Papua New Guinea

Nhà nước Độc lập Papua New Guinea
Tên bằng ngôn ngữ chính thức
Quốc kỳ Quốc huy
Bản đồ
Vị trí của Papua New Guinea
Vị trí của Papua New Guinea
Tiêu ngữ
"Unity in diversity"
(Thống nhất trong đa dạng)
Quốc ca
"O Arise, All You Sons [1]
(Trỗi dậy, hỡi những người con của Tổ quốc)
Hành chính
Chính phủQuân chủ lập hiến nghị viện
Quân chủCharles III
Toàn quyềnBob Dadae
Thủ tướngJames Marape
Thủ đôPort Moresby
9°30′N 147°07′Đ / 9,5°N 147,117°Đ / -9.500; 147.117
Thành phố lớn nhấtPort Moresby
Địa lý
Diện tích462.840 km² (hạng 54)
Diện tích nước2 %
Múi giờAEST (UTC+10)
Lịch sử
Độc lập từ Úc
1 tháng 12 năm 1973Tự trị
16 tháng 9 năm 1975Độc lập
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Anh, Tok Pisin, Hiri Motu
Dân số ước lượng (2018)8.606.323 người (hạng 101)
Mật độ15 người/km² (hạng 201)
Kinh tế
GDP (PPP) (2019)Tổng số: 32,382 tỷ USD (hạng 124)
Bình quân đầu người: 3.764 USD
GDP (danh nghĩa) (2019)Tổng số: 21,543 tỷ USD (hạng 110)
Bình quân đầu người: 2.504 USD
HDI (2018)0.543 thấp (hạng 155)
Đơn vị tiền tệKina (PGK)
Thông tin khác
Tên miền Internet.pg
Lái xe bêntrái

Papua New Guinea (tiếng Tok Pisin: Papua Niugini; Hiri Motu: Papua Niu Gini, phiên âm tiếng Việt: Pa-pu-a Niu Ghi-nê), tên đầy đủ là Nhà nước Độc lập Papua New Guinea là một quốc gia quần đảochâu Đại Dương bên bờ Thái Bình Dương, gồm phía Đông của đảo New Guinea và nhiều đảo xa bờ biển (phía Tây của New Guinea là hai tỉnh PapuaTây Papua của Indonesia). Papua New Guinea nằm vào phía Tây Nam Thái Bình Dương, ở một vùng được gọi là Mélanésie từ đầu thế kỷ 19. Thủ đô của Papua New Guinea, Port Moresby là một trong số các thành phố lớn của nước này.

Papua New Guinea là một trong những quốc gia có nhiều dân tộc nhất trên thế giới, với hơn 850 ngôn ngữ thổ dân và nhiều dân tộc như vậy, nhưng chỉ vào khoảng 5 triệu người. Đây cũng là một trong những nước có dân số sống tại nông thôn nhiều nhất, chỉ 18% người sống ở những trung tâm thành thị[2]. Đây cũng là nước ít được thám hiểm nhất trên thế giới, không chỉ về địa lý mà còn về văn hóa, nhiều loài động thực vật được cho là chỉ có ở Papua New Guinea.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Papua' là một từ ngữ dùng để chỉ dạng tóc xoăn tít của dân bản xứ, New Guinea có nghĩa là "Ghi-nê mới" (Tân Ghi-nê). Một nhà thám hiểm đã tình cờ phát hiện ra thổ dân trên hòn đảo này, nhưng ông lại ngạc nhiên vì ngờ ngợ đây là thổ dân da đen ở Guinée với mái tóc xoăn tít (người Guinea không có tóc xoăn như thế) và lại ở rất xa Guinea, nên ông đặt tên cho thổ dân mới phát hiện là Papua New Guinea (người Ghi-nê tóc xoăn tít). Và các tên đó trở thành tên quốc gia.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Những di cốt con người đã được tìm thấy có niên đại từ khoảng 50,000 năm trước. Những cư dân cổ xưa này có lẽ có nguồn gốc ở Đông Nam Á, người Đông Nam Á lại có nguồn gốc từ châu Phi 50,000 tới 70,000 năm trước. New Guinea là một trong những vùng đất đầu tiên sau châu Phi và Âu Á là nơi có người hiện đại sinh sống, với cuộc di cư đầu tiên ở cùng khoảng thời gian cuộc di cư của Australia. Nông nghiệp độc lập phát triển tại các vùng cao nguyên New Guinea khoảng năm 7,000 trước Công Nguyên, khiến đây là một trong số ít khu vực thực hiện thuần hoá thực vật nguyên thủy của thế giới. Một cuộc di cư lớn của những người nói ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesia) tới các vùng ven biển khoảng 2,500 năm trước, và nó trùng khớp với sự xuất hiện của đồ gốm, lợn, và một số kỹ thuật đánh cá. Gần đây hơn, khoảng 300 năm trước, khoai lang đã du nhập vào New Guinea từ Moluccas từ Nam Mỹ bởi đế chế thuộc địa thống trị vùng đất này khi ấy, Bồ Đào Nha.[3] Sản lượng thu hoạch cao hơn rất nhiều từ khoai lang đã biến đổi toàn bộ nền nông nghiệp truyền thống, khoai lang đã chiếm hầu hết chỗ của khoai sọ, sản phẩm chủ yếu trước đó, và khiến dân cư tại các vùng cao nguyên tăng lên đáng kể.

