Mohammed VI | |||||
---|---|---|---|---|---|
Vua Maroc | |||||
Trị vì | 23 tháng 7 năm 1999 – nay (25 năm, 152 ngày) | ||||
Thủ tướng Maroc | |||||
Tiền nhiệm | Hassan II | ||||
Người thừa kế đương nhiên | Moulay Hassan | ||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | 21 tháng 8, 1963 Rabat, Maroc | ||||
Phối ngẫu | Công nương Lalla Salma | ||||
Hậu duệ | Moulay Hassan Lalla Khadija | ||||
| |||||
Triều đại | Alaouite | ||||
Hoàng gia ca | "Hymne Chérifien" | ||||
Thân phụ | Hassan II | ||||
Thân mẫu | Lalla Latifa Hammou | ||||
Tôn giáo | Hồi giáo Sunni |
Mohammed VI (Ả Rập: محمد السادس, sinh ngày 21 tháng 8 năm 1963)[1] là vua của Vương quốc Maroc (Amir al-Mu'minin). Nhà vua đăng quang ngai vàng ngày 23 tháng 7 năm 1999 khi phụ hoàng của mình - Vua Hassan II - băng hà.[2]
Ông là vị vua thứ 31 của triều đại Alaouite, triều đại cai trị Maroc từ năm 1660 đến nay, Mohammed VI đã tiến hành nhiều cải cách trong xã hội tại quốc gia này.
Giá trị tài sản ròng của nhà vua được ước tính vào khoảng từ 2,1 tỷ đô la Mỹ đến hơn 5 tỷ đô la Mỹ[3][4]. Theo tạp chí Forbes, ông là vị vua giàu nhất châu Phi vào năm 2014, và là vị vua giàu thứ 5 thế giới.[5]
Nhà vua nổi tiếng thế giới vì chuyện tình có một không hai với vương phi Lalla Salma Bennani, người làm nhà vua đi ngược lại truyền thống hoàng tộc và thay đổi hiến pháp.
Mohammed VI là con thứ hai và là con trai cả của vua Hassan II và hoàng phi thứ hai của ông, Lalla Latifa Hammou. Vào ngày sinh của mình, Mohammed được phong là người kế vị đương nhiên và thái tử. Phụ hoàng của ông đã quan tâm đến việc cho ông học về tôn giáo và chính trị ngay từ khi còn nhỏ; năm bốn tuổi, ông bắt đầu theo học trường Quranic tại Cung điện Hoàng gia.[6]
Mohammed VI lấy bằng cử nhân luật tại Đại học Mohammed V ở Agdal (Maroc) năm 1985[7]. Vào tháng 11 năm 1988, ông được đào tạo tại Brussels, Vương quốc Bỉ với Jacques Delors, khi đó là Chủ tịch Ủy ban Châu Âu[1]. Mohammed VI lấy bằng Tiến sĩ luật vào ngày 29 tháng 10 năm 1993 tại Đại học Nice Sophia Antipolis của Pháp[1].
Nhà vua đăng quang ngai vàng ngày 23 tháng 7 năm 1999 khi phụ hoàng của mình - Vua Hassan II - băng hà.[2] Chủ nghĩa cải cách của nhà vua đã bị những người bảo thủ theo chủ nghĩa Hồi giáo phản đối, và những người theo chủ nghĩa chính thống tức giận. Vào tháng 2 năm 2004, ông đã ban hành một bộ luật gia đình mới, hay Mudawana, cho phép phụ nữ có thêm quyền lực[8].
Trong một bài phát biểu vào ngày 9 tháng 3 năm 2011, nhà vua nói rằng quốc hội và quyền lực của cơ quan tư pháp sẽ được trao quyền độc lập nhiều hơn từ nhà vua.
Vào tháng 1 năm 2017, Maroc đã cấm sản xuất, tiếp thị và bán burqa (một loại áo dài của phụ nữ Hồi giáo, có phần vải để trùm lên đầu, phía trước một tấm lưới dày che mặt làm họ chỉ có thể nhìn từ trong ra ngoài).[10]
Vào tháng 12 năm 2020, Mohammed VI đã đồng ý bình thường hóa quan hệ với Israel với điều kiện Hoa Kỳ sẽ công nhận Tây Sahara là vùng đất dưới quyền của nhà nước Maroc. Thỏa thuận sẽ bao gồm các chuyến bay thẳng giữa hai quốc gia.
Giữa đại dịch COVID-19, vua Mohammed VI được cho là đã mua một dinh thự trị giá 80 triệu euro ở Paris, gần Tháp Eiffel, từ Hoàng gia Ả Rập Xê Út.[11]
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Rabat đã báo cáo với Washington D.C về nhiều cáo buộc tham nhũng của nhà vua[12].
Với tài sản riêng tư khoảng 5,2 tỷ Euro ông, tự cho mình là vua của người nghèo, là một trong những vua chúa giầu nhất thế giới.[13][14][15][16] Ông có hơn 600 chiếc xe hơi, trong các nhà để xe của các lâu đài gồm nhiều chiếc Mercedes, Ferrari, Bentley, Rolls-Royce, cũng như các chiếc Oldtimer hiếm có. Chiếc du thuyền của ông trị giá 88 triệu Euro là một trong những chiếc thuyền lớn nhất thế giới. Ông còn có 2 máy bay Boeing và một chiếc Hercules đặc biệt để chở bàn ghế, hành lý. Chỉ riêng ở Marokko ông có 12 lâu đài với hơn 1000 người hầu hạ. [17]
Ngày sinh nhật của nhà vua (21/8) là một ngày lễ quốc gia, tuy nhiên nó đã bị hủy bỏ sau cái chết của người dì của nhà vua vào năm 2014.
Nhà vua Mohammed VI nổi tiếng thế giới vì chuyện tình có một không hai với Công chúa Lalla Salma Bennani, người làm nhà vua đi ngược lại truyền thống hoàng tộc và thay đổi hiến pháp.
Lalla Salma Bennani vốn chỉ là một thường dân tại Fes (Maroc), là một kỹ sư máy tính. Các câu chuyện kể lại rằng mặc dù được nhà vua, nhưng cô sẽ không kết hôn vì chế độ đa thê tại Maroc. Hoàng gia Alaouite của Maroc theo Hồi giáo vốn có truyền thống đa thê, vị vua thứ hai của triều đại - Ismail ibn Sharif là nhà vua có nhiều con cái nhất thế giới với hơn 500 bà vợ.
Do đó, vua Mohammed VI ban bố Lệnh huỷ bỏ chế độ đa thê trên toàn cõi Maroc. Mohamed VI ra lệnh sửa đổi Hiến pháp, ban hành chế độ một vợ một chồng mặc cho sự ngăn cản từ các thành viên Hoàng gia.
Sau đó, đám cưới của vua và công chúa tiếp tục được tổ chức vào tháng 7 với sự tham gia của 300 cặp đôi khác trên cả nước.
Kể từ ngày kết hôn, Công chúa Lalla Salma Bennani đã trở thành biểu tượng của phụ nữ Maroc. Nhiều phụ nữ nước này nhuộm tóc đỏ để được giống công chúa. Cô từ chối nhận tước hiệu Hoàng hậu.[18][19][20] Tuy nhiên, khoảng 2 năm gần đây, công chúa không còn xuất hiện trước công chúng.[21]