Lashkar-e-Jhangvi

Lashkar-e-Jhangvi (LeJ; tiếng Urdu: لشکر جھنگوی) hoặc "Đội quân Jhangvi", là một tổ chức dân quân thánh chiến cực đoan người Hồi giáo dòng Sunni hệ phái Deobandi[1] có trụ sở tại Afghanistan.[2] Tổ chức này hoạt động ở cả Pakistan và Afghanistan[2][3] và là một nhánh của đảng chống người Hồi giáo dòng Shia mang tên Sipah-e-Sahaba Pakistan (SSP). LeJ do các nhà hoạt động SSP kỳ cựu gồm có Riaz Basra, Malik Ishaq, Akram Lahori và Ghulam Rasool Shah lập nên vào năm 1996.[4]

LeJ đã đứng ra nhận trách nhiệm về các vụ tấn công gây thương vong hàng loạt nhằm mục đích chống lại cộng đồng Hồi giáo dòng Shia ở Pakistan,[5] bao gồm nhiều vụ đánh bom làm thiệt mạng hơn 200 tín đồ dòng Shia vùng HazaraQuetta vào năm 2013. Họ còn liên quan đến vụ tiến đánh Nghĩa trang Mominpura năm 1998, vụ bắt cóc Daniel Pearl năm 2002, và vụ tấn công đội tuyển cricket Sri LankaLahore năm 2009.[6][7] Một nhóm chủ yếu là người Punjabi,[8] LeJ từng được các quan chức tình báo Pakistan xếp loại là một trong những tổ chức khủng bố ác độc nhất của nước này.[9]

Emir đầu tiên của LeJ là Basra đã bị cảnh sát giết trong lần đối đầu vào năm 2002. Người kế nhiệm Basra là Malik Ishaq cùng với Ghulam Rasool Shah thiệt mạng trong một cuộc giao tranh ở Muzaffargarh vào năm 2015.[10] Vì những hành động quá khích này mà Pakistan đã ra lệnh cấm LeJ vào tháng 8 năm 2001.[11] LeJ vẫn còn hoạt động và được Úc,[12] Canada,[13] Pakistan,[14] Vương quốc Anh,[15] Mỹ[16]Liên Hợp Quốc xếp loại như một tổ chức khủng bố.[17]

LeJ có mối liên hệ mật thiết với Taliban, Phong trào Hồi giáo Uzbekistan (IMU), Sipah-e-Sahaba (SSP), Ahle Sunnat Waljamaat (ASWJ), Al-QaedaJundallah.[18] Sau cái chết của Riaz Basra vào tháng 5 năm 2002, liên lạc giữa al-Qaeda và LeJ xem chừng ngừng hẳn lại.[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “State designates leader of Lashkar-e-Jhanghvi as global terrorist”. The Long War Journal. ngày 6 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2015.
  2. ^ a b “Pakistani Extremists Carve A Sanctuary In Southern Afghanistan”. Gandhara Radio Free Europe/Radio Liberty. ngày 23 tháng 1 năm 2017.
  3. ^ “Is Lashker-e-Jhangvi Taking Advantage of Pakistan and Afghanistan's Bilateral Tensions?”. The Diplomat. ngày 27 tháng 1 năm 2017.
  4. ^ Farooqi, Asif (ngày 11 tháng 1 năm 2013). “Profile: Lashkar-e-Jhangvi - BBC News”. BBC News. Bbc.com. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2015.
  5. ^ a b Roul, Animesh (ngày 2 tháng 6 năm 2005). “Lashkar-e-Jhangvi: Sectarian Violence in Pakistan and Ties to International Terrorism”. Terrorism Monitor. Jamestown Foundation. 3 (11). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2013.
  6. ^ “Pakistani Shi'ites call off protests after Quetta bombing arrests”. Reuters. ngày 19 tháng 2 năm 2013.
  7. ^ Notezai, Muhammad Akbar (ngày 11 tháng 8 năm 2015). “Malik Ishaq and Pakistan's Sectarian Violence”. The Diplomat. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2015.
  8. ^ “Pakistan Shias killed in Gilgit sectarian attack”. BBC News. ngày 16 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2012. A predominantly Punjabi group, Lashkar-e-Jhangvi is linked with the 2002 murder of US reporter Daniel Pearl and other militant attacks, particularly in the southern city of Karachi.
  9. ^ “Iran condemns terrorist attacks in Pakistan”. Tehran Times. ngày 17 tháng 2 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2013.
  10. ^ Ahmad, Tufail (ngày 21 tháng 3 năm 2012). “Using Twitter, YouTube, Facebook and Other Internet Tools, Pakistani Terrorist Group Lashkar-e-Jhangvi Incites Violence against Shi'ite Muslims and Engenders Antisemitism”. The Middle East Media Research Insititue, memri.org. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2012.
  11. ^ “List of banned organisations in Pakistan”. ngày 24 tháng 10 năm 2012.
  12. ^ Department, Attorney-General’s. “Lashkar-e Jhangvi”. www.nationalsecurity.gov.au (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2019.
  13. ^ “About the listing process”. www.publicsafety.gc.ca. ngày 16 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2019.
  14. ^ “Proscribed Organizations – NACTA – National Counter Terrorism Authority NACTA Pakistan” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2019.
  15. ^ “Proscribed terrorist groups or organisations”. GOV.UK (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2019.
  16. ^ “Pakistani group joins US terror list”. BBC News South Asia. ngày 30 tháng 1 năm 2003. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2003.
  17. ^ “LASHKAR I JHANGVI (LJ) | United Nations Security Council Subsidiary Organs”. ngày 18 tháng 10 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2019.
  18. ^ 18 Shias Killed in Pak Bus Massacre Lưu trữ 2013-09-27 tại Wayback Machine PTI | Rezaul H Laskar | Islamabad | ngày 28 tháng 2 năm 2012

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng hợp các shop quần áo TAOBAO đã cập bến trên Shopee
Tổng hợp các shop quần áo TAOBAO đã cập bến trên Shopee
Không cần đặt hàng qua trung gian cầu kỳ lại hay trôi nổi lạc hàng, lưu ngay 6 tọa độ đồ nam Taobao cực xịn trên shopee
Mập và ốm: thể tạng cơ thể và chiến lược tập luyện phù hợp
Mập và ốm: thể tạng cơ thể và chiến lược tập luyện phù hợp
Bài viết này cung cấp góc nhìn tổng quát về ba loại thể tạng phổ biến nhằm giúp bạn hiểu rõ cơ thể và xây dựng lộ trình tập luyện, nghỉ ngơi và ăn uống phù hợp.
[Review sách] Tàn ngày để lại: Còn lại gì sau một quá khứ huy hoàng đã mất
[Review sách] Tàn ngày để lại: Còn lại gì sau một quá khứ huy hoàng đã mất
Trong cuộc phỏng vấn với bà Sara Danius - thư ký thường trực Viện Hàn lâm Thụy điển, bà nói về giải thưởng Nobel Văn học dành cho Kazuo
Về nước làm việc, bạn sợ điều gì?
Về nước làm việc, bạn sợ điều gì?
Hãy thử những cách sau để không bị “shock văn hoá ngược" khi làm việc tại Việt Nam nhé!