Trận Hàm Cốc lần thứ hai

Trận Hàm Cốc lần thứ hai
Địa điểm
Cửa ải Hàm Cốc quan
Kết quả Liên quân Ngụy-Hàn-Tề giành chiến thắng, buộc nước Tần cầu hòa
Tham chiến
Tần Ngụy
Hàn
Nước Tề
Chỉ huy và lãnh đạo
Không rõ Mạnh Thường Quân
Khuông Chương
Lực lượng
Không rõ không rõ
Thương vong và tổn thất
không rõ tổn thất về quân số Không rõ

Trận Hàm Cốc lần thứ hai (chữ Hán: 函谷關之戰, Hán Việt: Hàm Cốc quan chi chiến), là cuộc chiến tranh diễn ra vào thời Chiến Quốc nhằm chống lại Tần ở phía tây, kéo dài ba năm từ 298 TCN đến 296 TCN của ba nước chư hầu Sơn Đông là Tề, NgụyHàn.

Nguyên nhân, diễn biến, kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Giữa thời Chiến Quốc, hai nước TầnTề phát triển lớn mạnh, trở thành hai chư hầu mạnh nhất tại Trung Quốc. Sau khi đánh bại quân nước Sởtrận chiến Thùy Sa (301 TCN), quân Tề bắt đầu thực hiện kế hoạch đánh Tần.

Năm 299 TCN, nước Tần thi hành chính sách liên hoành với nước Triệu, cắt đứt quan hệ với Tề, khiến Tề quyết định hợp tung cùng Ngụy, Hàn chống Tần, trong khi đó quân Tần được sự trợ giúp của nước Triệu.

Năm 298 TCN, liên quân ba nước dưới sự chỉ huy của tướng quốc nước TềMạnh Thường Quân[1] tiến đánh cửa ải Hàm Cốc của Tần, buộc quân Tần rút vào cố thủ không dám ra. Sang năm 297 TCN, liên quân ba nước thừa thắng tiếp tục tấn công. Đến năm 296 TCN liên quân đại thắng quân Tần ở Hàm Cốc, rồi tràn sang chiếm thành Diêm Thị. Tần Chiêu Tương vương đành phải cầu hòa, lấy đất Vũ Toại[2] trả cho nước Hàn và Phong Lăng trả cho nước Ngụy[3][4][5].

Trong khi đó tại nước Yên, Yên Chiêu vương căm thù nước Tề, chỉ nuôi chí báo thù Tề chứ không liên minh với Tề[1]. Sau khi đánh bại quân nước Tần, tướng TềKhuông Chương tập hợp liên quân tiến sang nước Yên, đánh bại quân Yên[6]. Trận chiến Hàm Cốc lần thứ hai kết thúc với thắng lợi dành cho liên quân ba nước Tề, Ngụy, Hàn.

Chiến thắng ở Hàm Cốc đã giúp củng cố thế lực của nước Tề, khiến Tề tiếp tục duy trì địa vị bá chủ ở phía đông, trong khi hai nước Hàn, Ngụy lại trở thành mục tiêu báo thù của Tần, dẫn đến trận đại chiến ở Y Khuyết hai năm sau.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sử ký Tư Mã Thiên, thiên Tần bản kỉ
  • Lê Đông Phương, Vương Tử Kim (2007), Kể chuyện Tần Hán, Nhà xuất bản Đà Nẵng

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Lê Đông Phương, Vương Tử Kim, sách đã dẫn, tr 63
  2. ^ Nay thuộc phía tây Lâm Phần, Sơn Tây, Trung Quốc
  3. ^ Sử ký, quyển 5: Tần bản kỉ
  4. ^ Tư Mã Quang. “Tư trị thông giám, quyển 4: Chu kỉ”. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  5. ^ Lê Đông Phương, Vương Tử Kim, sách đã dẫn, tr 64
  6. ^ “Chiến Quốc sách, quyển 29, Yên sách”. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Jinx: the Loose Cannon - Liên Minh Huyền Thoại
Jinx: the Loose Cannon - Liên Minh Huyền Thoại
Jinx, cô nàng tội phạm tính khí thất thường đến từ Zaun, sống để tàn phá mà chẳng bận tâm đến hậu quả.
Vì sao Harry Potter lại được chiếc nón phân loại đánh giá là thích hợp ở nhà Gryffindor lẫn Slytherin?
Vì sao Harry Potter lại được chiếc nón phân loại đánh giá là thích hợp ở nhà Gryffindor lẫn Slytherin?
Hình như mọi người đều nghĩ Harry Potter thích hợp nhất ở nhà Gry và cảm thấy tất cả mọi yếu tố tính cách của Harry đều chính minh cho một Gry thực thụ
[Genshin Impact] Tại sao Eula lại hot đến vậy
[Genshin Impact] Tại sao Eula lại hot đến vậy
Bài viết sẽ tổng hợp mọi nội dung liên quan đến nhân vật mới Eula trong Genshin Impact
Giới thiệu AG Lizbeth - Accountant - Artery Gear: Fusion
Giới thiệu AG Lizbeth - Accountant - Artery Gear: Fusion
Nhìn chung, Lizbeth là một phiên bản khác của Kyoko, máu trâu giáp dày, chia sẻ sát thương và tạo Shield bảo vệ đồng đội, đồng thời sở hữu DEF buff và Crit RES buff cho cả team rất hữu dụng