Nguyễn Đăng Quang (doanh nhân)

Nguyễn Đăng Quang
Sinh23 tháng 8, 1963 (61 tuổi)
Quảng Trị, Việt Nam
Quốc tịchViệt Nam
Dân tộcKinh
Quê quánViệt Nam
Phối ngẫuNguyễn Hoàng Yến
Cha mẹ
  • Nguyễn Quý Định (mẹ)
Người thânNguyễn Thu Hồng (em gái)

Nguyễn Đăng Quang (sinh năm 1963) là doanh nhân, tỷ phú USD người Việt[1]. Ông hiện là nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Masan,[2] phó chủ tịch thứ nhất trong Hội đồng quản trị Techcombank từ tháng 4 năm 2016 đến nay.

Trước đó, ông đóng vai trò thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng Techcombank từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 3 năm 2016 và Phó Chủ tịch thứ nhất từ tháng 5 năm 2008 đến tháng 4 năm 2014. Trước khi tham gia HĐQT, ông Nguyễn Đăng Quang đã có hơn 20 năm kinh nghiệm điều hành và quản trị ở nhiều vị trí quản lý khác nhau tại Techcombank từ năm 1995.[3]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông Nguyễn Đăng Quang sinh năm 1963 ở Quảng Trị, có thời gian dài học tập và sinh sống ở Đông Âu.

Ông tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) của Đại học Kinh tế Quốc dân PlekhanovTiến sĩ khoa học Công nghệ tại Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Belarus.[3]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông bắt đầu khởi nghiệp từ những năm 1990 sau thời gian học tập tại Nga thông qua việc bán mì gói cho những người Việt sinh sống tại đây.

Sau một thời gian, đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất với công suất 30 triệu gói mì mỗi tháng và sau đó mở rộng đầu tư sang đậu nành, cá và tương ớt.

Đến năm 2002, ông đưa Masan trở về quê nhà bằng việc tung ra thị trường sản phẩm đầu tiên: nước tương Chin-su và cũng chính là thời điểm đánh dấu sự có mặt của Masan ở Việt Nam.

Không dừng lại ở thị trường trong nước, tham vọng chiếm lĩnh thị trường nước ngoài đã được Masan chỉ rõ bằng cái bắt tay với đối tác chiến lược với Singha (Singha Asia Holding Pte Ltd) của Thái Lan năm 2015. Masan tuyên bố sẽ mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống ra các nước ASEAN.

Cuối tháng 9 năm 2016, Masan tung sản phẩm nước mắm với tên gọi "Chin-Su Yod Thong" cho thị trường Thái Lan và cạnh tranh với hàng trăm sản phẩm cùng loại ở "thủ phủ của nước mắm". Ngoài việc giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc của Tập đoàn Masan, ông Nguyễn Đăng Quang còn là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của Techcombank, Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo.[4]

Kết thúc năm tài chính 2017, doanh thu thuần của công ty đạt hơn 37.621 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 11.632 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2018, MSN ghi nhận doanh thu thuần 26.630 tỷ đồng; giảm 3% so với cùng kỳ, lãi trước thuế tăng gấp 2,67 lần lên 4.804 tỷ đồng. Theo đó, MSN đã thực hiện được 56,65% kế hoạch doanh thu đề ra tại Đại hội cổ đông năm 2018. Sau 3 quý, tổng tài sản của công ty tăng 2,02%, đạt 64.815 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm 20,77% chủ yếu là hàng tồn kho 4.913 tỷ đồng. Tài sản dài hạn chủ yếu là tài sản cố định 18.592 tỷ đồng. Công ty đang có 42.542 tỷ đồng nợ phải trả, trong đó chủ yếu là vay và nợ thuê tài chính dài hạn 26.756 tỷ đồng.[5]

Năm 2018, trang tin Bloomberg cũng đề cập đến việc ông Quang sở hữu khối tài sản trị giá 1,2 tỉ USD. Bloomberg đặt biệt danh cho ông chủ Masan là "ông trùm" hàng tiêu dùng Việt Nam và nhấn mạnh con đường trở thành tỷ phú dựa trên mục tiêu đưa nước mắm và các đồ gia vị "bắt buộc phải có" vào trong căn bếp của mọi hộ gia đình Việt Nam. Thời điểm này ông Quang đang sở hữu 377,596 triệu cổ phiếu MSN, tương đương với 32,46% vốn điều lệ Masan Group.

