Năm nước xưng vương

Năm nước xưng vương (chữ Hán: 五国相王, Hán Việt: Ngũ quốc tương vương), là một sự kiện chính trị quan trọng xảy ra vào giữa thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Các nước xưng vương

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khi lập quốc, các đời thiên tử nhà Chu đều tự xưng tước vương, còn các nước chư hầu được phong các tước vị nhỏ hơn như Công, Hầu, Bá, Tử, Nam để giữ sự độc tôn về tước vị cho thiên tử. Tuy nhiên khi bước sang thời Xuân Thu, nhà Chu suy yếu, một số nước chư hầu phát triển lớn mạnh, lấn át các nước khác và bắt đầu tự đưa mình lên ngang hàng với vua nhà Chu, mở đầu là nước Sở (704 TCN)[1], sau đó là NgôViệt[2], nhưng cũng chỉ là số ít trong số chư hầu, đa phần các nước khác nếu muốn làm bá chủ đều phải mựon danh nghĩa thiên tử để ra lệnh cho chư hầu. Sang thời Chiến Quốc, các nước chư hầu càng phát triển mạnh hơn và cũng không thèm dùng đến danh nghĩa của thiên tử nhà Chu nữa[3], lần lượt ra mặt xưng vương. Năm 334 TCN, hai nước chư hầuNgụyTề hội nhau ở Từ Châu, cùng nhau làm lễ tự xưng vương hiệu.

Trong khi đó ở phía tây, thế lực nước Tần phát triển lớn mạnh sau biến pháp Thương Ưởng, vua Tần Huệ vương cũng làm lễ xưng vương năm 325 TCN, sau đó nước Hàn cũng tự xưng vương năm 324 TCN. Tần Huệ Vương chủ trương liên kết với Tề, Sở cùng chống lại Tam Tấn (Hàn, Triệu, Ngụy) Trước tình hình đó, người nước NgụyCông Tôn Diễn phát động phong trào hợp tung chống Tần[4], được vua nước Ngụy phong làm tướng quốc.

Năm 323 TCN, Công Tôn Diễn hội vua năm nước chư hầuNgụy, Hàn, Yên, Tống[5]Trung Sơn để làm lễ xưng vương cho các vua chư hầu. Lúc bấy giờ, HànNgụy đã xưng vương, ba nước còn lại chưa có vương hiệu. Theo đề nghị của Công Tôn Diễn, vua ba nước Yên, TốngTrung Sơn bỏ tước hiệu cũ, tự xưng là vương (Yên Dịch vương, Tống Khang vương, Trung Sơn vương Thác), thực hiến kế hoạch chống lại ba cường quốc Tần, Tề, Sở.

Nỗ lực ly gián của Tề

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi được tin năm nước xưng vương, Tề Tuyên vương dùng kế phá hợp tung, bắt đầu từ việc ép nước Trung Sơn bỏ vương hiệu. Vua Tề sai sứ xin liên minh với nước Triệunước Ngụy cùng phế tước vương của vua Trung Sơn[6]. Để đối phó, vua Trung Sơn cử Trương Đăng sang nước Tề, khuyên tướng quốc Điền Anh. Trương Đăng khuyên Điền Anh rằng nếu mời Triệu, Ngụy đánh Trung Sơn thì Trung Sơn sẽ quy phục Triệu, Ngụy chứ không theo , chi bằng mời vua Trung Sơn tới hội kiến, đồng ý công nhận tước vương của Trung Sơn, đồng thời bắt vua Trung Sơn tuyệt giao với nước Triệunước Ngụy.

Điền Anh đồng ý làm theo[7]. Trương Đăng lại đến TriệuNgụy rằng Tề đồng ý cho vua Trung Sơn xưng vương là có ý dùng quân Trung Sơn để đánh hai nước, và khuyên TriệuNgụy không nên theo Tề. Kế sách ly gián của vua Tề bất thành.

Tề Tuyên vương chưa bỏ cuộc, lại sang liên minh với nước Yênnước Triệu cùng đánh Trung Sơn, nhưng cũng không thành công.

Sự kiện năm nước xưng vương đã đánh dấu việc thành lập liên minh hợp tung chống Tần lần đầu tiên do Công Tôn Diễn đề xuất. Cũng kể từ đó, các nước chư hầu đã hoàn toàn không còn coi vua nhà Chu là thiên tử nữa (dù là trên danh nghĩa), khiến nhà Chu mất đi hoàn toàn quyền uy trong mắt của các chư hầu. Thế lực nhà Chu ngày một suy yếu, từ đó lại phải cư xử nhũn nhặn với chính các chư hầu của mình, nhưng vẫn không tránh được việc diệt vong gần 70 năm sau.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sử ký Tư Mã Thiên, các thiên
    • Sở thế gia
    • Ngụy thế gia
  • Lê Đông Phương, Vương Tử Kim (2007), Kể chuyện Tần Hán, Nhà xuất bản Đà Nẵng
  • Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê (2001, Chú dịch và giới thiệu), Chiến Quốc sách, Nhà xuất bản Văn học

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sử ký, Sở thế gia
  2. ^ Không thấy thư tịch cổ nào nhắc đến thời gian xưng vương của hai nước này, chỉ biết là vào thời Xuân Thu
  3. ^ Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê, sách đã dẫn, tr 34
  4. ^ Lê Đông Phương, Vương Tử Kim, sách đã dẫn, tr 57
  5. ^ Sử ký cho rằng là nước Triệu, một số tài liệu khác cho là nước Tống
  6. ^ Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê, sách đã dẫn, tr 545
  7. ^ Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê, sách đã dẫn, tr 547
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Phần 1] Nhật ký tình yêu chữa trĩ của tôi
[Phần 1] Nhật ký tình yêu chữa trĩ của tôi
Một câu truyện cười vl, nhưng đầy sự kute phô mai que
Ác Ma Nguyên Thủy Tensei Shitara Slime Datta Ken
Ác Ma Nguyên Thủy Tensei Shitara Slime Datta Ken
Bảy Ác Ma Nguyên Thủy này đều sở hữu cho mình một màu sắc đặc trưng và được gọi tên theo những màu đó
[Eula] Giải nghĩa cung mệnh - Aphros Delos
[Eula] Giải nghĩa cung mệnh - Aphros Delos
Nhưng những con sóng lại đại diện cho lý tưởng mà bản thân Eula yêu quý và chiến đấu.
Phân tích: có nên build Xiangling hay không?
Phân tích: có nên build Xiangling hay không?
Ai cũng biết rằng những ngày đầu ghi game ra mắt, banner đầu tiên là banner Venti có rate up nhân vật Xiangling