Lư Nhất Vũ

Lư Nhất Vũ (tên khai sinh là Lê Văn Gắt), sinh ngày 13 tháng 3 năm 1936[1], tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội nhạc sĩ Việt Nam khóa III. Phó tổng thư ký hội âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh (1981). Nguyên Phân viện trưởng Phân viện Âm nhạc tại Thành phố Hồ Chí Minh[1].

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 6 năm 1962, tốt nghiệp khoa sáng tác của trường Âm nhạc Việt nam (nay là Nhạc viện Hà Nội), sau đó về nhận công tác ở Đoàn ca múa miền Nam[1].

Năm 1967, ông công tác tại phòng chỉ đạo Văn công thuộc Vụ Âm nhạc và múa, theo dõi chỉ đạo hoạt động của Đoàn ca múa nhân dân Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên.

Năm 1970, Lư Nhất Vũ trở về chiến trường miền Nam Việt Nam, công tác ở Tiểu ban Văn nghệ giải phóng, hoạt động ở chiến trường miền Tây Nam bộ.

Sau năm 1975, ông công tác ở cơ quan Văn nghệ Giải phóng, sau đó là Viện Nghiên cứu Âm nhạc (sau này là Viện Văn hóa Nghệ thuật tại TP HCM) cho đến nay[1].

Các tác phẩm tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều trên bản Mèo (1961, hợp xướng), Hàng em mang tới chiến hào (1964), Cô gái Sài Gòn đi tải đạn (Giải A của Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Ban Thống nhất Trung ương), Bên tượng đài Bác Hồ[2], Hãy yên lòng mẹ ơi, Tiếng cồng vượt thác, Hòn Khoai (nhạc cảnh). Đã xuất bản hai tuyển tập Tiếng đàn quê em[3]Hãy yên lòng mẹ ơi [4]. nhạc cho kịch múa (Truyền thuyết về cây đàn đá, Tay không thắng giặc), Bài ca đất Phương Nam, Chú bé đi tìm cha (phim Đất Phương Nam), Tỳ bà khúc (phim Thanh gươm để lại), Lời ru sau cơn giông (phim Còn lại một mình), Tiếng đàn Thạch Sanh (phim Thạch Sanh - Lý Thông), Lý Mù U (dân ca Trung Bộ)...

Ông có một loạt những công trình nghiên cứu đồ sộ về dân ca các miền Nam bộ đã xuất bản (cùng viết với một số tác giả Lê Giang, Nguyễn Đồng Nai, Thạch An, Nguyễn Văn Hoa, Quách Vũ): Dân ca Bến Tre, Kiên Giang, Cửu Long, Sông Bé, Hậu Giang...

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Tiểu sử Lư Nhất Vũ Lưu trữ 2012-01-04 tại Wayback Machine, Theo website Nhịp cầu âm nhạc.
  2. ^ . tr. Các tác phẩm tiêu biểu của Lư Nhất Vũ, Theo Netcodo. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  3. ^ . tr. Nhà xuất bản Văn hóa, 1982. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  4. ^ . tr. Nhà xuất bản Âm nhạc và Hội Nhạc sĩ VN, 1995. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một số thông tin về Đại quỷ tộc [Ogre] (Quỷ lớn) Tensura
Một số thông tin về Đại quỷ tộc [Ogre] (Quỷ lớn) Tensura
Trái ngược với Tử quỷ tộc [Goblin] (Quỷ nhỏ), đây là chủng tộc mạnh mẽ nhất trong Đại sâm lâm Jura (tính đến thời điểm trước khi tên trai tân nào đó bị chuyển sinh đến đây).
Nhân vật Kakeru Ryūen trong Classroom of the Elite
Nhân vật Kakeru Ryūen trong Classroom of the Elite
Kakeru Ryūen (龍りゅう園えん 翔かける, Ryūen Kakeru) là lớp trưởng của Lớp 1-C và cũng là một học sinh cá biệt có tiếng
Những điều khiến Sukuna trở nên quyến rũ và thành kẻ đứng đầu
Những điều khiến Sukuna trở nên quyến rũ và thành kẻ đứng đầu
Dáng vẻ bốn tay của anh ấy cộng thêm hai cái miệng điều đó với người giống như dị tật bẩm sinh nhưng với một chú thuật sư như Sukuna lại là điều khiến anh ấy trở thành chú thuật sư mạnh nhất
Nhiệm vụ ẩn – Khúc bi ca của Hyperion
Nhiệm vụ ẩn – Khúc bi ca của Hyperion
Là mảnh ghép cuối cùng của lịch sử của Enkanomiya-Watatsumi từ xa xưa cho đến khi Xà thần bị Raiden Ei chém chết