Ngoài ra, vợ ông Nguyễn Đăng Quang là bà Nguyễn Hoàng Yến đang nắm giữ 42.415.234 cổ phiếu MSN, tương đương với 3,65 % vốn điều lệ Masan Group. Mẹ ông Nguyễn Đăng Quang là bà Nguyễn Quý Định đang nắm giữ 1,99 triệu phiếu MSN, tương đương 3,65% vốn điều lệ Masan Group. Dù không trực tiếp nhưng thông qua công ty liên quan và người thân, ông Nguyễn Đăng Quang đang nắm giữ tới gần 40% vốn điều lệ tại Masan Group.[4]

Tháng 2 năm 2019, Nguyễn Đăng Quang có tên trong danh sách 5 tỉ phú USD người Việt Nam của tạp chí Forbes.[1]

Từ cuối năm 2019, ông Nguyễn Đăng Quang đã có đơn xin rút khỏi ban lãnh đạo Masan Resources. Masan Resources là công ty con của tập đoàn Masan hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản với sản phẩm chủ lực là wolfram. Cổ đông lớn nhất tại Masan Resources là Công ty Cổ phần Tầm nhìn Masan với tỷ lệ sở hữu lên tới 96%. Sau khi tỷ phú Nguyễn Đăng Quang thôi chức, HĐQT Masan Resources sẽ còn lại 4 thành viên. Chủ tịch công ty là ông Danny Le, sinh năm 1984, người vừa được bổ nhiệm làm tổng giám đốc tập đoàn Masan ngày 19 tháng 6 năm 2020.[6]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Việt Nam có 5 tỷ phú trong danh sách thế giới”. VnExpress. 2019-03-05. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2019.
  2. ^ “Nguyễn Đăng Quang”. s.cafef.vn. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2019.
  3. ^ a b Giới thiệu Hội đồng Quản trị
  4. ^ a b “Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang: Từ bán mì gói đến tỉ phú đô la”. Lao động. LĐO. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  5. ^ “Gia sản khủng của nhân vật sẽ là tỷ phú USD thứ 5 của Việt Nam”. Lao động. LĐO. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  6. ^ “Ông Nguyễn Đăng Quang rút khỏi ban lãnh đạo Masan Resources”. Zing. Việt Đức. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Epsilon: the Precision - The Eminence In Shadow
Nhân vật Epsilon: the Precision - The Eminence In Shadow
Epsilon (イプシロン, Ipushiron?) (Έψιλον) là thành viên thứ năm của Shadow Garden, là một trong "Seven Shadows" ban đầu.
Hướng dẫn sử dụng Odin – Thor's Father Valorant
Hướng dẫn sử dụng Odin – Thor's Father Valorant
Trong không đa dạng như Rifle, dòng súng máy hạng nặng của Valorant chỉ mang tới cho bạn 2 lựa chọn mang tên hai vị thần
[Review sách] Ba người thầy vĩ đại - Ba câu hỏi giúp bạn tìm ra giá trị đích thực của cuộc sống
[Review sách] Ba người thầy vĩ đại - Ba câu hỏi giúp bạn tìm ra giá trị đích thực của cuộc sống
Ba người thầy vĩ đại là một tác phẩm hư cấu chứa đựng nhiều bài học sâu sắc được viết bởi Robin Sharma, một trong những nhà diễn giả hàng đầu về lãnh đạo, phát triển bản thân và quản trị cuộc sống.
Viễn cảnh đầu tư 2024: giá hàng hóa leo thang và “chiếc giẻ lau” mới của Mỹ
Viễn cảnh đầu tư 2024: giá hàng hóa leo thang và “chiếc giẻ lau” mới của Mỹ
Lạm phát vẫn ở mức cao khiến FED có cái cớ để tiếp tục duy trì thắt chặt, giá cả của các loại hàng hóa và tài sản vẫn tiếp tục xu hướng gia tăng