Trước thế kỷ XIX người phương Tây ít biết về hòn đảo này, dù các thương gia từ Đông Nam Á đã tới New Guinea từ 5,000 trước để mua lông chim seo cờ làm bút,[4] và các nhà thám hiểm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã tới hòn đảo này ngay từ thế kỷ XVI (1526 và 1527 Dom Jorge de Meneses). Tên kép của nước này là những kết quả của lịch sử hành chính phức tạp của nó trước khi giành độc lập. Từ papua xuất phát từ pepuah một từ tiếng Malay miêu tả mái tóc quăn của người Melanesia, và "New Guinea" (Nueva Guinea) là cái tên do nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Yñigo Ortiz de Retez đặt ra, vào năm 1545 ông đã lưu ý thấy sự tương đồng giữa người dân ở đây với những người ông từng thấy trước đó dọc theo bờ biển Guinea của châu Phi.

Các lực lượng Australia tấn công các vị trí của Nhật gần Buna. 7 tháng 1 năm 1943.

Nửa phía bắc nước này rơi vào tay người Đức năm 1884 với tên gọi New Guinea Đức. Trong Thế Chiến I, nó bị Australia chiếm đóng, nước đã bắt đầu quản lý New Guinea Anh, phần phía nam, được đổi tên lại là Papua năm 1904. Sau Thế Chiến I, Australia được Hội quốc liên uỷ quyền cai quản New Guinea Đức cũ. Trái lại Papua, được coi là một Lãnh thổ Bên ngoài của Khối thịnh vượng chung Australia, dù theo pháp luật nó vẫn thuộc sở hữu của người Anh, một vấn đề có tầm quan trọng lớn với hệ thống pháp lý của đất nước sau khi độc lập năm 1975. Sự khác biệt này trong vị thế pháp lý có nghĩa Papua và New Guinea có cơ quan hành chính hoàn toàn riêng biệt, nhưng cả hai đều do Australia kiểm soát.

Chiến dịch New Guinea (1942-1945) là một trong những chiến dịch quân sự lớn thời Thế Chiến II. Xấp xỉ 216,000 binh sĩ, thủy thủ và phi công Nhật, Australia và Mỹ đã chết trong Chiến dịch New Guinea.[5] Hai vùng lãnh thổ đã được gộp vào trong Lãnh thổ Papua và New Guinea sau Thế Chiến II, và sau đó được gọi đơn giản là "Papua New Guinea". Bộ máy hành chính của Papua được mở cho sự giám sát của Liên hiệp quốc. Tuy nhiên, một số vị thế[6] đã tiếp tục (và đang tiếp tục) chỉ được áp dụng ở một vùng lãnh thổ. một vấn đề rất phức tạp ngày nay bởi sự điều chỉnh biên giới của Papua tại các tỉnh liền kề với sự chú tâm tới đường bộ tiếp cận và các nhóm ngôn ngữ, vì thế những vị thế được áp dụng ở một phía biên giới vốn đã không còn tồn tại nữa.

Quá trình giành độc lập một cách hoà bình từ Australia, quyền lực đô thị trên thực tế, diễn ra ngày 16 tháng 9 năm 1975, và hai bên vẫn có quan hệ gần gũi (Australia vẫn là nhà cung cấp viện trợ song phương lớn nhất cho Papua New Guinea).

Một cuộc nổi dậy ly khai diễn ra năm 1975-76 trên đảo Bougainville đã dẫn tới sự thay đổi kéo dài 11 giờ với bản thảo Hiến pháp Papua New Guinea để cho phép Bougainville và mười tám quận khác của Papua New Guinea thời tiền độc lập có vị thế trong liên bang như là các tỉnh. Cuộc nổi dậy lại diễn ra và làm thiệt mạng 20,000 người từ năm 1988 tới khi nó được giải quyết năm 1997. Sau cuộc nổi dậy, Bougainville tự trị đã bầu Joseph Kabui làm tổng thống, nhưng ông đã được vị phó là John Tabinaman kế vị. Tabinaman vẫn là lãnh đạo cho tới khi một cuộc bầu cử nhân dân mới diễn ra tháng 12 năm 2008, với James Tanis là người giành chiến thắng. Cuộc nổi dậy chống người Trung Quốc, có sự tham gia của hàng chục nghìn người,[7] nổ ra tháng 5 năm 2009.[8]

Chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Papua New Guinea là một thành viên Khối thịnh vượng chung, và Quốc vương Charles III là nguyên thủ quốc gia. Theo thoả ước hiến pháp, chuẩn bị cho bản thảo hiến pháp, và được Australia, bên đã chấm dứt quyền quản lý mẫu quốc, hy vọng, Papua New Guinea sẽ lựa chọn việc duy trì liên kết của mình với chế độ quân chủ Anh. Tuy nhiên, những người sáng lập, cho rằng các nghi lễ hoàng gia có một dấu ấn khiến nhà nước mới độc lập sẽ không thể có được một hệ thống nghi lễ bản xứ - vì thế Chế độ quân chủ vẫn được giữ lại.[9] Quốc vương được đại diện bởi Toàn quyền Papua New Guinea, hiện là Sir Paulias Matane. Papua New Guinea và Quần đảo Solomon là các quốc gia bất thường trong Khối thịnh vượng chung bởi các Toàn quyền của họ thực tế bởi nhánh lập pháp lựa chọn chứ không phải bởi hành pháp, như tại một số nền dân chủ nghị viện.

