Lisianski (đảo)

Đảo Lisianski
Đảo Lisianski
Vị trí của đảo Lisianski
Địa lý
Vị tríThái Bình Dương
Tọa độ26°03′51″B 173°57′57″T / 26,06417°B 173,96583°T / 26.06417; -173.96583 (đảo Lisianski)
Quần đảoTây Bắc Hawaii
Hành chính
Tiểu bangHawaii
QuậnHonolulu

Đảo Lisianski (tiếng Anh: Lisianski Island, tiếng Hawaii: Papa‘āpoho) là đảo san hô thuộc quần đảo Tây Bắc Hawaii. Trong tiếng Hawaii, Papa‘āpoho nghĩa là "(đảo) phẳng với một chỗ lún".[1] Đảo nằm dưới sự quản lý hành chính của quận Honolulu, tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ độ sâu đảo Lisianski và bãi cạn Neva
Đảo Lisianski và bãi cạn Neva

Nằm cách Honolulu 1.676 km về phía tây bắc và cách đảo Laysan 213 km về phía tây, đảo Lisianski là một đảo san hô phẳng và thấp có chiều dài 1,9 km, chiều rộng 0,8 km[2] và diện tích là 1,555712 km².[3] Nơi cao nhất 12,19 m là một đụn cát ở mặt bắc của đảo.[4] Tương tự đảo Laysan, đảo Lisianski được hình thành khi một rạn san hô vòng được nâng lên khỏi mặt biển nhờ kiến tạo địa chất nhưng thay vì vẫn còn đầm nước ở giữa như Laysan thì Lisianski chỉ có một chỗ đất lún.[5][6] Bao quanh đảo là một diềm cát trắng. Ở phía nam của đảo là một rạn san hô mang tên là bãi cạn Neva (tiếng Anh: Neva Shoal). Rạn này bao phủ một diện tích đến 979 km².

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 10 năm 1805, tàu chiến Neva do vị sĩ quan Hải quân Đế quốc NgaYuri Lisyansky chỉ huy đã mắc cạn tại khu vực này. Khi đó ông đã phải vứt bỏ một số hàng hoá để làm nhẹ tàu và đưa nó thoát khỏi đây. Họ của ông được dùng để đặt tên cho đảo Lisianski còn tên tàu Neva được dùng để đặt cho phần rạn san hô gần đó.[7]

Sinh thái

[sửa | sửa mã nguồn]
San hô tươi đẹp tại vùng bãi cạn Neva
Sula dactylatra (chim điên mặt xanh) non trên đảo

Người ta đã ghi nhận được 24 loài san hô cứng tại khu vực Lisianski-Neva. Vùng nước nông gần đảo có nhiều gò san hô Montipora turgescensMontipora capitata.[4] Một số nhà khoa học gọi các rạn san hô vùng Lisianski-Neva là những "vườn san hô" bởi sự phong phú về số lượng và hình dạng các tập đoàn san hô (hình chóp, hình lâu đài,...).[4] Tại các vùng nước gần bờ đảo, có rất đông cá rạn san hô bơi lội. Có một điểm đặc biệt mà các nhà nghiên cứu nhận thấy khi nghiên cứu những loài cá ăn thịt ở các rạn san hô Lisianski là chúng rất hung dữ. Ngay cả cá vẫu (Caranx ignobilis) cũng quấy rối thợ lặn và thuyền nhỏ.

Ngược về quá khứ thì sự xâm nhập của chuột (năm 1844) và thỏ ngoại lai được xem là nguyên nhân gây tuyệt chủng loài Porzana palmeri (gà nước Laysan) trên đảo. Khoảng năm 1904 thì con người tìm đến đây để khai thác lông chim. Tình hình trở nên nghiêm trọng khiến tổng thống Hoa Kỳ là Theodore Roosevelt phải thành lập Khu bảo tồn chim quần đảo Hawaii vào năm 1909. Ngày nay trên đảo có nhiều chim biển làm tổ và chim di trú như Pluvialis fulva, Tringa incanaNumenius tahitiensis.[4] Số cặp chim Pterodroma hypoleuca sinh sản tại đảo chiếm đến 3/4 tổng số cặp loài này tính trên toàn tiểu bang Hawaii. Ngoài ra, có thể bắt gặp nhiều hải cẩu thầy tu Hawaiiđồi mồi dứa trên các bãi biển của đảo Lisianski.

Đảo Lisianski sở hữu thảm thực vật gần như nguyên sơ, trong đó chỉ có ba đến bốn loài ngoại lai. Có 10 loài thực vật bản địa và ba loài đặc hữu.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ (Kimura 1998, tr. 27)
  2. ^ (Morgan 2001, tr. 64)
  3. ^ “Lisianski Island: Block 1014, Census Tract 114.98, Honolulu County, Hawaii” (bằng tiếng Anh). American FactFinder. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2013.
  4. ^ a b c d e “Lisianski Island and Neva Shoals (26° 4' N - 173° 58' W)” (bằng tiếng Anh). CoRIS Data, NOAA Coral Reef Conservation Program. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2013. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “noaa” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  5. ^ (Harrison 1990, tr. 16)
  6. ^ “Lisianski Island (Papa'āpoho)” (bằng tiếng Anh). Papahanaumokuakea Marine National Monument. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2013.
  7. ^ (MacDonald, Abbott & Peterson 1983, tr. 481)

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Harrison, Craig S. (1990), Seabirds of Hawaii: Natural History and Conservation, Cornell University Press, ISBN 9780801497223Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  • Kimura, Larry L. (1998), “Hawaiian Names for the Northwestern Hawaiian Islands”, trong Juvik, Sonia P.; Juvik, James O.; Paradise, Thomas R. (biên tập), Atlas of Hawaiʻi (ấn bản thứ 3), University of Hawaii Press, ISBN 9780824821258Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết) Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  • MacDonald, Gordon Andrew; Abbott, Agatin Townsend; Peterson, Frank L. (1983), Volcanoes in the Sea: The Geology of Hawaii (ấn bản thứ 2), University of Hawaii Press, ISBN 9780824808327Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Morgan, Joseph R. (2001), “Geographic factors in delineating exclusive economic zones: Some examples from the north-western Hawaiian Islands”, trong Spalding, Mark D.; Ravilious, Corinna; Green, Edmund Peter (biên tập), World Atlas of Coral Reefs, University of California Press, ISBN 9780520232556Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan