Ngô
|
|||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên bản ngữ
| |||||||||
1200 TCN–473 TCN | |||||||||
Giản đồ các nước cuối thời Xuân Thu | |||||||||
Vị thế | Vương quốc | ||||||||
Thủ đô | Ngô (吴; nay là Tô Châu, Giang Tô) | ||||||||
Tôn giáo chính | Tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên | ||||||||
Chính trị | |||||||||
Chính phủ | Quân chủ | ||||||||
Tử tước, rồi Vương tước | |||||||||
• 1200 TCN | Thái Bá | ||||||||
• 495 TCN-473 TCN | Phù Sai | ||||||||
Lịch sử | |||||||||
1200 TCN | |||||||||
• Bị Việt diệt | 473 TCN | ||||||||
Kinh tế | |||||||||
Đơn vị tiền tệ | Tiền Trung Quốc | ||||||||
|
Ngô (Phồn thể: 吳國; giản thể: 吴国), còn gọi là Câu Ngô (句吴) hay Công Ngô (工吴; 攻吾), là các tên gọi của một nước chư hầu của nhà Chu từ khi triều đại này ra đời cho tới khi kết thúc giai đoạn Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.
Nước Ngô nằm ở khu vực cửa sông Dương Tử, phía đông nước Sở, tương ứng với phần lớn tỉnh Giang Tô ngày nay. Các nhà sử học Trung Hoa cổ đại xem đây là một nước bán khai (chưa văn minh được như các nước ở trung nguyên). Kinh đô của nước Ngô là Cô Tô, Tô Châu ngày nay. Các vị vua nước Ngô mang họ Cơ, chính là dòng dõi của hoàng tộc nhà Chu.
Trong thời gian giữa, nước Tấn đã giúp đỡ nước Ngô hùng mạnh để làm đồng minh chống lại nước Sở một cách hữu hiệu. Thời kì cuối, cùng sự trỗi dậy của Ngô Hạp Lư và Ngô Phù Sai, nước Ngô hình thành một vị thế tiểu bá, từng được xếp ngang các quốc gia trung nguyên. Nhưng sau nhiều lần giao tranh, đến năm 473 TCN, Việt vương Câu Tiễn đánh bại Ngô vương Phù Sai, nước Ngô bị nước Việt tiêu diệt.
Khác với nhiều chư hầu thời Xuân Thu, Ngô là nước được thành lập khá sớm, ngay từ đời nhà Thương. Nguyên một chư hầu lớn của nhà Thương là Tây Bá (sau được truy tôn là Chu Thái vương) có ba người con trai: Thái Bá, Trọng Ung và Quý Lịch. Người con út là Quý Lịch sinh được người cháu là Cơ Xương từ nhỏ đã tỏ ra tài giỏi hơn người bình thường. Vì thế Tây Bá có ý định truyền ngôi cho Quý Lịch để sau này Cơ Xương được nối ngôi.
Hai người anh biết chủ ý của cha, bèn bỏ trốn đến ở đất Kinh ở phía Nam sông Trường Giang, tự cắt tóc và xăm mình như tục người bản địa và xưng là Câu Ngô. Theo Sử ký, có hơn 1000 nhà đến theo và tôn ông làm chủ. Từ đó ông trở thành tổ tiên của nước Ngô - tức là Ngô Thái Bá.
Người em út là Quý Lịch lên thay cha làm Tây Bá rồi sau truyền ngôi cho Cơ Xương (tức Chu Văn Vương sau này), sau này Cơ Xương có con là Cơ Phát diệt Thương dựng lên nhà Chu. Như vậy Ngô Thái Bá và Trọng Ung là bác của Chu Văn vương.
Ngô Thái Bá mất không có con nối nên em ông là Trọng Ung lên thay. Từ Trọng Ung truyền 4 đời (chắt) đến Ngô Chu Chương thì chắt của Chu Thái Vương, cháu nội Quý Lịch là Cơ Phát diệt nhà Thương, lập ra nhà Chu, tức là vua Chu Vũ Vương.
