Mỹ Trà
|
|||
---|---|---|---|
Xã | |||
Xã Mỹ Trà | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Tỉnh | Đồng Tháp | ||
Thành phố | Cao Lãnh | ||
Trụ sở UBND | Đường Phan Hồng Thanh, tổ 8, ấp 3 | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°28′41″B 105°38′30″Đ / 10,47806°B 105,64167°Đ | |||
| |||
Diện tích | 6,95 km²[1] | ||
Dân số (2008) | |||
Tổng cộng | 4.780 người[1] | ||
Mật độ | 690 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 29887[2] | ||
Website | xamytra | ||
Mỹ Trà là một xã thuộc thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.
Xã Mỹ Trà nằm ở phía bắc thành phố Cao Lãnh, có vị trí địa lý:
Xã Mỹ Trà có diện tích 6,95 km², dân số năm 2008 là 4.780 người[1], mật độ dân số đạt 690 người/km².
Xã Mỹ Trà được chia thành 3 ấp: 1, 2, 3.[3]
Ngày 27 tháng 12 năm 1980, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 382-CP[4] về việc thành lập xã Phương Trà trên cơ sở sáp nhập một nửa ấp Mỹ Quới của xã Mỹ Trà.
Ngày 23 tháng 2 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 13-HĐBT[5] về việc chuyển xã Mỹ Trà của huyện Cao Lãnh về thị xã Cao Lãnh mới thành lập quản lý.
Đến năm 1986, cắt 2 ấp Mỹ Đức, Mỹ Long của xã Mỹ Trà sáp nhập vào phường 3.[6]
Đến năm 1987, sau khi xây dựng hoàn thành trụ sở UBND phường 3 tiến hành giao trả đất cho phường 2 từ ngã tư Lê Lợi đến sông Cầu Sáng.[6]
Đến tháng 9 năm 1986, sáp nhập ấp Mỹ Thiện của xã Mỹ Trà vào phường 3. Lý do ấp Mỹ thiện đến tháng 9 mới cắt nhập vào phường 3 do tình hình tập đoàn thiếu nợ lương thực sau khi Mỹ Trà hoàn thiện sổ sách thì ấp Mỹ Thiện chính thức nhập vào phường 3.[6]
Ngày 30 tháng 11 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định 194/2004/NĐ-CP[7] về việc thành lập phường Mỹ Phú trên cơ sở 263,70 ha diện tích tự nhiên và 7.490 người của xã Mỹ Trà.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập phường Mỹ Phú, xã Mỹ Trà còn lại 631,94 ha diện tích tự nhiên và 5.081 nhân khẩu.
Ngày 16 tháng 1 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 10/2007/NĐ-CP[8] về việc thành lập thành phố Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp. Xã Mỹ Trà trực thuộc thành phố Cao Lãnh.
Kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ - thương mại chưa phát triển.
Toàn xã hiện nay có một trường mầm non, hai điểm trường Tiểu học và một điểm trường THCS.
Hiện nay xã chưa có trạm Y tế, tuy nhiên việc khám chữa bệnh và sơ cấp cứu ban đầu cho người dân trong xã tương đối tốt[cần dẫn nguồn]. Các chương trình y tế Quốc gia, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân và phòng chống dịch bệnh đạt kết quả cao.
Mạng lưới giao thông đường bộ có đường Quảng Khánh, đường Điện Biên Phủ nối dài là đường nhựa, hầu hết là đường đal. Tuy nhiên trên địa bàn xã còn một số đường đất gây khó khăn cho việc đi lại cũng như vận chuyển hàng nông sản khi trời mưa.
Hệ thống kênh, mương khá hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá cho nhân dân.