Quyền hành pháp thực tế nằm trong tay Thủ tướng, người lãnh đạo nội các. Thủ tướng hiện nay là Sir Michael Somare. Nghị viện quốc gia đơn viện có 109 ghế, trong số đó 20 ghế thuộc các thống đốc của 19 tỉnhQuận thủ đô quốc gia (NCD). Các ứng cử viên thành viên nghị viện được bầu khi thủ tướng kêu gọi một cuộc bầu cử quốc gia, tối đa 5 năm sau cuộc bầu cử quốc gia trước đó. Trong những năm đầu độc lập, sự bất ổn định của hệ thống đảng khiến những cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm thường xảy ra trong nghị viện khiến các chính phủ thường xuyên sụp đổ và lại cần tới các cuộc bầu cử quốc gia, theo các điều khoản của dân chủ nghị viện. Trong những năm gần đây, các chính phủ nối tiếp nhau đã thông qua điều luật ngăn chặn những cuộc bỏ phiếu đó được diễn ra sớm hơn 18 tháng từ cuộc bầu cử quốc gia. Điều này được cho là đã dẫn tới sự ổn định lớn hơn, dù có lẽ đã làm giảm tín nhiệm của nhánh hành pháp của chính phủ.

Các cuộc bầu cử tại PNG thu hút rất nhiều ứng cử viên. Sau khi độc lập năm 1975, các thành viên được bầu theo hệ thống first past the post, với người thắng cuộc thường giành chưa tới 15% phiếu. Các cuộc cải cách bầu cử năm 2001 đưa ra hệ thống Bầu cử Ưu đãi Giới hạn (LPV), một phiên bản của Bỏ phiếu Lựa chọn. bầu cử toàn quốc năm 2007 là cuộc bầu cử đầu tiên sử dụng LPV.

Luật pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Nghị viện đơn viện ban hành pháp luật theo cùng cách như tại các hệ thống pháp lý khác có "nội các," "chính phủ chịu trách nhiệm," hay "nghị viện dân chủ": nó được nhánh hành pháp đề xuất với nhánh lập pháp, được tranh luận và, nếu được thông qua, sẽ trở thành luật khi nhận được sự đồng ý của hoàng gia thông qua Toàn quyền. Hầu hết luật pháp hiện thực tế là những quy định do phe quan liêu áp dụng theo luật trao quyền đã được Nghị viện thông qua từ trước.

Mọi điều luật thông thường được Nghị viện ban hành phải tương thích với Hiến pháp. Các toà án có quyền phán xử về tình trạng hợp hiến của các điều luật, cả trong các cuộc tranh luận trước toà và về một sự tham khảo khi không có tranh cãi mà chỉ là một câu hỏi về sự khó hiểu của pháp luật. Khá bất thường trong số các nước đang phát triển, nhánh tư pháp của chính phủ tại Papua New Guinea vẫn khá độc lập, và những chính phủ hành pháp tiếp nối nhau vẫn tiếp tục tôn trọng quyền lực của nó.

"Luật bên dưới" — có nghĩa là, luật phong tục của Papua New Guinea — gồm luật phong tục Astralia như nó bắt đầu có hiệu lực ngày 16 tháng 9 năm 1975 (ngày độc lập), và sau đó là các quyết định của các toà án của PNG. Các toà án hoạt động tuân theo Hiến pháp, và gần đây, Underlying Law Act, để có xem xét tới "phong tục" của các cộng đồng truyền thống, với một quan điểm để xác định xem các phong tục nào là chung cho toàn bộ đất nước và có thể được tuyên bố là một phần của luật bên dưới. Trên thực tế, điều này đã cho thấy rất khó khăn, và hầu như đã bị lờ đi. Các điều luận chủ yếu được phỏng theo luật của các quốc gia khác, nhất là Australia và Anh. Sự biện hộ trong các toà án giống với mẫu hình đối lập của các quốc gia luật phong tục khác.

Vùng, tỉnh và quận

[sửa | sửa mã nguồn]

Papua New Guinea được chia thành bốn vùng, mục tiêu phân chia chủ yếu không phải về quản lý hành chính mà khá quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác như quản lý, thương mại, thể thao và các hoạt động khác.

Quốc gia này có 20 khu vực phân chia có vị thế cấp tỉnh: 18 tỉnh, Vùng Tự trị BougainvilleQuận Thủ đô Quốc gia. Mỗi tỉnh được chia thành một hay nhiều quận, và chúng lại được chia thành một hay nhiều khu vực Quản lý Cấp Địa phương.

Các tỉnh[10] là các đơn vị hành chính cấp thứ nhất của quốc gia. Các chính quyền tỉnh là các chi nhánh của chính phủ quốc gia — Papua New Guinea không phải là một liên bang gồm các tỉnh. Các khu vực phân chia cấp tỉnh gồm như sau:

Các tỉnh của Papua New Guinea
  1. Trung ương
  2. Chimbu (Simbu)
  3. Cao nguyên phía Đông
  4. Đông New Britain
  5. Đông Sepik
  6. Enga
  7. Vịnh
  8. Madang
  9. Manus
  10. Vịnh Milne
  11. Morobe
  12. New Ireland
  13. Bắc (Tỉnh Oro)
  14. Bougainville (vùng tự trị)
  15. Cao nguyên phía Nam
  16. Tỉnh Tây (Fly)
  17. Cao nguyên phía Tây
  18. Tây New Britain
  19. Tây Sepik (Sandaun)
  20. Quận Thủ đô Quốc gia

Nghị viện đã thông qua việc thành lập hai tỉnh nữa vào năm 2012: Tỉnh Hela, sẽ gồm một phần của Tỉnh Cao nguyên phía Nam hiện tại, và Tỉnh Jiwaka, sẽ được thành lập bằng cách chia Tỉnh Cao nguyên phía Tây.[11]

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ Papua New Guinea

Với diện tích 462,840 km², Papua New Guinea là nước rộng thứ 54 trên thế giới.

Papua New Guinea chủ yếu là núi non (đỉnh cao nhất là Núi Wilhelm độ cao 4,509 m; 14,793 ft) và chủ yếu được bao phủ bởi những cánh rừng mưa nhiệt đới, cũng như những khu vực đất ướt rất rộng bao quanh các con sông SepikFly. Papua New Guinea được bao quanh bởi các rặng san hô ngầm đang được quản lý chặt chẽ để bảo tồn.

Nước này nằm trên Vành đai Núi lửa Thái Bình Dương, ở điểm va chạm của nhiều đĩa kiến tạo. Có một số núi lửa đang hoạt động, và những vụ phun trào thường xuyên xảy ra. Động đất cũng là điều thường thấy, thỉnh thoảng đi kèm với các trận sóng thần.

Vùng lục địa của quốc gia là nửa phía đông của đảo New Guinea, nơi có các thị trấn lớn nhất, gồm cả thủ đô Port MoresbyLae; các hòn đảo lớn khác của Papua New Guinea gồm New Ireland, New Britain, ManusBougainville.

Papua New Guinea là một trong số ít khu vực gần xích đạotuyết rơi, xảy ra ở những nơi có độ cao lớn trong lục địa.

Sinh thái

[sửa | sửa mã nguồn]

Papua New Guinea là một phần của vùng sinh thái Australasia, gồm cả Australia, New Zealand, đông Indonesia, và nhiều nhóm đảo Thái Bình Dương, gồm cả Quần đảo SolomonVanuatu.

Về địa lý, hòn đảo New Guinea là nhánh mở rộng phía bắc của đĩa kiến tạo Indo-Australian, hình thành một phần của một lục địa duy nhất Australia-New Guinea (cũng được gọi là Sahul hay Meganesia). Nó được nối với mảng Australia bởi một thềm lục địa nông qua Eo biển Torres, ở những thời cổ đại còn nổi lên như một cầu lục địa — đặc biệt trong những kỷ băng hà khi mực nước biển thấp hơn hiện tại.

Rừng xanh Papua New Guinea khác biệt hoàn toàn với sa mạc Australia ở bên cạnh

Vì thế, nhiều giống chim và thú có vú ở New Guinea có những quan hệ gene chặt chẽ với các giống loài tương tự ở Australia. Đặc trưng chung nhất của hai phía là sự tồn tại của nhiều loài động vật có vú có túi, gồm kangaroopossum, không có ở bất kỳ nơi nào khác. Nhiều hòn đảo khác bên trong lãnh thổ PNG, gồm cả New Britain, New Ireland, Bougainville, Đảo Đô đốc, Đảo Trobriand, và Quần đảo Louisiade, chưa bao giờ được kết nối với New Guinea bằng những cầu lục địa, và chúng không có nhiều loài động vật có vú và những loài chim không bay được vốn thường thấy tại New Guinea và Australia.

Australia và New Guinea là những phần của siêu lục địa cổ Gondwana, bắt đầu tan rã thành những lục địa nhỏ hơn ở thời kỳ Cretaceous, 65-130 triệu năm trước. Australia cuối cùng tách hoàn toàn khỏi Nam Cực khoảng 45 triệu năm trước. Toàn bộ các vùng đất của Australasia là nơi sinh sống của quần thực vật Nam Cực, có nguồn gốc từ quần thực vật của nam Gondwana, gồm cả podocarps họ tùng bách và các loài thông Araucaria, và sồi miền nam (Nothofagus) lá rộng. Những họ cây này vẫn hiện diện tại Papua New Guinea.

Bởi đĩa kiến tạo Indo-Australian (gồm các lục địa Ấn Độ, Australia, và thềm Ấn Độ Dương ở giữa) trôi về phía bắc, nó va chạm với Đĩa Âu Á, và sự va chạm của hai đĩa đã đẩy lên dãy Himalayas, các đảo Indonesia và Rặng Trung tâm của New Guinea. Rặng Trung tâm trẻ và cao hơn các ngọn núi của Australia, cao tới mức nó có một số sông băng hiếm ở xích đạo. New Guinea là một phần của chí tuyến ẩm, và nhiều loài thực vật thuộc rừng mưa nhiệt đới Indomalaya, trải dài suốt các eo biển hẹp từ châu Á, pha trộn với hệ thực vật Australia và Antarctic cổ.

Núi Tavurvur tại Papua New Guinea.

