diễn)
  • Davines Hair Show 2011 (Biên đạo múa)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Biên đạo múa Lê Vũ Long: "Tôi chọn sự im lặng". Báo Nhân Dân điện tử. 10 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  2. ^ a b “Lê Vũ Long đưa đoàn múa khiếm thính đi lưu diễn Đức”. VnExpress. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  3. ^ “Lê Vũ Long "múa" trong show diễn thời trang tóc”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  4. ^ “Lê Vũ Long 'múa' trên sàn tập”. znews.vn. 26 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  5. ^ “Lê Vũ Long mang múa ballet vào live show tóc”. VnExpress. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  6. ^ “Nghệ sĩ Lê Vũ Long: Đằng nào nghề múa cũng nghèo, cứ làm thôi...”. Thể thao Văn hóa online. 6 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  7. ^ a b “Nghệ sĩ Lê Vũ Long: "Tôi đang sử dụng tôi". Thể thao Văn hóa online. 19 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  8. ^ “Nghệ sĩ Lê Vũ Long kể chuyện làm phim 'Tình khúc Bạch Dương'. Thế giới điện ảnh. 5 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  9. ^ “Phong 'lãng tử', chàng trai từng khiến bao cô gái say mê, giờ ra sao?”. Báo điện tử Tiền Phong. 3 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  10. ^ ONLINE, TUOI TRE (5 tháng 2 năm 2011). “Lê Vũ Long: Từ vẻ đẹp không lời”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  11. ^ “Lê Vũ Long: Tài tử nổi tiếng... không tiền!”. Người Lao Động. 8 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  12. ^ “Kết thúc Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 14::"Người đàn bà mộng du" đoạt Bông sen vàng”. Báo Khánh Hòa. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  13. ^ “Lê Vũ Long trở lại truyền hình với vai xã hội đen | VOV.VN”. amp.vov.vn. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  14. ^ VnExpress. “Lê Vũ Long mong bộ môn múa được đầu tư như bóng đá”. vnexpress.net. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  15. ^ “Lê Vũ Long-Múa-Cuộc sống và điện ảnh”. Tạp chí Đẹp. 16 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Giả thuyết] Paimon là ai?
[Giả thuyết] Paimon là ai?
Trước tiên là về tên của cô ấy, tên các vị thần trong lục địa Teyvat điều được đặt theo tên các con quỷ trong Ars Goetia
Nhân vật Tsugikuni Yoriichi -  Kimetsu no Yaiba
Nhân vật Tsugikuni Yoriichi - Kimetsu no Yaiba
Tsugikuni Yoriichi「継国緑壱 Tsugikuni Yoriichi」là một kiếm sĩ diệt quỷ huyền thoại thời Chiến quốc. Ông cũng là em trai song sinh của Thượng Huyền Nhất Kokushibou.
Tìm hiểu về Chainsaw Man anime trước khi xem
Tìm hiểu về Chainsaw Man anime trước khi xem
Câu chuyện lấy bối cảnh ở một thế giới giả tưởng nơi tồn tại những con quái vật được gọi là ác quỷ, và thế giới này đang phải chịu sự tàn phá của chúng.
Làm thế nào để thông minh hơn?
Làm thế nào để thông minh hơn?
làm thế nào để tôi phát triển được nhiều thêm các sự liên kết trong trí óc của mình, để tôi có thể nói chuyện cuốn hút hơn và viết nhanh hơn