Thế vận hội Mùa hè lần thứ XXII | ||||
---|---|---|---|---|
Biểu trưng | ||||
Thời gian và địa điểm | ||||
Quốc gia | Liên Xô | |||
Thành phố | Moskva | |||
Sân vận động | Sân vận động Trung tâm Lénin | |||
Lễ khai mạc | 19 tháng 7 | |||
Lễ bế mạc | 3 tháng 8 | |||
Tham dự | ||||
Quốc gia | 80[1] | |||
Vận động viên | 5.179 (4.064 nam, 1.115 nữ)[1] | |||
Sự kiện thể thao | 203 trong 21 môn | |||
Đại diện | ||||
Tuyên bố khai mạc | Tổng bí thư Leonid Brezhnev | |||
Vận động viên tuyên thệ | Nikolay Andrianov | |||
Trọng tài tuyên thệ | Aleksandr Medved | |||
Ngọn đuốc Olympic | Sergei Belov | |||
|
Thế vận hội Mùa hè 1980, tên chính thức là Thế vận hội Mùa hè lần thứ XXII, là một sự kiện thể thao quốc tế quan trọng diễn ra tại thủ đô Moskva, CHXHCN Xô Viết Liên bang Nga, Liên Xô. Ngoài ra môn đua thuyền buồm được tổ chức tại Tallinn và một vài trận đấu vòng bảng cũng như trận tứ kết của môn bóng đá được diễn ra tại Leningrad, Kiev, và Minsk. Đây cũng là kỳ Thế vận hội Mùa hè đầu tiên được tổ chức tại Đông Âu. Hoa Kỳ và 64 nước khác đã tẩy chay kỳ Thế vận hội này, một số vận động viên khác từ những nước tẩy chay kể trên đã tham gia thi đấu nhưng là dưới lá cờ Olympic. Đây là lần đầu tiên mà Việt Nam tham dự một kỳ Thế vận hội với tư cách là một quốc gia thống nhất.
Chỉ có 2 thành phố tham gia giành quyền đăng cai Olympic 1980 là Moskva và Los Angeles. Cuộc họp lần thứ 75 của IOC là nơi bỏ phiếu bình chọn nước đăng cai diễn ra tại Viên, Áo vào ngày 23 tháng 10 năm 1974
Kết quả bỏ phiếu đăng cai Olympic 1980 | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|
Thành phố | Vòng 1 | |||||
Moskva | 39 | |||||
Los Angeles | 20 |
Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đã tẩy chay không tham gia vì chiến tranh Liên Xô–Afghanistan năm 1979, mặc dù một số vận động viên từ một số quốc gia tẩy chay đã tham dự dưới lá cờ Olympic trung lập. Điều này khiến Liên Xô và một số quốc gia thuộc Khối Phía Đông đã trả đũa bằng cách tẩy chay không tham gia Thế vận hội Mùa hè 1984 được tổ chức tại Los Angeles. Một số trong những sự kiện cuối của Thế Vận hội 1980 đã gần như bị lu mờ bởi cái chết và khối lượng đông đảo người tham gia trái phép tang lễ của ca sĩ-nhạc sĩ Vladimir Vysotsky vô cùng phổ biến và được yêu thích.[2]
Olympic 1980 tại Liên Xô là kỳ Olympic thua lỗ nặng nề nhất trong lịch sử với khoảng 9 tỷ USD.
Hạng | NOC | Vàng | Bạc | Đồng | Tổng số |
---|---|---|---|---|---|
1 | Liên Xô | 80 | 69 | 46 | 195 |
2 | Đông Đức | 47 | 37 | 42 | 126 |
3 | Bulgaria | 8 | 16 | 17 | 41 |
4 | Cuba | 8 | 7 | 5 | 20 |
5 | Ý | 8 | 3 | 4 | 15 |
6 | Hungary | 7 | 10 | 15 | 32 |
7 | România | 6 | 6 | 13 | 25 |
8 | Pháp | 6 | 5 | 3 | 14 |
9 | Anh Quốc | 5 | 7 | 9 | 21 |
10 | Ba Lan | 3 | 14 | 15 | 32 |
11–36 | Các nước còn lại | 26 | 30 | 54 | 110 |
Tổng số (36 đơn vị) | 204 | 204 | 223 | 631 |