Chu Vũ Vương tấn phong các chư hầu, chính thức phong cho quân chủ của Ngô khi đó là Chu Chương làm chư hầu nhà Chu với tước tử, truy phong cho Thái Bá tước bá. Vũ Vương vào hàng chú của Ngô Chu Chương. Trong nhiều thế kỷ từ khi nhà Chu thành lập tới giữa thời Xuân Thu, Ngô là nước chư hầu bình thường ở phía nam, không có sự kiện gì lớn ngoại trừ những vụ sáp nhập lãnh thổ của họ qua chiến tranh với các nước chư hầu khác và mở rộng lãnh thổ của mình toàn bộ vùng Giang Tô - việc chư hầu thôn tính nhau vốn dĩ là điều rất bình thường trong thời kỳ này.
Khoảng giữa thế kỷ 6 TCN, nhân lúc nhà Chu suy yếu, các nước Sở và nước Tấn cùng tranh ngôi bá chủ trong nhiều năm cũng không còn hùng mạnh như thời kỳ đầu, vua Ngô đời thứ 19 là Thọ Mộng - vốn chỉ có tước bá - bèn xưng vương. Lúc đó ngoài nhà Chu, chỉ có nước Sở hùng mạnh mới xưng vương. Nước Tấn giữ ngôi bá chủ trong nhiều năm cũng chỉ có tước công.
Ngô Thọ Mộng có bốn người con: Chư Phàn, Dư Sái, Dư Muội và Quý Trát. Trong 4 người thì Quý Trát tài giỏi hơn cả. Vì thế Thọ Mộng muốn truyền ngôi cho Quý Trát, nhưng lại không thể bỏ lệ lập trưởng, nên trước khi mất dặn lại anh em Chư Phàn hãy truyền ngôi cho em để tuần tự đến Quý Trát.
Năm 564 TCN, Thọ Mộng mất, Chư Phàn không nhận ngôi, định nhường cho Quý Trát. Quý Trát bỏ trốn nhất định không nhận ngôi. Chư Phàn làm vua. Chư Phàn chết (548 TCN), Dư Sái lên thay. Dư Sái chết (531 TCN), Dư Muội nối ngôi.
Năm 527 TCN, Dư Muội chết. Con Dư Muội là Liêu lên nối ngôi, tức là Ngô vương Liêu. Con Chư Phàn là Quang bất bình vì theo lý ngành trưởng mình phải làm vua, nay Quý Trát bỏ ngôi thì lệ anh truyền cho em không còn và chi của Dư Muội là chi thứ nên phải trả lại cho chi trưởng. Vì vậy Quang nuôi chí giành lại ngôi vua.
Công tử Quang tập hợp thủ hạ là những tay hào kiệt như Ngũ Tử Tư, Chuyên Chư, Bị Ly làm vây cánh. Sau đó ông sai Chuyên Chư làm thích khách ám sát Liêu giành ngôi vua. Vụ ám sát Ngô vương Liêu trở thành một trong những vụ hành thích nổi tiếng thời Xuân Thu.
Công tử Quang lên ngôi, tức là vua Ngô Hạp Lư (514 - 496 TCN). Các con của Liêu là Yểm Dư và Chúc Dung đang cầm quân đánh biên giới nước Sở bèn sang hàng Sở và được nước Sở phong ở đất Thư; còn người con khác là Khánh Kỵ bỏ trốn, tập hợp lực lượng chống lại.
Ngô Hạp Lư bèn sai thủ hạ là Yêu Ly đến trá hàng. Yêu Ly tự nguyện để Hạp Lư chặt cánh tay phải và chịu bị vu tội, bắt giết hết vợ con. Vì vậy khi Yêu Ly đến hàng, Khánh Kỵ tin dùng. Yêu Ly lựa thời cơ dùng tay trái cầm giáo đâm chết Khánh Kỵ. Lực lượng của Khánh Kỵ tan rã. Vụ Yêu Ly chỉ còn một tay vẫn giết được Khánh Kỵ cũng là một vụ hành thích nổi tiếng thời Xuân Thu.
Từ thời anh em Chư Phàn, nước Ngô đã thường xuyên đánh phá các thành ấp biên giới nước Sở. Nước Sở khi đó suy yếu nên không đủ khả năng trấn áp sự quấy rối của nước Ngô. Một số thành ấp bị Ngô chiếm hẳn.
Trước khi lên ngôi, Hạp Lư đã thu dụng Ngũ Tử Tư là tướng nước Sở trốn sang vì có thù với vua Sở do cha và anh bị giết oan. Sau khi lên ngôi, Ngô vương Hạp Lư thu dụng thêm nhà quân sự nổi tiếng là Tôn Vũ. Được sự phù trợ của Tôn Vũ và Ngũ Viên, quân đội nước Ngô ngày càng lớn mạnh. Sau đó, Hạp Lư lại thu dụng thêm Bá Hi cũng có hoàn cảnh như Ngũ Viên: Bá Hi là con của đại thần Bá Châu Lê nước Sở, cha bị giết oan nên đến hàng nước Ngô.
Năm 512 TCN, Hạp Lư cử Ngũ Viên và Bá Hi mang quân đánh nước Sở. Quân Ngô phá đất Thư, giết chết hai người con của Ngô vương Liêu là Yểm Dư và Chúc Dung được nước Sở phong. Sau đó, Ngô liên tục đe dọa Sở về phía đông-nam cho đến khi bị suy vong. Nước Ngô đã tìm cách liên kết, gây ảnh hưởng với các chư hầu của Sở ở vùng sông Dương Tử để nhằm làm giảm ủng hộ đối với nước Sở. Nhiều đất đai nước Sở bị nước Ngô lấn chiếm.
Năm 506 TCN, Hạp Lư mở cuộc tấn công quy mô vào nước Sở, đánh thắng quân Sở hùng mạnh 5 trận liền và chiếm giữ kinh đô Dĩnh của nước Sở một thời gian. Sở Chiêu vương phải bỏ trốn ra nước ngoài và cầu viện binh của ông ngoại là Tần Ai công[1] để khôi phục nước Sở. Hạp Lư lúc đó cũng gặp loạn do em là công tử Phu Khái định tranh ngôi nên phải rút đại quân về dẹp loạn.
Năm 496 TCN, Hạp Lư đi đánh nước Việt phía nam nước Ngô, bị trúng tên chết. Trước khi chết ông dặn lại người nối ngôi là Phù Sai nhất định phải trả thù nước Việt.
Năm 494 TCN, Phù Sai mang quân đánh Việt báo thù. Quân Ngô đánh bại quân Việt. Vua Việt là Câu Tiễn sai người đút lót cho Bá Hi, nhờ nói giúp với vua Ngô xin làm phiên thần. Dù Ngũ Tử Tư khuyên nhất định phải báo thù cũ, Phù Sai không nghe, cho Câu Tiễn đầu hàng.
Không để ý tới Câu Tiễn đang âm thầm khôi phục để đánh Ngô, Phù Sai nhân lúc các chư hầu trung nguyên là Tấn, Tề suy yếu bèn mang quân lên phía bắc, tranh giành với nước Tề, bất chấp sự can ngăn của Ngũ Tử Tư. Từ năm 489 TCN đến năm 484 TCN, Phù Sai ba lần mang quân lấn chiếm đất của nước Tề và Lỗ. Lãnh thổ nước Ngô mở rộng lên phía bắc. Trong một giai đoạn ngắn, nước Ngô trở thành quốc gia hùng mạnh nhất trong chư hầu.
Phù Sai tiếp tục muốn quyết chiến với nước Tề để giành ngôi bá chủ trung nguyên. Ngũ Tử Tư vì can quá thẳng nên bị Phù Sai giết chết.
Năm 482 TCN, lợi dụng lúc Ngô đang đưa quân đánh nhau một trận lớn với quân Tề ở Ngải Lăng, vua nước Việt là Câu Tiễn đã mang quân đánh úp và chiếm được kinh đô của nước Ngô. Nước Ngô tuy chưa bị diệt nhưng bị tàn phá nặng nề.
Trong khi đó Phù Sai đã đánh bại quân Tề ở Ngải Lăng và được sự thừa nhận ngôi vị của các chư hầu trung nguyên. Nghe tin ở nhà có nguy biến, Phù Sai cấp tốc mang quân viễn chinh từ xa trở về, giao chiến bị thua to. Phù Sai sợ hãi phải xin làm phiên thần của Câu Tiễn. Câu Tiễn chấp thuận.
Mặc dù có thời gian hưu chiến nhưng Phù Sai cũng không khắc phục được tình hình vì lúc đó tuổi đã cao, nước Ngô cứ thế mất dần những phần lãnh thổ của mình vào tay hai nước Sở và Việt. Chín năm sau, Câu Tiễn mang quân diệt hẳn nước Ngô vào năm 473 TCN. Phù Sai tự vẫn.
