Ngày Thế giới chống Kiểm duyệt Internet

Ngày Thế giới chống Kiểm duyệt Internet
Tên chính thứcWorld Day Against Cyber Censorship
Cử hành bởiToàn thế giới
KiểuNgày hành động
Ý nghĩaKêu gọi tự do Internet và tự do báo chí
Ngày12 tháng 3 hàng năm

Ngày Thế giới chống Kiểm duyệt Internet là một sự kiện trực tuyến được tổ chức hàng năm vào ngày 12 tháng 3 nhằm quy tụ sự ủng hộ về một môi trường Internet đơn nhất, không bị hạn chế mà mọi người có thể truy cập vào bất cứ đâu, đồng thời phơi bày các động thái ngăn chặn và kiểm duyệt tự do ngôn luận trực tuyến do chính phủ các nước trên thế giới tiến hành.[1] Sự kiện đến với công chúng lần đầu tiên vào ngày 12 tháng 3 năm 2008 theo lời đề nghị của các tổ chức Phóng viên không biên giới (RWB) và Ân xá Quốc tế. Một bức thư do Jean-François Julliard, Tổng thư ký Phóng viên không biên giới, và Larry Cox, một giám đốc của Ân xá Quốc tế, viết và gửi đến cho các giám đốc điều hành của Google, Yahoo!Microsoft nhằm thỉnh cầu cử hành ngày sự kiện này.[2] Biểu trưng của sự kiện thường niên được Phóng viên không biên giới thiết kế, lấy hình ảnh một con chuột máy tính được giải thoát khỏi móc khóa.[3]

Giải Netizen

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải Netizen RWB 2011

Mỗi năm vào Ngày Thế giới chống Kiểm duyệt Internet, Phóng viên không biên giới trao tặng giải Netizen để vinh danh những cá nhân người dùng Internet, người viết blog, nhà bất đồng chính kiến trên Internet, hoặc những tập thể đã đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ quyền tự do thể hiện trực tuyến.[4][5] Tính từ năm 2010, giải này đã được trao cho:

  • 2010: trao tặng các nhà hoạt động vì nữ quyền người Iran của trang web Change for Equality, www.we-change.org.[6]
  • 2011: trao tặng những người sáng lập nhóm viết trang blog Nawaat.org người Tunisia.[7]
  • 2012: trao tặng cho các nhà báo thường dân và nhà hoạt động nhân quyền người Syria tại Trung tâm báo chí của Ủy ban điều phối địa phương.[8]
  • 2013: trao tặng cho người viết blog Huỳnh Ngọc Chênh của Việt Nam.[9]
  • 2014: trao tặng cho người viết blog Raif Badawi của Ả Rập Saudi.[10]

Danh sách kẻ thù của Internet

[sửa | sửa mã nguồn]

Song song với các hoạt động trong Ngày Thế giới chống Kiểm duyệt Internet, Phóng viên không biên giới cập nhật danh sách "Kẻ thù của Internet" và "Các quốc gia bị giám sát" của tổ chức này.[11][12]

"Kẻ thù của Internet" được giới thiệu lần đầu vào năm 2006,[13] trong đó phân loại các quốc gia căn cứ theo tuyên bố "tất cả những quốc gia này ghi dấu chính họ không chỉ qua quyền hạn của họ trong việc kiểm duyệt tin tức và thông tin trực tuyến mà còn qua sự đàn áp gần như có hệ thống của họ lên người dùng Internet."[14] "Các quốc gia bị giám sát" được bổ sung vào năm 2007.[15]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “March 12: 'World Day Against Cyber-Censorship'. The Atlantic (bằng tiếng Anh). 12 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ Copy of a letter Lưu trữ 2009-03-20 tại Wayback Machine dated ngày 6 tháng 3 năm 2009 from Jean-Francois Julliard, Secretary-General of Reporters Without Borders, and Larry Cox, Executive Director of Amnesty International, to Eric Schmidt, Chief Executive Officer, Google, Carol Bartz, Chief Executive Officer, Yahoo!, Inc., and Steve Ballmer, Chief Executive Officer, Microsoft Corporation.
  3. ^ “World Day Against Cyber Censorship”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2015.
  4. ^ "March 12: World Day Against Cyber-Censorship", Maira Sutton, Electronic Frontier Foundation, 12 tháng 3 năm 2012.
  5. ^ "Phóng viên không biên giới: For Freedom of Information" Lưu trữ 2013-01-22 tại Wayback Machine, Brochure, Phóng viên không biên giới, 16 tháng 4 năm 2012.
  6. ^ “Iranian women's rights activists win first [[Phóng viên không biên giới]] netizen prize with support from Google”. Phóng viên không biên giới. 13 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2012. Truy cập 31 tháng 7 năm 2012. Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)
  7. ^ Phóng viên không biên giới (25 tháng 3 năm 2011). “Netizen Prize 2011”. Phóng viên không biên giới. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2013. Truy cập 11 tháng 3 năm 2013.
  8. ^ "Syrian citizen journalists and activists capture 2012 Netizen Prize" Lưu trữ 2016-03-13 tại Wayback Machine, Phóng viên không biên giới, 13 tháng 3 năm 2012.
  9. ^ "Phóng viên không biên giới Awards Vietnamese blogger Huynh Ngoc Chenh" Lưu trữ 2016-03-20 tại Wayback Machine, Phóng viên không biên giới, 7 tháng 3 năm 2013.
  10. ^ "Phóng viên không biên giới - TV5Monde Prize for Press Freedom" Lưu trữ 2014-12-03 tại Wayback Machine, Phóng viên không biên giới, 5 tháng 11 năm 2014
  11. ^ "Reporters Without Borders releases 'Enemies of the Internet' list", France24 (France Médias Monde), ngày 13 tháng 3 năm 2014.
  12. ^ “First Online Free Expression Day launched on Reporters Without Borders website”. Reports Without Borders. ngày 12 tháng 3 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2012.
  13. ^ List of the 13 Internet enemies Lưu trữ 2010-05-22 tại Wayback Machine Reporters Without Borders (Paris), 11 July 2006.
  14. ^ "Internet enemies" Lưu trữ 2009-03-16 tại Wayback Machine, Reporters Without Borders (Paris), 12 March 2009.
  15. ^ Web 2.0 versus Control 2.0. Lưu trữ 2010-03-14 tại Wayback Machine Reporters Without Borders (Paris), 18 March 2010.
  16. ^ a b Internet Enemies Lưu trữ 2012-03-23 tại Wayback Machine, Reporters Without Borders (Paris), 12 March 2012
  17. ^ "Internet Enemies" Lưu trữ 2014-03-12 tại Wayback Machine, Enemies of the Internet 2014: Entities at the heart of censorship and surveillance, Reporters Without Borders (Paris), 11 March 2014. Truy cập 24 June 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan