Mẫu thần (Mother goddess/Nữ thần mẹ) là một nữ thần được nhân cách hóa từ hình tượng của một bà mẹ với các khía cạnh tình mẫu tử, mẫu hệ, khả năng sinh đẻ, sự sáng tạo sinh sôi ra loài người, sự hủy diệt hoặc hiện thân của sự ân sủng, phước lành được mẹ thiên nhiên, mẹ trái đất ban cho con người. Mẫu thần hiện diện trong tín ngưỡng dân gian, tôn giáo, thần thoại, truyền thuyết văn hóa gắn với chế độ mẫu hệ trong lịch sử loài người.
Dấu tích của một vị Nữ thần mẹ đã được James Mellaart khám phá từ một loạt cuộc khai quật tại Çatalhöyük, phía bắc của dãy núi Taurus trong một vùng nông nghiệp màu mỡ Nam Anatolia trong giai đoạn năm 1961 đến 1965 đã phát hiện rất nhiều bức tượng mà Mellaart cho rằng tượng trưng cho một nữ thần Vĩ đại của một nền văn hóa mẫu hệ, vị nữ thần này ngồi bên cạnh hai con sư tử cái, được tìm thấy trong một thùng đựng ngũ cốc cho thấy sự bảo hộ mùa màng và ngũ cốc vốn là nguồn sống của con người và vật nuôi[1]. Ngoài ra còn có một số lượng lớn các bức tượng nhỏ không có giới tính, mà Mellaart coi là điển hình cho một xã hội do phụ nữ thống trị đó là nhấn mạnh vào tình dục trong nghệ thuật luôn gắn liền với sự thôi thúc và ham muốn của nam giới[2]. Nhà khảo cổ học Marija Gimbutas ủng hộ quan điểm cho rằng có thể có chế độ mẫu hệ và sùng bái nữ thần mẹ đã làm phát sinh tín ngưỡng thờ Mẫu hiện đại với các cuộc hành hương hàng năm được tổ chức tại Çatalhöyük[3].
Trong thần thoại Ai Cập, nữ thần bầu trời Nut đôi khi được gọi là "Mẹ" vì bà mang các vì sao và thần Mặt trời, bà sẽ đưa người chết vào bầu trời đầy sao để tái sinh bằng thức ăn và rượu[6]. Đôi khi, các bức tượng nhỏ của Venus thời đồ đá cũ được giải thích là mô tả của một Nữ thần Trái đất tương tự như Gaia[7]. Trong đạo Baha'i Faith, thì các Baha'u'llah sử dụng Mẹ như một thuộc tính của Đức Chúa Trời[8][9]. Trong Phong trào Thánh hữu Ngày sau (Latter Day Saint) có nhiều tín đồ tin vào Mẹ Thiên Thượng (Heavenly Mother) là vợ của Đức Chúa Trời Cha dù niềm tin này còn khác biệt tùy theo giáo phái[10].
^Witcombe, Christopher L. C. E. “Women in the Stone Age”. Essay: The Venus of Willendorf. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2008.
Joseph's Speckled Bird, Letter to the Editor, Times and Seasons 6: 892 (1 May 1845).
Mellaart, J., (1967): Catal Huyuk. A Neolithic Town in Anatolia, McGraw-Hill
Monaghan, P. (2014): Encyclopedia of Goddesses and Heroines, New World Library
Motz, L. (1997): The Faces of the Goddess, Oxford University Press
Origen, Origen's Commentary on the Gospel of John: Book II, ¶6. Included in The Ante-Nicene Fathers, 10 vols. (Buffalo: The Christian Literature Publishing Company, 1885–1896) 10:329–330.
Pearson, Carol Lynn, "Mother Wove the Morning: a one-woman play" (October 1992) (ISBN1-56236-307-7) (depicting, according to the video's description, Eliza R. Snow as one of "sixteen women [who] throughout history search for God the Mother and invite her back into the human family").
Shiina Mashiro (椎名 ましろ Shiina Mashiro) là main nữ trong "Sakurasou no Pet Na Kanojo" và hiện đang ở tại phòng 202 trại Sakurasou. Shiina có lẽ là nhân vật trầm tính nhất xuyên suốt câu chuyện.
Victor gặp Emily trong một hoàn cảnh khá trớ trêu. Emily là một cô gái hồng nhan bạc mệnh, vì trót trao nhầm tình yêu cho một kẻ đểu cáng mà ra đi tức tưởi trong bộ váy cưới