(1) Thái Bá | (2) Trọng Ung | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(3) Quý Giản | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(4) Thúc Đạt | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(5) Chu Chương | Ngu Trọng Ngu quốc | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(6) Hùng Toại | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(7) Kha Tương | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(8) Cường Cưu Di | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(9) Dư Kiều Nghi Ngô | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(10) Kha Lư | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(11) Chu Giao | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(12) Khuất Vũ | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(13) Di Ngô | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(14) Cầm Xử | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(15) Chuyển | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(16) Phả Cao | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(17) Câu Ti | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(18) Khứ Tề | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thọ Mộng ?-586 TCN - 561 TCN | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Liêu ?-527 TCN - 515 TCN | Chư Phàn ? - 561 TCN - 548 TCN | Dư Sái ? - 548 TCN - 544 TCN | Dư Muội ? - 544 - 527 TCN | Quyết Do | Yểm Dư | Chúc Dung | Quý Trát | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thái tử Chư Phàn | Khánh Kỵ | Thông | Hạp Lư ?-515 TCN - 496 TCN | Phu Khái Đường Khê thị ? - 505 TCN- ? | Sính | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chung Luy | Phù Sai ?-496 TCN - 473 TCN | Tử Sơn | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thái tử Hữu | Vương tử Cô Tào | Vương tử Địa | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bảng dưới đây theo Sử ký Tư Mã Thiên, có tham khảo Xuân Thu tả truyện chú của Dương Bá Tuấn. Nước Ngô có tất cả 25 đời vua tính từ Thái Bá:
Tước hiệu | Họ, tên | Sinh, mất | Trị vì | Quan hệ |
---|---|---|---|---|
Ngô Thái Bá | Không rõ tên thật | Bác Chu Văn Vương | ||
Ngô Trọng Ung | Cơ Trọng Ung | Em Thái Bá, và Bác Chu Văn Vương | ||
Ngô Quý Giản | Cơ Quý Giản | Con Trọng Ung | ||
Ngô Thúc Đạt | Cơ Thúc Đạt | Con Qúy Giản | ||
Ngô Chu Chương | Cơ Chu Chương | Con Thúc Đạt | ||
Ngô Hùng Toại | Cơ Hùng Toại | Con Chu Chương | ||
Ngô Kha Tương | Cơ Kha Tương | con Hùng Toại | ||
Ngô Cường Cưu Di | Cơ Cường Cưu Di | con Kha Tương | ||
Ngô Dư Kiều Nghi Ngô | Cơ Dư Kiều Nghi Ngô | Con Cường Cưu Di | ||
Ngô Kha Lư | Cơ Kha Lư | Con Dư Kiều Nghi Ngô | ||
Ngô Chu Giao | Cơ Chu Giao | con Kha Lư | ||
Ngô Khuất Vũ | Cơ Khuất Vũ | Con Chu Giao | ||
Ngô Di Ngô | Cơ Di Ngô | Con Khuất Vũ | ||
Ngô Cầm Xử | Cơ Cầm Xử | Con Di Ngô | ||
Ngô Chuyển | Cơ Chuyển | Con Cầm Xử | ||
Ngô Phả Cao | Cơ Phả Cao | Con Chuyển | ||
Ngô Câu Ty | Cơ Câu Ty | 654 TCN - ? | Con Phả Cao | |
Ngô Khứ Tề | Cơ Khứ Tề | ?-586 TCN | ?-586 TCN | Con Câu Ty |
Ngô Thọ Mộng | Cơ Thọ Mộng | ?-561 TCN | 585 TCN-561 TCN | Con Khứ Tề |
Ngô Chư Phàn | Cơ Chư Phàn | ?-528 TCN | 560 TCN-548 TCN | Con Thọ Mộng |
Ngô Dư Sái | Cơ Dư Sái | ?-531 TCN | 547 TCN-531 TCN [2] 547 TCN - 544 TCN[3] |
Con Thọ Mộng, em Chư Phàn |
Ngô Dư Muội | Cơ Dư Muội | ?-527 TCN | 530 TCN-527 TCN[2] 543 TCN - 527 TCN[3] |
Con Thọ Mộng, em Dư Sái và Chư Phàn |
Ngô Liêu | Cơ Liêu | ?-515 TCN | 526 TCN-515 TCN | Con Dư Muội |
Ngô Hạp Lư | Cơ quang | ?-506 TCN | 514 TCN-496 TCN | Con Chư Phàn |
Ngô Phù Sai | Cơ Phù Sai | ?-473 TCN | 495 TCN-473 TCN | Cháu Hạp Lư |