Mũ cánh chuồn

Tranh chân dung Nguyễn Trãi, quan đại thần nhà Hậu Lê, đầu đội mũ cánh chuồn
Mũ phốc đầu của quan nhà Nguyễn có đính bác sơn bằng vàng. Mũ thiếu hai cánh chuồn

Mũ cánh chuồn, còn gọi là mũ ô sa (chữ Hán: 烏紗帽, âm Hán Việt: ô sa mạo), là tên thông dụng gọi loại của quan lại thời phong kiến Việt Nam và Á Đông dùng làm một phần trong trang phục khi chấp sự hoặc dự việc có tính cách nghi lễ. Mũ có dạng úp lên đầu, phần phía sau (gọi là hậu sơn) nhô cao hơn phần trán. Đặc biệt là hai bên tai có hai cánh, tương tự như cánh con chuồn chuồn.

Tượng Tam Đa: vị thần Lộc đội mũ cánh chuồn đứng giữa

Trong văn hóa Việt Nam có những biểu tượng thông dụng như Tam Đa: Phúc, Lộc, Thọ; trong đó vị thần Lộc có hình dạng là vị quan đội mũ cánh chuồn.[1]

Mũ cánh chuồn cũng xuất hiện trên mâm cỗ cúng táo quân, làm lễ vật cho ba vị thần bếp.[2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Sim Hwanji - vị quan Triều Tiên đội mũ ô sa

Mũ cánh chuồn trong sử sách nguyên thủy là mũ phốc đầu (幞頭), một biến thể của loại khăn chít trên đầu, hai đầu khăn bỏ rủ hai bên tai. Mũ này du nhập vào Việt Nam từ Trung Hoa vào thời nhà Tiền Lê.[3] Thời nhà Hậu Lê thì triều đình chỉ định dùng mũ cánh chuồn, lúc bấy giờ gọi là mũ ô sa là một phần phẩm phục cho các quan. Tùy phẩm cấp mà dùng mũ trơn hay đính thêm những trang sức bằng quý kim có tính cách trang trí nhưng cũng là cách phân biệt phẩm trật.[4] Mũ cánh chuồn được dùng cho đến hết thời nhà Nguyễn tại Việt Nam với tên gọi là mũ Phốc đầu. Sử sách nhà Nguyễn phân biệt mũ Phốc đầu thành hai loại: Loại thứ nhất dáng tròn dành cho quan văn, loại thứ hai dáng vuông dành cho quan võ. cả hai loại đều được đan bằng Mã vĩ (lông đuôi ngựa). tùy theo phẩm trật mà sẽ có thêm các trang sức mũ khác nhau như: Giao long, bác sơn, như ý, hoa,..

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Các ông Tam Đa là ai?"
  2. ^ "Mâm cỗ cúng táo quân gồm những gì?"
  3. ^ Trần Quang Đức. Ngàn năm áo mũ. Hà Nội: nxb Thế giới, 2013. tr 171
  4. ^ "chuồn chuồn"

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Pricing Strategy: Học cách định giá sản phẩm có 1-0-2 của Wine List
Pricing Strategy: Học cách định giá sản phẩm có 1-0-2 của Wine List
Hôm nay mình đọc được 2 case study thú vị về định giá sản phẩm. Cả hai đều dựa trên hiệu ứng mỏ neo (Price Anchoring Effect).
Spoiler Volume 19 LN: Rimuru nuốt chửng Michael
Spoiler Volume 19 LN: Rimuru nuốt chửng Michael
Rimuru đang dự hội nghị ở Ingrasia thì nghe tin chỗ Dagruel có biến nên xách theo Souei và Diablo chạy đến
[Giả thuyết] Paimon là ai?
[Giả thuyết] Paimon là ai?
Trước tiên là về tên của cô ấy, tên các vị thần trong lục địa Teyvat điều được đặt theo tên các con quỷ trong Ars Goetia
Chúng ta có phải là một thế hệ “chán đi làm”?
Chúng ta có phải là một thế hệ “chán đi làm”?
Thực tế là, ngay cả khi còn là lính mới tò te, hay đã ở vai trò đồng sáng lập của một startup như hiện nay, luôn có những lúc mình cảm thấy chán làm việc vcđ