Mật thất | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiosperms |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Asterids |
Bộ (ordo) | Lamiales |
Họ (familia) | Linderniaceae |
Chi (genus) | Picria Lour., 1790 |
Loài (species) | P. fel-terrae |
Danh pháp hai phần | |
Picria fel-terrae Lour., 1790 | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
|
Picria fel-terrae là một loài thực vật có hoa thuộc họ Linderniaceae.[1] Nó cũng là loài duy nhất của chi Picria, được João de Loureiro mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1790.
Loài này có ở Ấn Độ (Assam), Bangladesh, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam) và Việt Nam.[2][3] Tại Việt Nam nó được gọi là mật thất[4] hay thanh ngâm. Tại Trung Quốc gọi là 苦玄参 (khổ huyền sâm, nghĩa là huyền sâm đắng).[3]
Cỏ một năm có vị rất đắng, cao 0,5-1,0 m, mọc rễ từ các mắt; thân vuông. Các cành phân nhánh, có khía. Cuống lá 0,5–2 cm. Lá mọc đối; phiến lá hình trứng (hình xoan) hay gần tròn, dài 3-5,5 cm, xa trục có lông cứng trên các gân, gần trục có lông cứng ngắn. Đáy hình nêm, thuôn tròn hay cắt cụt. Mép lá có khía tai bèo-răng đều, nhọn đỉnh. Gân phụ 4-5 đôi ở mỗi bên của gân giữa, có lông mịn; cuống có cạnh. Chùm ở nách lá, thưa, cành hoa gồm 3-8 hoa mọc đối, cuống hoa đến 1 cm. Đài hoa 4 lá đài, thùy thuon dài-hình trứng, đến 1,4 x 1 cm ở quả, gân hình lưới rõ nét, 2 ngoài to rộng, 2 trong thẳng hẹp như kim, các thùy trên thường xẻ đôi ở đỉnh. Tràng hoa cao gần bằng đài, khoảng 1,2 cm, màu nâu đỏ hoặc trắng trừ môi dưới; ống tràng khoảng 6,5 mm, thu hẹp ở giữa; môi dưới khoảng 6,5 mm; môi trên thẳng đứng khoảng 4,5 mm, đáy rộng, gần thuôn dài và hẹp ở đỉnh, có khía; chỉ nhị trước có lông măng, tiểu nhụy thụ 2, tiểu nhụy lép vàng. Quả nang hình trứng, ngắn hơn đài, 5–6 mm; hột nhiều, vàng.[3][4]
Ven rừng, rừng thưa, rừng thường xanh, đồng ruộng, ở cao độ 700-1.400m.[3] Tại Việt Nam có ở Hoàng Liên Sơn, Hà Sơn Bình, Bình Trị Thiên. Chứa curangin, trị sốt, khai vị, bổ ruột, lợi kinh, hạ nhiệt; trị rắn cắn.[4]