Nội các được thành lập sau khi cựu Thủ tướng Giuseppe Conte từ chức trong bối cảnh bất ổn chính trị. Sau khi tham vấn với các chính đảng, Tổng thống Sergio Mattarella đã giao cho Draghi nhiệm vụ thành lập một chính phủ "cấp cao", đồng thời kêu gọi tất cả các lực lượng chính trị ủng hộ.[3] Chính phủ mới sẽ phải đương đầu với cuộc khủng hoảng y tế, kinh tế và xã hội do đại dịch COVID-19 gây ra, và quản lý gói kích thích kinh tế Next Generation EU của Liên minh châu Âu.[4][5] Báo giới mô tả đây là chính phủ đoàn kết dân tộc.[6][7][8] Lựa chọn bổ nhiệm Mario Draghi làm thủ tướng được các quan sát viên nước ngoài đón nhận tích cực,[9][10][11][12][13] một số khác thì ngờ vực về tính ổn định của chính phủ kỹ trị mới ở Ý trong tương lai.[14][15][16]
Khủng hoảng chính trị Ý bắt đầu từ ngày 13 tháng 1 năm 2021, khi Italia Viva (IV) hủy bỏ liên minh với nội các Conte II.[18] Chính phủ Conte sau đó đã vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại cả hai viện của quốc hội,[19][20] nhưng không chiếm được đa số tuyệt đối tại Thượng viện [21] Do đó, Thủ tướng Giuseppe Conte đã đệ đơn từ chức lên Tổng thốngSergio Mattarella,[22] người tham vấn với các chính đảng để thành lập chính phủ mới.
Mattarella đề nghị Chủ tịch Hạ việnRoberto Fico nghiên cứu khả năng thành lập liên minh chính phủ M5S – PD – IV – LeU.[28] Nhưng cuộc thảo luận đi vào ngõ cụt chỉ sau một vài ngày, với việc IV bất đồng quan điểm về đường lối chính phủ cũng như bổ nhiệm nội các. Fico do đó đã đưa ra phán quyết tiêu cực vào ngày 2 tháng 2.[29]
Mattarella nhận định chính phủ do Conte lãnh đạo hay liên minh M5S – PD – IV – LeU đều không thể thu hút được đa số. Ngày 3 tháng 2 năm 2021, tổng thống mời cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu ÂuMario Draghi đến Cung điện Quirinal, đồng thời giao cho Draghi thành lập chính quyền mới.[30] Draghi chấp thuận và bắt đầu tham vấn với chủ tịch các viện.[31]
Vào ngày 10 tháng 2, lãnh đạo hai đảng Lega Nord Matteo Salvini và FI Silvio Berlusconi cùng ra tuyên bố ủng hộ nội các Draghi.[32] Ngược lại, lãnh đạo FdI Giorgia Meloni cùng đảng của mình phản đối chính quyền mới.[33]
PD đồng ý gia nhập nội các mới vào ngày 11 tháng 2.[34] Cùng ngày, M5S đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý trực tuyến về việc có nên "ủng hộ một chính phủ kỹ thuật – chính trị... với các lực lượng chính trị khác do thủ tướng Mario Draghi bổ nhiệm hay không", kết quả có 59,3% tán thành.[35]
Vào ngày 12 tháng 2 năm 2021, Draghi gặp mặt Tổng thống Mattarella tại Cung điện Quirinal, đồng thời công bố danh sách bộ trưởng của chính phủ mới. Nội các tuyên thệ nhậm chức vào ngày 13 tháng 2 năm 2021 lúc 11:00 sáng giờ UTC.[36][37] Chính phủ mới có 24 bộ trưởng, gồm 8 nữ và 16 nam, hầu hết đến từ Lombardy và Veneto (miền Bắc nước Ý).[38][39]
Ngày 17 tháng 2 năm 2021, Thượng viện tín nhiệm nội các Draghi với 262 phiếu thuận, 40 phiếu chống và 2 phiếu trắng.[40] Ngày hôm sau, Hạ viện khẳng định sự ủng hộ, với 535 phiếu thuận, 56 phiếu chống và 5 phiếu trắng.[41] Đây là nội các chiếm đa số lớn thứ ba trong lịch sử Cộng hòa Ý sau nội các Monti và sau nội các Andreotti IV.[42]
Bỏ phiếu tín nhiệm nội các Draghi 17–18 tháng 2 năm 2021
^Pérez, Claudi; Verdú, Daniel (ngày 3 tháng 2 năm 2021). “Draghi, un tecnócrata al rescate de Italia”. EL PAÍS (bằng tiếng Tây Ban Nha). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
Philippines GDP gấp rưỡi VN là do người dân họ biết tiếng Anh (quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về số người nói tiếng Anh) nên đi xklđ các nước phát triển hơn