"Moskau" | ||||
---|---|---|---|---|
Tập tin:Moskau.jpg | ||||
Đĩa đơn của Dschinghis Khan | ||||
từ album Dschinghis Khan | ||||
Ngôn ngữ | Tiếng Đức | |||
Tên tiếng Việt | "Moscow" | |||
Mặt B | "Rocking Son of Dschinghis Khan" | |||
Phát hành | 1979 | |||
Thể loại | Disco | |||
Thời lượng |
| |||
Hãng đĩa | BMG | |||
Sáng tác | ||||
Sản xuất | Bernd Meinunger | |||
Thứ tự đĩa đơn của Dschinghis Khan | ||||
|
"Moscow" | |
---|---|
Tập tin:Genghis Khan’s “Moscow” single cover sleeve.jpg | |
Đĩa đơn của Genghis Khan | |
Mặt B | "Moscow (phiên bản Đức)" |
Phát hành | 1980 |
Thể loại | Disco |
Thời lượng | 4:30 |
Hãng đĩa | 7 Records / Image Records |
Sáng tác |
|
Sản xuất | Norbert Daum |
"Moskau" (tên tiếng Đức của Moskva) là một bài hát tiếng Đức được sáng tác và biểu diễn bởi ban nhạc nhạc pop người Đức Dschinghis Khan (còn được biết đến với cái tên Genghis Khan tại Úc và một số quốc gia khác)[1][2][3][4], được thành lập vào năm 1979.
Bài nhạc còn có một phiên bản tiếng Anh được phát hành vào năm 1980 với tên gọi "Moscow".
"Moskau", là phiên bản tiếng Đức của bài hát, được gộp vào album cùng tên năm 1979 Dschinghis Khan và album Rom năm 1980 của nhóm. Phiên bản nằm trong album dài sáu phút, trong khi bản đĩa đơn là bốn phút rưỡi.[5]
Ban nhạc dùng tên tiếng Anh của mình là Genghis Khan, phát hành một phiên bản khác của bài hát với lời tiếng Anh mang tên "Moscow" tại Úc vào 1980, đồng thời là năm diễn ra Thế vận hội Moscow 1980.[1] Cũng tại đây mà bài hát gặt hái được nhiều thành công, kênh truyền hình Seven của Úc thậm chí còn sử dụng nó để làm nhạc nền cho các chương trình về Thế vận hội Moscow của họ. Bản đĩa đơn này cũng được phát hành và đóng gói trong bao bì của Kênh 7.[6] Bài hát sau đó đã trở thành một hit lớn tại Úc và liên tục giữ vị trí số 1 trong sáu tuần.
Bài hát cũng có được nhiều sự quan tâm tại Liên Xô, tuy rằng không chính thức. Một đoạn clip ngắn 15 giây về phần trình diễn của ca khúc này được phát sóng trong dịp Tết dương lịch trên kênh truyền hình quốc gia Liên Xô, điều này đã khiến giám đốc nhà đài bị sa thải ngay lập tức.[7]
Năm 2006, bài hát lần đầu xuất hiện trong trò chơi điện tử Taiko no Tatsujin Portable 2. Đồng thời cũng là một ca khúc nổi bật trong Just Dance 2014.
Bài hát còn được biểu diễn mở màn tại vòng bán kết 2 của Eurovision 2009 tại Moscow, Nga
Vào ngày 15 tháng 9 năm 2006, bài hát được tải lên YouTube,[8] và nhanh chóng trở thành một meme trên internet. Kể từ đó, bài hát còn được biết đến với cái tên khác là ""The Moscow Moscow Missile Meme song".