Lý thuyết thiết kế cơ chế

Lý thuyết thiết kế cơ chế trong kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu việc xây dựng các quy tắc trò chơi để đảm bảo trò chơi đạt được những kết quả nhất định cho dù những người chơi-chủ thể kinh tế có những lợi ích riêng. Việc này có thể thực hiện được bằng cách lập ra một cơ cấu để người chơi có động cơ hành động như người thiết kế mong muốn.

Khái quát

[sửa | sửa mã nguồn]

Những người thiết kế cơ chế nói chung cố gắng đạt được các kết quả sau: sự trung thực, duy lý, cân bằng ngân sách, và phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, khó mà đạt được kết quả tối ưu cho đồng thời cả bốn kết quả. Đấy là chưa nói đến những kết quả hay được mong đợi khác, như tính công bằng, hiệu suất Pareto, v.v... Lý thuyết thiết kế cơ chế tiếp cận vấn đề theo hướng chấp nhận có sự đánh đổi kết quả này lấy kết quả kia. Đôi khi, các cơ chế cao cấp còn cố gắng hạn chế sự hợp tác có hại giữa những người chơi.

Một cách thức phổ biến trong thiết kế cơ chế là tìm cách đạt được kết quả mong đợi bằng một khái niệm giải thuật nhất định. Chẳng hạn, để đạt được một cân bằng chiến lược chi phối thì cần có sự chuyên quyền. Trái lại, để đạt được một cân bằng Nash thì cần có sự tham gia rộng rãi của xã hội.

Việc thiết kế cơ chế có sự tham gia trước hết và chủ yếu của các nhà kinh tế. Song ngoài ra còn có các nhà toán học, các nhà khoa học máy tính, v.v...

Các nhánh

[sửa | sửa mã nguồn]

Lý thuyết thiết kế cơ chế có một số nhánh. Một là thiết kế thị trường, thiết kế đấu giá và đấu giá liên hợp. Hai là thiết kế phương pháp gặp gỡ giữa các người chơi (như giữa người có nhu cầu tuyển dụng lao động và người có nhu cầu tìm việc làm). Ba là thiết kế phương thức cung cấp các hàng hóa công cộng và thiết kế kế hoạch thu tối ưu của ngân sách nhà nước.

Những người đặt nền móng

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải Nobel kinh tế năm 2007 được trao cho Leonid Hurwicz, Eric Maskin, và Roger Myerson là những học giả kinh tế có cống hiến lớn trong việc đặt nền móng cho lý luận thiết kế cơ chế.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Noam Nisan trên Google Tel-Aviv nói về lý luận thiết kế cơ chế[liên kết hỏng].
  • Bài báo trên TorrentFreak đề cập đến việc những người lập trình P2P sử dụng lý thuyết thiết kế cơ chế để cải tiến việc chia sẻ file ra sao.
  • Rajdeep Dash, Nicholas Jennings and David Parkes. Computational-Mechanism Design: A Call to Arms. In IEEE Intelligent Systems, tháng 11 năm 2003, pages 40–47 (Special Issue on Agents and Markets). (Available online at [1] Lưu trữ 2009-03-10 tại Wayback Machine)
  • David Parkes. Classic Mechanism Design. Chapter 2, Iterative Combinatorial Auctions: Achieving Economic and Computational Efficiency. Ph.D. dissertation, University of Pennsylvania, May, 2001. (Available online at [2])
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hiệu ứng Brita và câu chuyện tự học
Hiệu ứng Brita và câu chuyện tự học
Bạn đã bao giờ nghe tới cái tên "hiệu ứng Brita" chưa? Hôm nay tôi mới có dịp tiếp xúc với thuật ngữ này
Arcane - Liên minh huyền thoại
Arcane - Liên minh huyền thoại
Khi hai thành phố song sinh Piltover và Zaun ở thế mâu thuẫn gay gắt, hai chị em chiến đấu ở hai bên chiến tuyến cùng các công nghệ ma thuật và những niềm tin trái chiều.
Kazuha - Sắc lá phong đỏ rực trời thu
Kazuha - Sắc lá phong đỏ rực trời thu
Kazuha là một Samurai vô chủ đến từ Inazuma, tính tình ôn hòa, hào sảng, trong lòng chất chứa nhiều chuyện xưa
Giới thiệu về Captain John - One Piece
Giới thiệu về Captain John - One Piece
Đây là một trong các hải tặc nổi tiếng từng là thành viên trong Băng hải tặc Rocks của Rocks D. Xebec từ 38 năm về trước và có tham gia Sự kiện God Valley