Các vùng sinh thái trên cạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Papua New Guinea gồm một số vùng sinh thái trên cạn:

Tập tin:Port Moresby Town.JPG
Port Moresby

Papua New Guinea có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhưng việc khai thác gặp khó khăn vì điều kiện địa hình, chi phí cao cho việc phát triển hạ tầng, nhiều vấn đề nghiêm trọng về luật pháp và quy định, và hệ thống đứng tên đất đai khiến việc xác định các chủ sở hữu đất cho mục đích đàm phán thoả thuận khai thác khó khăn. Nông nghiệp là nguồn sống cho khoảng 85% dân số. Các trầm tích khoáng sản, gồm dầu mỏ, đồng, và vàng, chiếm 72% nguồn thu từ xuất khẩu. Nước này cũng có một ngành công nghiệp cà phê đáng chú ý. Cựu thủ tướng Sir Mekere Morauta đã tìm cách tái lập tính toàn thể của các định chế nhà nước, ổn định đồng tiền tệ kina, tái lập sự ổn định của ngân sách quốc gia, tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước thích hợp, và đảm bảo tình trạng hoà bình tại Bougainville sau thoả thuận năm 1997 chấm dứt tình trạng bất ổn đòi ly khai tại Bougainville. Chính phủ Morauta có những thành công đáng chú ý trong việc thu hút sự giúp đỡ của quốc tế, đặc biệt giành được sự ủng hộ của IMFNgân hàng Thế giới trong việc tìm kiếm các khoản cho vay hỗ trợ phát triển. Những thách thức lớn nhất phải đối mặt của Thủ tướng hiện nay, Sir Michael Somare, gồm tạo được lòng tin hơn nữa của nhà đầu tư, tiếp tục các nỗ lực tư nhân hoá tài sản chính phủ, và duy trì sự ủng hộ của các thành viên Nghị viện.

Tháng 3 năm 2006 Hội đồng vì Chính sách Phát triển của Liên hiệp quốc đã kêu gọi chuyển Papua New Guinea từ danh sách quốc gia đang phát triển xuống danh sách quốc gia kém phát triển bởi tình trạng trì trệ kinh tế và xã hội kéo dài.[12] Tuy nhiên, một cuộc đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào cuối năm 2008 thấy rằng "một sự tổng hợp của các chính sách tiền tệ và thuế khoá thận trọng, và giá cả các mặt hàng khoáng sản xuất khẩu cao trên thế giới, đã củng cố cho tình trạng tăng trưởng kinh tế và ổn định vi mô gần đây của Papua New Guinea. Tăng trưởng GDP thực, ở mức hơn 6% năm 2007, có nền tảng vững và được trông đợi sẽ tiếp tục cao trong năm 2008." [13]

Sở hữu đất đai

[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ khoảng 3% đất đai của Papua New Guinea nằm trong tay tư nhân; nó được giữ trong tay tư nhân theo luật Cho thuê Nhà nước 99 năm, hay nó thuộc Nhà nước. Rõ ràng không có quyền sở hữu toàn quyền; một số ít chủ sở hữu toàn quyền được tự động chuyển đổi sang Cho thuê Nhà nước khi chúng được chuyển giao giữa người bán và người mua. Đất đai không chuyển nhượng thuộc sở hữu phong thục bởi các chủ sở hữu truyền thống. Tình trạng chính thức của seisin thay đổi theo từng nền văn hoá. Nhiều tác gia cho rằng đất đai thuộc sở hữu cộng đồng của các dòng họ truyền thống; tuy nhiên, những cuộc nghiên cứu gần hơn thường cho thấy rằng những mảnh đất nhỏ nhất mà người sở hữu nó không thể chia nhỏ tiếp thuộc người đứng đầu một đại gia đình và các con cháu của họ, hay chỉ riêng các con cháu của họ nếu họ đã chết đi gần đây. Đây là một vấn đề tối quan trọng bởi một vấn đề phát triển kinh tế là xác định thành viên của các nhóm và chủ sở hữu đất đai theo phong tục. Những tranh cãi giữa các công ty khai mỏ và lâm nghiệp và các nhóm chủ sở hữu thường biến thành vấn đề liệu các công ty có tham gia vào mối quan hệ hợp đồng về việc sử dụng đất với chủ sở hữu thực sự không. Tài sản phong tục - thường là đất đai - không thể được phân chia bởi ý chí; nó chỉ có thể được thừa hưởng theo phong tục của người đã mất.

Nhân khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]
Lều của người Huli tại Cao nguyên phía Nam

Papua New Guinea là một trong những quốc gia hỗn tạp nhất thế giới. Có hàng trăm nhóm sắc tộc bản xứ tại Papua New Guinea, đa số thuộc nhóm được gọi là Papuans, tổ tiên của họ đã tới vùng New Guinea từ hàng chục nghìn năm trước. Nhiều bộ tộc Papuan tại các vùng xa xôi vẫn chỉ có tiếp xúc ban đầu với thế giới bên ngoài. Các nhóm khác là người Austronesian, tổ tiên của họ đã tới vùng này chưa tới bốn ngàn năm trước. Cũng có nhiều người từ các vùng khác của thế giới hiện sinh sống tại đây, gồm cả người Trung Quốc,[14] người châu Âu, người Australia, người Phillippines, Polynesian và Micronesian. Ở thời điểm đầu độc lập năm 1975, có 40,000 người nước ngoài (chủ yếu là người Australia và người Trung Quốc) tại Papua New Guinea.[15]

