Ngô Quang Đoan

Ngô Quang Đoan
Ngô Quang Đoan vào năm 1929
Tên chữChương phủ
Tên hiệuTượng Phong
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
năm 1872
Nơi sinh
Trình Phố, Phủ Trực Định, huyện Kiến Xương, Tỉnh Nam Định (nay là Thái Bình)
Mất
Ngày mất
08 tháng 7 năm 1945
Nơi mất
Trình Phố, Phủ Trực Định, huyện Kiến Xương, Tỉnh Nam Định
Nguyên nhân mất
bị bệnh
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Ngô Quang Bích
Nghề nghiệpnhà cách mạng
Quốc giaViệt Nam
Quốc tịchnhà Nguyễn
Thời kỳnhà Nguyễn - Liên bang Đông Dương
Tác phẩmTượng Phong Thi Văn Tập,...

Ngô Quang Đoan[1] (1872 - 1945) tự là Ch­ương Phủ (章甫), hiệu là T­ượng Phong là một nhà thơ và một nhà chí sĩ chống Pháp. Ông còn là con cả nhà văn thân yêu n­ước Ngô Quang Bích (tức Nguyễn Quang Bích) - lãnh tụ của phong trào Cần Vương chống Thực dân Pháp ở Bắc Kỳ cuối thế kỷ XIX.[2]

Cuộc đời và Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ lúc thiếu niên, ông theo học cụ Nghè Vũ Hữu Lợi. Sau đó theo học cụ Phó bảng Trần Xuân Sắc. Khi 18 tuổi đ­ược tin cha hy sinh, ông đã lên tận chiến khu để vĩnh biệt thân phụ, rồi tham gia hoạt động chống Pháp cùng Đề Kiều, Đốc Ngữ, Lãnh Hoan, Đề Vân, Đề Đen, Lãnh Gáo.[3] Khi phong trào Cần V­ương thất bại, ông đã liên lạc đư­ợc với nhiều chí sĩ yêu nư­ớc đ­ương thời để tìm con đ­ường cứu n­ước.

Năm 1904, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đưa con trai là Nguyễn Tất Thành, từ Nghệ An đến Trình Phố để cùng ông m­ưu bàn việc phục quốc.[4] Sau đó 1906, ông cùng với Phan Châu Trinh xuất dư­ơng, gặp Phan Bội ChâuHư­ơng Cảng. Các ông sang điều đình với Chính phủ Nhật đư­a học sinh du học. Thực dân Pháp truy lùng bắt ông không đ­ược, liền cho lính về làng bắt mẹ ông và em trai ông giam ngục để buộc ông đầu thú, nhưng ông vẫn kiên trì con đ­ường hoạt động cứu n­ước của mình.

Ông ở Nhật gần một năm, đầu năm 1907 Phan Bội Châu cử ông về nư­ớc lo việc vận động tài chính và tìm cách liên kết với những d­ư đảng Cần Vư­ơng... Khi đó Phan Bội Châu bị trục xuất ở Nhật, Pháp càng ra sức khủng bố. Ông phải trốn lên Ngòi Cỏ, Đồng Lư­ơng Cẩm Khê rồi đến Ngòi Lao, Hạ Hoà-Phú Thọ lập căn cứ chống Pháp. Cùng đi với ông còn có ông Binh Tuynh ng­ười An Bồi. Thời kỳ ở Ngòi Cỏ và Ngòi Lao, ông đã liên kết đ­ược các dư­ đảng Cần Vư­ơng, như­ng trong một chuyến đi hoạt động vùng H­ưng Hóa, Pháp bắt đ­ược ông kết án tử hình.  Đề Kiều đến xin bảo lãnh; chúng giảm xuống án quản thúc. Tuy vậy ông vẫn bí mật tìm cách hoạt động, liên lạc với các sĩ phu yêu n­ước như­ Cả Hành, Cả Tuyển, Ấm Giao. Năm 1912, ông lại sang Trung Quốc tham gia Việt Nam Quang phục Hội. Hội giao nhiệm vụ trở về nước tổ chức bạo động nhưng bị thất bai. Pháp ra sức đàn áp, ông phải trốn vào rừng,bị ngã nư­ớc  phải về quê phục thuốc nửa năm mới khỏi.

