Người Việt tại Đài Loan

Người Việt tại Đài Loan
Tổng dân số
224.000 (2018)[1]
Khu vực có số dân đáng kể
Đài Loan
Ngôn ngữ
Tiếng Việt, Tiếng Quan thoại Đài Loan hay Tiếng Phúc Kiến Đài Loan
Tôn giáo
Phật giáo, Kitô giáo
Sắc tộc có liên quan
Việt kiều
Người Việt tại Đài Loan
Tên tiếng Trung
Tiếng Trung在台越南人
Tên tiếng Việt
Tiếng ViệtNgười Việt tại Đài Loan

Người Việt tại Đài Loan hay Người Đài Loan gốc Việt, có số lượng tương đối lớn so với những người nước ngoài khác ở đây. Có khoảng 80.000 người Việt NamĐài Loan tính đến năm 2006; trong số đó 60.000 là người giúp việc trong gia đình, 16.000 làm việc tại các nhà máy và 2.000 còn lại làm các công việc khác. Họ chiếm khoảng 21% trong số các công nhân nước ngoài tại hòn đảo này[2]; trong số đó 42% làm việc tại các thành phố Đài Bắc, Tân Bắc (thành phố bao quanh Đài Bắc) và Đào Viên ở miền bắc Đài Loan. Đồng thời, có khoảng 118.300 người phụ nữ Việt Nam đã kết hôn với những người đàn ông bản xứ thông qua các dịch vụ môi giới kết hôn quốc tế kể từ năm 2005. Họ bao gồm những người Việt di cư đến sinh sống ở Đài Loan và những công dân Đài Loan sinh ra ở đó là con lai gốc Việt hoặc có cha mẹ người Việt.

Xuất khẩu lao động

[sửa | sửa mã nguồn]

Đài Loan là một địa điểm quan trọng cho lao động xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt trong công nghiệp nặng và ngư nghiệp. Năm 2002, lao động Việt Nam tại Đài Loan chiếm khoảng 28,5% (13.200 người) trong số 46.200 người Việt Nam đang lao động ở nước ngoài, khiến Đài Loan làm nước đứng thứ nhì, trước Lào và chỉ sau Malaysia; ngay cả sau khi xuất khẩu lao động Việt Nam đến Hàn QuốcNhật Bản đã giảm bớt, Đài Loan vẫn giữ vị trí quan trọng của mình[3].

Từ khi Hội đồng Lao động của Đài Loan cho phép thuê mướn người Việt Nam năm 1999, ô-sin Việt Nam bắt đầu chiếm tỷ lệ lớn của phụ nữ Việt Nam tại Đài Loan. Giữa những năm 2000 và 2003, số người ô-sin Việt Nam đã tăng gấp 15 lần, từ 2.634 người đến 40.397 người, biến họ trở thành nhóm ô-sin lớn thứ nhì theo quốc gia, cao hơn cả người Philippines và sau người Indonesia; họ chiếm khoảng 1/3 tổng số người giúp việc tại gia ở đảo này. Người Philippines trước đây là nhóm giúp việc lớn nhất, vì kiến thức tiếng Anh của họ cho phép họ làm người dạy kèm lý tưởng cho con cháu trong gia đình họ giúp việc. Tuy nhiên, kiến thức tiếng Anh tốt của họ làm quan hệ chủ-tớ mất cân bằng vì các người chủ ít có kiến thức tiếng Anh; người Việt và người Indonesia được chọn vì họ có ít kiến thức tiếng Anh hơn, và vì thế họ có ít khả năng lập nhóm và tìm hiểu thông tin ở ngoài xã hội Đài Loan hơn[4].

Đến năm 2004, Việt Nam đã xuất khẩu 37.700 lao động đến Đài Loan hằng năm, hầu hết làm người giúp việc nhà và nhân viên bệnh viện. Tuy nhiên, trong năm 2005, chính phủ Đài Loan đã ra lệnh ngừng tuyển người Việt vì người Việt có tỷ lệ bỏ việc cao nhất trong tất cả các người châu Á tại Đài Loan. Đến năm sau, Đài Loan và Việt Nam đã thương lượng lại hợp đồng cho lao động Việt Nam, kéo dài thời gian làm việc từ ba đến sáu năm và cắt bớt thủ tục, và lập ra một chính sách chính thức để người lao động có thể than phiền về các người chủ; tuy nhiên, số tiền đặc cọc cũng được tăng lên, nhằm giảm tỷ lệ bỏ hợp đồng của các lao động[2].