Papua New Guinea có nhiều ngôn ngữ hơn bất kỳ một quốc gia nào khác, với hơn 820 ngôn ngữ bản địa, chiếm 12% tổng số ngôn ngữ của thế giới. Các ngôn ngữ bản địa được xếp hạng thành hai nhóm lớn: các ngôn ngữ Austronesian và phi Austronesian (hay các ngôn ngữ Papuan). Có ba ngôn ngữ chính thức tại Papua New Guinea. tiếng Anh là một ngôn ngữ chính thức và là ngôn ngữ của chính phủ và hệ thống giáo dục, nhưng không được sử dụng rộng rãi. Ngôn ngữ chung chủ yếu của đất nước là Tok Pisin (thường được gọi trong tiếng Anh là New Guinea Pidgin hay Melanesian Pidgin), nhiều cuộc tranh cãi trong Nghị viện, nhiều chiến dịch thông tin và quảng cáo, và mãi đến gần đây, một tờ báo quốc gia Wantok, được xuất bản bằng ngôn ngữ này. Nơi duy nhất Tok Pisin không có vị thế chủ chốt là vùng phía nam Papua, nơi người dân thường sử dụng ngôn ngữ chính thức thứ ba, Hiri Motu. Dù nằm trong vùng Papua, Port Moresby có dân số đa dạng và chủ yếu sử dụng Tok Pisin, và ở một mức độ nhỏ hơn là tiếng Anh, với Motu được dùng như ngôn ngữ bản xứ tại các làng lân cận. Với con số trung bình chỉ 7,000 người sử dụng trên mỗi ngôn ngữ, Papua New Guinea có sự đa dạng ngôn ngữ lớn hơn bất kỳ một quốc gia nào khác trên thế giới ngoại trừ Vanuatu.

Sức khoẻ

[sửa | sửa mã nguồn]

Chi tiêu công ở mức 3% GDP năm 2004, trong khi chi tiêu tư ở mức 0.6% GDP.[16] PNG có tỷ lệ mắc HIV và AIDS cao nhất vùng Thái Bình Dương và là nước thứ tư tại vùng châu Á Thái Bình Dương đáp ứng tiêu chí để HIV/AIDS trở thanh bệnh dịch.[17] Thiếu nhận thức về HIV/AIDS là một vấn đề lớn, đặc biệt tại các vùng nông thôn. Có 5 bác sĩ trên 100,000 dân vào đầu những năm 2000.[16]

Hệ thống chăm sóc sức khỏe được mở rộng trên toàn quốc bệnh nhân chỉ phải trả một khoản tiền nhỏ cho việc khám, chữa bệnh và thuốc men. Mỗi tỉnh đều có bệnh viện, nhưng thường thiếu thốn trang thiết bị y tế. Các phương thuốc và cách chữa bệnh dân gian được người dân sử dụng nhiều. Các căn bệnh như sốt rét, lao, sởi... còn khá phổ biến.

Tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tôn giáo tại Papua New Guinea (2011)[18]

  Công giáo Roma (26%)
  Tin lành (18.4%)
  Cơ Đốc Phục Lâm (12.9%)
  Giám Lý (10.4%)
  United Church (10.3%)
  Phi Tin lành (5.9%)
  Anh giáo (3.2%)
  Thanh tảy (2.8%)
  Cứu Thế Quân (0.4%)
  Kwato (0.2%)
  Phi Cơ đốc giáo (5.1%)
  Khác (1.4%)
  Không xác định (3.1%)

Các toà án và chính chính phủ thực hiện tán thành quyền theo hiến pháp về tự do ngôn luận, tư tưởng và tín ngưỡng, và không điều luật nào vi phạm vào những quyền đó từng được thông qua, dù Sir Arnold Amet, cựu Trưởng Công tố Papua New Guinea một người công khai ủng hộ Pentecostal Christianity, thường hối thúc cơ quan lập pháp và những định chế khác ngăn cản các hoạt động của Hồi giáo bên trong đất nước.

Cuộc điều tra dân số năm 2000 cho thấy 96% nhân dân là thành viên của một Giáo hội Kitô giáo; tuy nhiên, nhiều công dân kết hợp niềm tin Kitô giáo của họ với một số hình thức tín ngưỡng bản xứ truyền thống. Các tỷ lệ phần trăm tín đồ từ cuộc điều tra như sau:

Các tôn giáo nhỏ như Đức tin Bahá'í (15,000 hay 0.3%), trong khi Hồi giáo tại Papua New Guinea chiếm xấp xỉ 1,000 tới 2,000 người hay khoảng 0.04%, (chủ yếu là người nước ngoài định cư có nguồn gốc châu Phi và Đông Nam Á nhưng một số người tại các thị trấn đã cải đạo). Các giáo hội phi Kitô giáo truyền thống và các nhóm tôn giáo phi Kitô giáo có hoạt động trên khắp đất nước. Hội đồng các Giáo hội Papua New Guinea đã nói rằng có cả các nhà truyền giáo của Hồi giáo và Khổng giáo hoạt động, và hoạt động truyền giáo từ nước ngoài nói chung khá mạnh.[cần dẫn nguồn]

Các tôn giáo truyền thống, như Korowai, thường là vật linh. Một số thường có các yếu tố của sự thờ cúng tổ tiên, dù sự tổng quát bị hoài nghi bởi sự đặc biệt hỗn tạp của các xã hội Melanesian. Chiếm ưu thế trong các truyền thống bộ lạc là đức tin vào masalai, hay các linh hồn ma quỷ, được cho là "đầu độc" con người, gây ra thiên tai và cái chết, và việc thực hiện Puri Puri tại các cao nguyên.[19][20]

Người dân Bago-bago, một hòn đảo phía đông nam Papua New Guinea
hình tổ tiên Abelam bằng gỗ thế kỷ XX (nggwalndu).

Ước tính có hơn một nghìn nhóm văn hoá khác nhau tại Papua New Guinea. Vì sự đa dạng này, nhiều phong cách thể hiện văn hoá đã xuất hiện; mỗi nhóm đã tạo ra các hình thức thể hiện riêng của mình trong nghệ thuật, nhảy múa, vũ khí, trang phục, ca hát, âm nhạc, kiến trúc và những thứ khác. Đa phần các nhóm văn hoá khác nhau đó sở hữu ngôn ngữ riêng. Người dân thường sống tại các làng theo kiểu tự cung tự cấp. Tại một số vùng người dân sắn bắn và hái lượm các loại thực vật hoang dã (như khoai lang) để phụ thêm vào bữa ăn. Những người có kỹ năng săn bắn, trồng cấy và đánh cá rất được tôn trọng.

Trên sông Sepik, có truyền thống khắc gỗ, thường dưới hình thức cây cối hay động vật, thể hiện các tinh thần của tổ tiên.

Vỏ sò không còn được dùng làm tiền tệ tại Papua New Guinea nữa, như tại một số khu vực khác — vỏ sò bị huỷ bỏ vị thế tiền tệ năm 1933. Tuy nhiên, di sản này vẫn hiện diện trong một số phong tục địa phương; trong một số nền văn hoá, để có được cô dâu, chú rể phải mang đến một số vỏ trai cạnh vàng[21] như đồ dẫn cưới. Tại các cùng khác, đồ dẫn cưới được trả theo chiều dài của tiền vỏ sò, lợn, cassowaries hay tiền mặt; ở những nơi khác, đồ dẫn cưới không được sử dụng, và các cô dâu phải trả của hồi môn.

Người dân tại các vùng cao nguyên có các lễ nghi địa phương nhiều màu sắc được gọi là "sing sings". Họ sơn mình và mặc lông chim, đeo ngọc trai và da thú để thể hiện tinh thần của các loài chim, cây hay núi non. Thỉnh thoảng một sự kiện quan trọng, như một trận đánh huyền thoại, được thể hiện tại buổi lễ âm nhạc đó.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống giáo dục phổ thông của Papua New Guinea gồm tiểu học 7 năm, trung học 3 năm và trung học cao (lớp 11 và 12). Trẻ em đến trường từ năm 7 tuổi. Tuy nhiên, việc đóng học phí ở tất cả các cấp đã khiến cho nhiều trẻ không thể đến trường và nhiều học sinh phải bỏ dở chương trình học. Những học sinh tốt nghiệp trung học sẽ được nhận học bổng của Nhà nước và vào học một trong hai viện đại học hoặc các trường kĩ thuật và sư phạm.

Papua New Guinea có sáu viện đại học cùng một số định chế giáo dục cấp ba khác. Hai viện đại học có vị thế ngay từ khi thành lập là Đại học Papua New Guinea tại Quận Thủ đô Quốc gia[22], và Đại học Kỹ thuật Papua New Guinea ở bên ngoài Lae, tại Tỉnh Morobe.

Bốn viện đại học khác trước kia là trường đại học, được thành lập gần đây sau khi được chính phủ công nhận. Chúng là Đại học Goroka ở Tỉnh cao nguyên phía Đông, Đại học Ngôi Lời (do Dòng Truyền giáo Ngôi Lời của Giáo hội Công giáo điều hành) tại Tỉnh Madang, Đại học Vudal ở Tỉnh Đông New Britain và Đại học Phục lâm Thái Bình Dương (do Giáo hội Phục lâm An thất nhật điều hành) ở Quận Thủ đô Quốc gia.

Thể thao

[sửa | sửa mã nguồn]

Thể thao là một phần quan trọng của văn hoá Papua New Guinea và rugby league là môn thể thao phổ biến nhất.[23] Tại một quốc gia nơi các cộng đồng cách xa nhau và nhiều người sống với mức độ tồn tại tối thiểu, rugby đã được miêu tả như là một sự thay thế cho chiến tranh bộ lạc như một cách giải thích sự cuồng nhiệt của người dân địa phương với môn này (như một vấn đề của sống và chết). Nhiều người Papua New Guinea đã trở nên nổi tiếng khi đại diện cho quốc gia của mình hay chơi ở một giải chuyên nghiệp nước ngoài. Thậm chí các cầu thủ liên đoàn rugby Australia từng chơi ở giải (Australia) State of Origin, được cổ vũ mạnh mẽ hàng năm ở PNG, thuộc trong những người nổi tiếng nhất quốc gia này. State of Origin là sự kiện quan trọng trong năm của hầu hết người dân Papua New Guinea, dù sự cổ vũ nhiệt tình tới mức nhiều người đã thiệt mạng sau những cuộc đụng độ bạo lực khi cổ vũ cho đội của mình.[24] Đội tuyển rugby quốc gia Papua New Guinea thường đấu với Đội tuyển rugby quốc gia Australia mỗi năm tại Port Moresby. Sức chứa giới hạn của sân vận động trong sự kiện này thường gây ra những vụ bạo loạn; các khán giả xung đột với cảnh sát chống bạo động trong trận đấu năm 2006. Hơn 50% dân số nam dưới 20 tuổi chơi rugby.

Các môn thể thao chính khác tại Papua New Guinea là bóng đá, rugby union, Aussie rules và, ở đông Papua, cricket.

Vận tải

[sửa | sửa mã nguồn]

Vận tải tại Papua New Guinea bị hạn chế nhiều bởi địa hình núi non của nước này. Port Moresby không được kết nối bằng đường bộ với bất kỳ một thị trấn lớn khác nào, và nhiều làng ở xa xôi chỉ có thể được tiếp cận bằng máy bay hạng nhẹ hoặc đi bộ. Vì thế, giao thông đường không là hình thức giao thông quan trọng duy nhất. Papua New Guinea có 578 đường băng, đa số chúng chưa được trải nhựa.[25]

  1. ^ “Never more to rise”. The National (February 6, 2006). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2005.
  2. ^ “Ngân hàng Thế giới (2003)” (PDF). World Bank data on urbanisation. Truy cập 2005. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  3. ^ Swaddling (1996) p. 282
  4. ^ Swaddling (1996) "Những con đường thương mại đó và tuyên bố chủ quyền danh nghĩa của Sultan của Ceram với New Guinea tạo lập cơ sở pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của Hà Lan với Tây New Guinea và sau đó là tuyên bố chủ quyền của Indonesia với cái hiện là Tây Papua mới"
  5. ^ "Remembering the war in New Guinea Lưu trữ 2009-10-11 tại Wayback Machine". Australian War Memorial.
  6. ^ Ví dụ, Creditors Remedies Act (Papua), Chương 47 của Revised Laws of Papua New Guinea.
  7. ^ "Looters shot dead amid chaos of Papua New Guinea's anti-Chinese riots Lưu trữ 2013-07-09 tại Wayback Machine". The Australian. ngày 23 tháng 5 năm 2009.
  8. ^ "Overseas and under siege[liên kết hỏng]". The Economist. ngày 11 tháng 8 năm 2009.
  9. ^ Bradford, Sarah (1997). Elizabeth: A Biography of Britain's Queen. Riverhead Books. ISBN 1-57322-600-9.
  10. ^ Hiến pháp Papua New Guinea đặt ra các tên gọi của 19 tỉnh ở thời điểm độc lập. Nhiều tình đã thay đổi tên; những thay đổi đó không được sử dụng chính thức chặt chẽ nếu không có một sự sửa đổi hiến pháp chính thức, dù ví dụ "Oro", được sử dụng rộng rãi để chỉ tỉnh đó.
  11. ^ Post-Courier, "Jiwaka, Hela set to go!" ngày 15 tháng 7 năm 2009”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2009.
  12. ^ “Overcoming economic vulnerability and creating employment” (PDF). Committee for Development Policy. 20-ngày 24 tháng 3 năm 2006. tr. 29. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp); |chapter= bị bỏ qua (trợ giúp)
  13. ^ “Press Release: Statement of an IMF Mission at the Conclusion of the Staff Visit to Papua New Guinea”. Truy cập 18 tháng 4 năm 2015.
  14. ^ "Chinese targeted in PNG riots - report". News.com.au. ngày 15 tháng 5 năm 2009.
  15. ^ "Papua New Guinea". Encyclopædia Britannica Online.
  16. ^ a b http://hdrstats.undp.org/en/countries/data_sheets/cty_ds_PNG.html
  17. ^ “HIV/AIDS in Papua New Guinea”. Australia's Aid Program (AusAID). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2005.
  18. ^ http://sdd.spc.int/en/resources/document-library?view=preview&format=raw&fileId=218
  19. ^ “Amazon.com listing for the "Four Corners: A Journey into the Heart of Papua New Guinea".
  20. ^ Salak, Kira. “Nonfiction book "Four Corners: A Journey into the Heart of Papua New Guinea".
  21. ^ “Papua New Guinea — culture”. Datec Pty Ltd. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 1999. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2005.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  22. ^ “University of Papua New Guinea”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2009.
  23. ^ Hadfield, Dave (ngày 8 tháng 10 năm 1995). “Island gods high in a dream world”. The Independent. independent.co.uk. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2009.
  24. ^ “Three dead in PNG after State of Origin violence”. Brisbane Times. Truy cập 18 tháng 4 năm 2015.
  25. ^ “Papua New Guinea”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2007.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Swadling, Pamela (1996). Plumes from Paradise. Papua New Guinea National Museum. ISBN 9980-85-103-1.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chính phủ
General information
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cảm nhận về nhân vật Nico Robin
Cảm nhận về nhân vật Nico Robin
Đây là nhân vật mà tôi cảm thấy khó có thể tìm một lời bình thích hợp. Ban đầu khi tiếp cận với One Piece
Danh sách Gift Code Illusion Connect
Danh sách Gift Code Illusion Connect
Tổng hợp gift code trong game Illusion Connect
Việt Nam và ván cờ Biển Đông
Việt Nam và ván cờ Biển Đông
Không ai có thể chọn được hàng xóm, và Việt Nam đã mang trên mình số phận của 1 quốc gia nhỏ yếu kề tường sát vách bên cạnh 1 nước lớn và hùng mạnh là Trung Quốc
Review Red Dead Redemption 2 : Gã Cao Bồi Hết Thời Và Hành Trình Đi Tìm Bản Ngã
Review Red Dead Redemption 2 : Gã Cao Bồi Hết Thời Và Hành Trình Đi Tìm Bản Ngã
Red Dead Redemption 2 là một tựa game phiêu lưu hành động năm 2018 do Rockstar Games phát triển và phát hành