Plantago major | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Asterids |
Bộ (ordo) | Lamiales |
Họ (familia) | Plantaginaceae |
Chi (genus) | Plantago |
Loài (species) | P. major |
Danh pháp hai phần | |
Plantago major L. |
Mã đề hay mã đề lớn, mã đề trồng, bông mã đề (danh pháp hai phần: Plantago major) là một loài thực vật thuộc họ Mã đề (Plantaginaceae). Đây là loài bản địa của châu Âu, Bắc Á và Trung Á[1][2][3].
Cây mã đề được trồng và mọc ở khắp Việt Nam. Loài này được dùng làm thuốc chữa suyễn, lợi tiểu, lọc máu[4].
Lá mọc so le, hình bầu dục hay hình trứng ngược, có cuống dài, dài 3 – 4 cm, rộng 1–2 cm, mép có răng cưa, phiến lá dày, láng ở mặt trên, mặt dưới xanh nhạt hơn mặt trên, vò có mùi thơm.
Trong cây mac đề có chất glucosid và aucubin hay rinantin. Lá có chất nhầy, chất đắng, caroten, sinh tố C, K, T, acid citric. Trong hạt có nhiều chất nhầy, acid plantenolic, adenin và cholin.
Mã đề hiện nay có có 4 loại:
Có cây mã đề và mã đề á cùng họ mã đề còn mã đề kim thuộc họ khoai lang, mã đề nước thuộc họ lá sắn
Công dụng nổi bật nhất của mã đề là thông tiểu tiện nên dân gian thường dùng loại cỏ này nấu nước uống để có tác dụng lợi tiểu, giải độc cơ thể.
Tuy nhiên, ít người biết rằng mã đề còn được sử dụng chữa rất nhiều loại bệnh về thận nói riêng và đường tiết niệu nói chung.
Theo Đông y, mã đề vị ngọt, tính lạnh, tác dụng mát máu, khử nhiệt, ngưng cháy máu cam, tiểu tắc nghẽn, làm sáng mắt, thông mồ hôi, làm sạch phong nhiệt tại gan, phổi, chữa chứng thấp nhiệt ở bàng quang, lợi tiểu tiện mà không chạy khí, khiến cường âm tích tinh.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng cây mã đề đặc biệt là phần lá có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ urê, acid uric và muối trong thận. Do đó, dùng mã đề làm thuốc rất có lợi cho thận và đường tiết niệu.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng cây mã đề đặc biệt là phần lá có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ urê, acid uric và muối trong thận. Do đó, dùng mã đề làm thuốc rất có lợi cho thận và đường tiết niệu. Loài này có ba phân loài:[2]