Kết hôn

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù bất hợp pháp, các dịch vụ làm mai mối quốc tế vẫn phổ biến tại Việt Nam; tính đến năm 2005, 118.300 phụ nữ Việt Nam, phần lớn từ miền Nam, đã kết hôn với người Đài Loan. Từ năm 2001, phụ nữ Việt Nam đã chiếm 49% số cô dâu nước ngoài tại Đài Loan. Tuổi trung bình của họ là giữa 25 và 26 tuổi, trong khi tuổi trung bình của chú rể là 36; 54% đến từ Thành phố Hồ Chí Minh. 73% là người Kinh, trong khi số còn lại 27% là người Hoa[5]. 72.411 (60%) trong tất cả các cô dâu Việt Nam tại Đài Loan trong năm 2005 đã kết hôn trong vòng 10 năm trước. Phụ nữ Việt Nam cưới chồng Đài Loan chiếm 85% trong số 11.973 người nhập quốc tịch Trung Hoa Dân quốc năm 2006.

Chính phủ Việt Nam đã tạo một số quy định về hôn nhân quốc tế giữa 2002 và 2005, trong đó có việc cấm kết hôn nếu chênh lệch tuổi quá cao, và đòi hỏi các người cưới nhau phải có một ngôn ngữ tương đồng.

Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cũng muốn hạn chế việc di cư theo diện hôn nhân, nhưng khác với chính phủ Việt Nam, chỉ có thể sửa đổi chính sách thị thực. Họ đã thay đổi chính sách này: trước kia họ đã phỏng vấn từng người để cấp thị thực, rồi đổi thành phỏng vấn nhóm vào năm 1999; năm 2005, họ hạn chế 20 lần phỏng vấn mỗi ngày. Đến năm 2007, số cô dâu đã giảm bớt từ cao điểm 14.000 mỗi năm thành 1/3 số lượng đó[6].

Theo Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, khoảng 3.000 phụ nữ Việt Nam từng kết hôn với người Đài Loan đã trở thành người không có quốc tịch sau khi ly dị; họ đã từ bỏ quốc tịch Việt Nam để nhập tịch Trung Hoa Dân quốc sau khi lấy chồng, nhưng lại trở về Việt Nam sau khi ly dị và từ bỏ quốc tịch Trung Hoa Dân quốc khi điền đơn xin lại quốc tịch Việt Nam. Con cái họ, vì chỉ có quốc tịch Trung Hoa Dân quốc và chưa bao giờ từng có quốc tịch Việt Nam, không thể nhập học trong các trường công tại Việt Nam[6].

Nhân vật

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 108年6月底在臺合法居留外僑人數76.4萬人 - 國情統計通報
  2. ^ a b “Demand for Vietnamese labour goes up in Taiwanese market”. Vietnamnet Bridge. Vietnam News Agency. ngày 12 tháng 12 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2008.
  3. ^ Labour Migration in Asia: Trends, Challenges and Policy Responses in Countries of Origin. International Organisation for Migration. 2003. tr. tr. 2004-2005. ISBN 92-9068-177-2.
  4. ^ Lan, Pei-Chia (2006). Global Cinderellas: Migrant Domestics And Newly Rich Employers in Taiwan. Duke University Press. tr. tr. 51, 69–79. ISBN 0-8223-3742-8.
  5. ^ Vương, Hồng Nhân (tháng 3 năm 2001). “社會階層化下的婚姻移民與國內勞動市場:以越南新娘為例 (Social Stratification, Vietnamese Partners Migration and Taiwan Labour Market)”. Taiwan: A Radical Quarterly in Social Studies (bằng tiếng Trung) (41): 99–127. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2008.
  6. ^ a b Chung, Chin-lung (ngày 12 tháng 12 năm 2007). “聯合國刊物報導 嫁台越南新娘淪為無國籍困境 (United Nations report: Vietnamese brides married to Taiwan men fall into the trap of statelessness)”. Radio Taiwan International (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2008.

Tạp chí học thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Trạng thái Flow - Chìa khóa để tìm thấy hạnh phúc
Trạng thái Flow - Chìa khóa để tìm thấy hạnh phúc
Mục đích cuối cùng của cuộc sống, theo mình, là để tìm kiếm hạnh phúc, dù cho nó có ở bất kì dạng thức nào
Review phim Our Beloved Summer (2021) - Mùa Hè Dấu Yêu Của Chúng Ta
Review phim Our Beloved Summer (2021) - Mùa Hè Dấu Yêu Của Chúng Ta
Mình cũng đang đổ đứ đừ đừ phim này và ngóng trông tập mới tối nay đây. Thực sự mê mẩn luôn ấy. Nó có sự cuốn hút khó tả luôn ấy
Tại vì sao lyrics nhạc MCK suy nhưng vẫn hay đến như vậy?
Tại vì sao lyrics nhạc MCK suy nhưng vẫn hay đến như vậy?
Nger vốn gắn liền với những bản tình ca, nổi nhất với lũ GenZ đời đầu chúng tôi khi đó là “Tình đắng như ly cafe” ft cùng Nân
[Genshin Impact] Giới thiệu Albedo - Giả thuật sư thiên tài
[Genshin Impact] Giới thiệu Albedo - Giả thuật sư thiên tài
Chuyện kể rằng, một ngày nọ, khi đến Mondstadt, anh ấy nhanh chóng được nhận làm "Hội Trưởng Giả Kim Thuật Sĩ" kiêm đội trưởng tiểu đội điều tra