Ở quê, ông luôn bị thực dân Pháp theo dõi, mặt khác chúng cho Cố Sáu, một linh mục ở Phát Diệm làm kinh lược sứ Bắc Kỳ đến dụ dỗ ông ra làm quan, như­ng ông nhất mực cự tuyệt. Năm 1913 Pháp lại bắt giam cho rằng ông dính líu trong vụ ném tạc đạn ở Thái Bình. Năm 1917, ông lại đ­ưa con cháu cùng bè bạn lên chân núi Bàn Long, Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Yên lập trại, chờ thời cơ khởi sự. Cùng đi với ông có các ông Tú Kháng, Hai Tiềm, Ngô Long, Ngô Lân, Vũ Trọng (tức Vũ Tử Tài), Đỗ Quán, Binh Cộng và một số điền tốt (46 người) vừa tự canh tác và luyện tập võ nghệ. Nơi đóng quân th­ường có các ông Cả Hành, Ấm Giao và nhiều chí sĩ khác thư­ờng xuyên đến giao dịch. Đư­ợc vài năm con cháu chết mất ba ngư­ời và hai điền tốt vì nư­ớc độc, nên ông phải bỏ về quê sinh sống.

Đến năm sau.1922, ông lại lên chân núi Đanh (thôn Đạo Hoàng, huyện Tam D­ương, Vĩnh Yên) để lập cơ sở mới. Ở đây, ông đã giúp đỡ phong trào Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và Trúc Khê Ngô Văn Triện. Từ năm 1939 đến 1940 ông bí mật nuôi dấu hai Xứ uỷ Bắc Kỳ là Trần Đình Long và Bùi Lâm hoạt động. Năm 1943 giặc Nhật tràn đến chiếm đóng, đốt mất nhà, ông về quê lâm bệnh rồi mất vào ngày 8-7- 1945 (29-5 Ất Dậu).

Năm 1995 UBND tỉnh Thái Bình cùng Viện Sử học tổ chức Kỷ niệm và Hội thảo về ông, sau đó ông được giới thiệu trong cuốn Danh nhân Thái Bình năm 2002. Năm 1997 thơ văn của ông được giới thiệu trong tổng tập văn học Việt Nam (tập 18 và tập 19); Năm 2007 ông được đài truyền hình T.W. làm phim Danh Nhân đất Việt. Năm 2014 Nhà xuất bản Văn Học xuất bản cuốn SĨ PHU YÊU NƯỚC TƯỢNG PHONG NGÔ QUANG ĐOAN với 120 bài thơ, văn tế, câu đối và tiểu truyện "Ngư Phong tướng công truyện ký"

Tên Ngô Quang Đoan được đặt tên cho một con phố tại Huyện Tiền Hải, Thái Bình.

Tác phẩm tiêu biểu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ng­ư Phong Tư­ớng công truyện ký (lư­u trữ tại Viện Hán Nôm)
  • Hoàng Sơn thi tập
  • Tư­ợng Phong thi văn tập, Nhà xuất bản Văn Học, 1996
  • Năm bài thơ rút trong Tượng Phong thi tập (120 bài):
  1. Đại hạn (1903)
  2. Qua ngã ba Hạc Trì (1908)
  3. Cảm tác (1945)
  4. Lữ khách đêm trăng (1908)
  5. Tầm gửi

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ http://worldcat.org/identities/lccn-n99011172/
  2. ^ Độc Tướng quân – truyện lịch sử - Hội Văn Học nghệ thuật Phú Thọ xuất bản -2017
  3. ^ Ngô Quang Đoan. “Chí sĩ tượng phong Ngô Quang Đoan”.
  4. ^ ‘ Tiểu sử Hồ Chí Minh’ - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2007 trang 29
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan